Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
60897

Sự suy tàn và sụp đổ của đế quốc Mỹ!

Đây là bài viết của 2 tác giả Medea Benjamin và Nicolas JS Davies. Medea Benjamin là đồng sáng lập của tổ chức CODEPINK vì Hòa bình, là tác giả của một số cuốn sách, bao gồm “Bên trong Iran: Lịch sử thực sự và Chính trị của Cộng hòa Hồi giáo Iran”. Nicolas JS Davies là nhà báo độc lập, nhà nghiên cứu của CODEPINK và là tác giả của cuốn sách “Máu ở trên tay: tội ác hủy diệt của Hoa Kỳ ở Iraq”. Bài viết từ góc nhìn của các tác giả tố cáo bản chất đế quốc của Hoa kỳ cho ta thêm góc nhìn về nước Mỹ, được ông Ngô Mạnh Hùng biên dịch
Có thể là tranh biếm họa
===
Vào năm 2004, nhà báo Ron Susskind đã dẫn lời một cố vấn Nhà Trắng của Bush, là Karl Rove, khoe khoang rằng: “Giờ đây, chúng ta là một đế chế và khi chúng ta hành động, chúng ta tạo ra thực tế của riêng mình”. Ông ta bác bỏ giả định của Susskind rằng chính sách công phải bắt nguồn từ cộng đồng và dựa trên thực tế”. Ông ta thuyết phục Susskind rằng “Chúng tôi là những diễn viên của lịch sử, và các bạn, tất cả các bạn, sẽ chỉ có thể nghiên cứu những gì chúng tôi làm”.
Mười sáu năm sau, các cuộc chiến tranh và tội ác chiến tranh của Mỹ do chính quyền Bush phát động đã lan rộng ra phạm vi vô tận, hỗn loạn và bạo lực; sự kết hợp lịch sử giữa tội ác và thất bại này đã làm suy yếu sức mạnh và uy quyền quốc tế của Mỹ. Trở lại trung tâm đế quốc, ngành tiếp thị chính trị mà Rove và các đồng nghiệp của ông ta tham gia đã đạt được thành công trong việc chia rẽ và thống trị trái tim, khối óc của người Mỹ chứ không phải là người Iraq, Nga hay Trung Quốc.
Điều mỉa mai đối với những học thuyết đế quốc của chính quyền Bush là thực ra Mỹ vốn đã là một đế chế ngay từ khi mới thành lập, và việc sử dụng chính trị của một nhân viên Nhà Trắng nói trên đối với thuật ngữ “đế chế” vào năm 2004 không phải là biểu tượng của một đế chế mới đang trỗi dậy như ông ta tuyên bố, mà là của một đế chế đang khủng hoảng, suy tàn, mù quáng rơi vào vòng xoáy chết chóc đau đớn.
Không phải lúc nào người Mỹ cũng không biết đến bản chất đế quốc của những tham vọng của đất nước họ. George Washington đã từng mô tả New York là “trụ sở của một đế chế” và chiến dịch quân sự của ông ta chống lại các lực lượng Anh ở đó là “con đường dẫn đến đế chế”. Người dân New York háo hức đón nhận danh tính tiểu bang của họ là Empire State, hiện vẫn được lưu giữ trong Tòa nhà Empire State và trên biển số xe của Tiểu bang New York.
Việc mở rộng lãnh thổ của Mỹ thông qua thôn tính các vùng đất của người Mỹ bản địa, việc mua bán Louisiana và sáp nhập miền bắc Mexico trong Chiến tranh Mexico-Mỹ đã xây dựng một đế chế vượt xa đế chế mà George Washington đã xây dựng. Nhưng sự bành trướng của đế quốc này gây tranh cãi nhiều hơn những gì mà hầu hết người Mỹ có thể nhận ra: đã có 14/52 thượng nghị sĩ Hoa Kỳ bỏ phiếu chống lại hiệp ước năm 1848 về việc sáp nhập hầu hết Mexico vào Mỹ. Nếu không có “hiệp ước” này thì ngày nay người Mỹ vẫn có thể đến thăm California, Arizona, New Mexico, Texas, Nevada, Utah và hầu hết Colorado như những điểm du lịch kỳ thú thuộc Mexico.
Trong quá trình phát triển hoàn thiện của đế quốc Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nhà lãnh đạo của nó đã hiểu rõ kỹ năng và sự khôn khéo cần thiết để thực hiện quyền lực đế quốc trong một thế giới hậu thuộc địa. Không một quốc gia đấu tranh giành độc lập nào từ Anh hay Pháp sẽ chào đón những kẻ xâm lược đế quốc từ Mỹ. Vì vậy, các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ đã phát triển một hệ thống chủ nghĩa thực dân mới, qua đó họ thực hiện chủ quyền đế quốc bao trùm trên phần lớn thế giới, đồng thời tránh những thuật ngữ như “đế quốc” hoặc “chủ nghĩa đế quốc” sẽ làm suy yếu các uy tín thời hậu thuộc địa của họ.
Về điều này, những nhà phê bình như Tổng thống Kwame Nkrumah của Ghana đã xem xét nghiêm túc sự kiểm soát của đế quốc mà các nước giàu có vẫn thực hiện đối với các nước hậu thuộc địa giành được độc lập (trên danh nghĩa, như chính đất nước Ghana của ông). Trong cuốn sách của mình, “Chủ nghĩa thực dân mới: Giai đoạn cuối cùng của chủ nghĩa đế quốc”, Nkrumah đã lên án: “chủ nghĩa thực dân mới là hình thức tồi tệ nhất của chủ nghĩa đế quốc. Đối với những người thực hành nó, nó có nghĩa là quyền lực vô trách nhiệm, và đối với những người mắc phải nó, nó có nghĩa là bị bóc lột mà không có biện pháp khắc phục”.
Vì vậy, sau Thế chiến 2 người Mỹ lớn lên trong sự thiếu hiểu biết được tạo dựng cẩn thận về thực tế đế quốc Mỹ và những huyền thoại được thêu dệt để ngụy tạo, nó đã cung cấp mảnh đất màu mỡ cho sự chia rẽ và tan rã chính trị ngày nay. Mục tiêu “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” của Trump và lời hứa “Khôi phục quyền lãnh đạo của Mỹ” của Biden đều là những lời kêu gọi hoài niệm về thành quả của đế chế Mỹ.
Những trò chơi đổ lỗi trong quá khứ về việc ai là bên thua trong các xung đột với Trung Quốc, Việt Nam hoặc Cuba đã theo về nước Mỹ trong cuộc tranh cãi xem ai đã đánh mất nước Mỹ và ai có thể khôi phục lại sự vĩ đại hoặc vai trò lãnh đạo thần thoại trước đây của nước này. Ngay cả khi Mỹ dẫn đầu thế giới trong việc để đại dịch tàn phá con người và nền kinh tế của họ, thì cả hai nhà lãnh đạo của lưỡng đảng đều không sẵn sàng cho một cuộc tranh luận thực tế hơn về cách xác định lại và xây dựng lại nước Mỹ như một quốc gia hậu đế quốc trong thế giới đa cực ngày nay.
Mọi đế chế thành công đều mở rộng, cai trị và khai thác các lãnh thổ thuộc địa xa xôi của mình thông qua sự kết hợp sức mạnh kinh tế và quân sự. Ngay cả trong giai đoạn thực dân mới của đế quốc Mỹ, vai trò của quân đội Mỹ và CIA là tạo ra những cánh cửa rộng mở mà qua đó các doanh nhân Mỹ có thể “đi theo ngọn cờ” để thiết lập kinh doanh và phát triển thị trường mới.
Nhưng bây giờ chủ nghĩa quân phiệt của Mỹ và lợi ích kinh tế của Mỹ đã khác nhau. Ngoài một số nhà thầu quân sự, các doanh nghiệp Mỹ đã không đi theo ngọn cờ vào đống đổ nát của Iraq hoặc các vùng chiến sự hiện tại khác của Mỹ một cách lâu dài. Mười tám năm sau cuộc xâm lược của Hoa Kỳ, đối tác thương mại lớn nhất của Iraq là Trung Quốc, trong khi Afghanistan là Pakistan, Somalia là UAE (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) và đối với Libya là Liên minh châu Âu (EU).
Thay vì mở cửa cho các doanh nghiệp lớn của Mỹ hoặc hỗ trợ vị thế ngoại giao của Mỹ trên thế giới, cỗ máy chiến tranh của Mỹ ngày nay đã trở thành một con bò tót trong cửa hàng đồ sứ toàn cầu, sử dụng sức mạnh hủy diệt hoàn toàn để làm mất ổn định các quốc gia và phá hủy nền kinh tế của họ, đóng cửa các cơ hội kinh tế thay vì mở chúng ra, chuyển hướng các nguồn lực khỏi nhu cầu thực sự ở trong nước, và làm tổn hại đến vị thế quốc tế của Mỹ thay vì nâng cao nó.
Khi Tổng thống Eisenhower cảnh báo về “ ảnh hưởng không chính đáng” của tổ hợp công nghiệp-quân sự Hoa Kỳ, ông đã dự đoán chính xác loại phân rã nguy hiểm này giữa nhu cầu kinh tế và xã hội thực sự của người dân Hoa Kỳ và một cỗ máy chiến tranh tốn kém hơn mười quân đội các nước xếp hạng tiếp theo trên thế giới kết hợp lại với nhau nhưng không thể chiến thắng trong một cuộc chiến tranh hay tiêu diệt một loại vi-rút, chứ chưa nói đến việc giành lại một đế chế đã mất.
Trung Quốc và EU đã trở thành đối tác thương mại lớn của hầu hết các nước trên thế giới. Hoa Kỳ vẫn là một cường quốc kinh tế trong khu vực, nhưng ngay cả ở Nam Mỹ, hầu hết các quốc gia hiện nay cũng giao thương nhiều hơn với Trung Quốc. Chủ nghĩa quân phiệt của Mỹ đã thúc đẩy những xu hướng này bằng cách lãng phí nguồn lực của chúng ta vào vũ khí và chiến tranh, trong khi Trung Quốc và EU đầu tư vào phát triển kinh tế hòa bình và cơ sở hạ tầng cho thế kỷ 21.
Chẳng hạn, Trung Quốc đã xây dựng mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới chỉ trong 10 năm (2008 – 2018), còn châu Âu xây dựng và mở rộng mạng lưới cao tốc từ những năm 1990, nhưng đường sắt cao tốc vẫn chỉ trên bảng vẽ ở Mỹ. Trung Quốc đã đưa 800 triệu người thoát khỏi đói nghèo, trong khi tỷ lệ nghèo của Mỹ hầu như không nhúc nhích từ suốt 50 năm còn tình trạng nghèo ở trẻ em lại gia tăng. Mỹ vẫn là nước có mạng lưới an sinh xã hội kém nhất so với bất kỳ quốc gia phát triển nào khác và không có hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân; sự bất bình đẳng về tài sản và quyền lực do chủ nghĩa tân tự do cực đoan gây ra đã khiến một nửa số người Mỹ không có hoặc có ít tiền tiết kiệm để sống khi nghỉ hưu hoặc để chống chọi với bất kỳ sự khó khăn nào trong cuộc sống của họ.
Việc các nhà lãnh đạo của chúng ta nhất quyết bòn rút 66% ngân sách chi tiêu của liên bang Hoa Kỳ để duy trì và mở rộng một cỗ máy chiến tranh từ lâu đã không còn vai trò hữu ích nào trong đế chế kinh tế đang suy tàn của Hoa Kỳ là một sự lãng phí tài nguyên gây nguy hiểm cho tương lai của chúng ta.
Thập kỷ trước Martin Luther King Jr. đã cảnh báo chúng tôi rằng “một quốc gia tiếp tục chi tiêu nhiều tiền hơn cho quân đội năm này qua năm khác trong khi cắt giảm các chương trình an sinh xã hội đang khiến chúng ta tiến gần đến cái chết về mặt tinh thần”.
Trong khi chính phủ của chúng ta còn đang tranh luận về việc liệu có thể chi trả cho việc cứu trợ trong đại dịch COVID, có thể đưa ra một Thỏa thuận Môi trường Xanh và chăm sóc sức khỏe toàn dân hay không, sẽ là khôn ngoan khi chúng ta nhận ra rằng hy vọng duy nhất của mình là biến đế quốc suy tàn, suy tàn này thành một quốc gia năng động và thịnh vượng thời hậu đế quốc bằng cách nhanh chóng và sâu sắc chuyển các ưu tiên quốc gia từ chủ nghĩa quân phiệt tàn ác, phá hoại sang các chương trình nâng cao xã hội mà Tiến sĩ King đã kêu gọi.
===
Bình luận về bài viết, facebooker Nguyen Anh Tuan bình luận: “một đế chế đứng trên các trụ đỡ cơ bản: sự lừa bịp và dụ dỗ về mặt tinh thần (dùng độc thần giáo thập ác để răn đe dọa dẫm lôi kéo người dân); sự giàu có nhờ sản xuất và buôn bán các công cụ tàn sát (ma túy, vũ khí) và sự bành trướng, kiểm tỏa về kinh tế và thông tin đối với các dân tộc khác. Để xem nó đứng vững được bao lâu. Mới đây VTV lại đưa tin về làn sóng tấn công người gốc Á mới trỗi dậy 😉 ôi cái xứ cờ hoa”.
Hiếu Ngọc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *