“Trung ương Đảng lại ra Quy định siết chặt đối với báo chí” là bản tin RFA đưa ra trên mạng xã hội nói về quy định mới nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam với báo chí.
Cách diễn đạt “mập mờ” của RFA khiến rất nhiều độc giả bị nhầm tưởng. Thực tế, Ban Bí thư vừa ban hành Quy định 101-QĐ/TW về trách nhiệm, quyền hạn và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật lãnh đạo cơ quan báo chí. Quy định này nói nhiều đến những quy định, điều kiện và tiêu chuẩn về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các cá nhân lãnh đạo, đứng đầu cơ quan báo chí. Trong đó điều kiện tiên quyết lãnh đạo báo chí phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Quy định 101 có siết chặt đối với báo chí?
Quy định mới nêu rõ ba mức độ kỷ luật đối với lãnh đạo các cơ quan báo chí: Nhắc nhở, khiển trách; Kỷ luật cảnh cáo, cách chức và Khai trừ Đảng, khi những người mắc phải các lỗi: Lãnh đạo cơ quan báo chí sẽ bị nhắc nhở, khiển trách khi viết bài, duyệt đăng bài mà thông tin, hình ảnh được lấy từ các hội nhóm, mạng xã hội bị cho là không đúng sự thật…Mức kỷ luật cảnh cáo hoặc cách chức đối với hành vi duyệt đăng thông tin sai lệch chủ trương của Đảng, pháp luật hoặc không chấp hành chỉ đạo của cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý về thông tin tình hình quốc tế, gây bất lợi trong quan hệ Việt Nam với các quốc gia và các tổ chức quốc tế.
Thực ra, tất cả những quy định này không mới chỉ là cách mà Ban Bí thư tập hợp lại có hệ thống những quy định dựa trên nền tảng là luật báo chí năm 2016. Khoản 1 Điều 4 Luật Báo chí 2016 đã nêu rõ: “Báo chí ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; là diễn đàn của nhân dân”.
Lịch sử phát triển và thực tiễn đã chứng minh, báo chí Việt Nam là nền báo chí do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng chính trị tư tưởng; đồng thời là lực lượng xung kích, đi đầu trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: “Báo chí – xuất bản đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức chính trị, xã hội và là diễn đàn của nhân dân; luôn luôn đi đầu trong việc bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước”.
Với việc được định nghĩa rõ ràng rằng báo chí Việt Nam “đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước và hoạt động theo khuôn khổ pháp luật”. Việc báo chí Việt Nam tuân thủ các định hướng và là tiếng nói quan trọng trong việc “bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.
Sự mập mờ, trí trá của RFA?
Sự thực thì những luận điệu mập mờ của RFA cho rằng “báo chí không thể trung thực nếu bị định hướng”, hay những câu hỏi đặt ra về “tự do báo chí ở Việt Nam” đều là những chiêu trò quen thuộc nhằm mục đích chống phá là chính.
Những tiếng nói lạc lõng như của RFA dường như cố tình quên rằng việc đảm bảo mọi công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí trong khuôn khổ quy định của pháp luật là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Điều này được quy định cụ thể trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật liên quan đồng thời được triển khai thực hiện trong thực tế.
Theo thống kê chưa đầy đủ cho đến 12/2022, Việt Nam có hàng nghìn cơ quan báo chí (báo in, báo điện tử); gần 100 đài phát thanh và truyền hình; 75 kênh truyền hình nước ngoài “online”, trong đó có các kênh lớn như: CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg…Có hơn 20 cơ quan báo chí nước ngoài đã có phóng viên thường trú tại Việt Nam và hoạt động tự do theo đúng quy định; nhiều báo, tạp chí in bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài được phát hành rộng rãi. Qua Internet, người dân Việt Nam có thể tiếp cận tin tức, bài viết của các cơ quan thông tấn, báo chí lớn trên thế giới, như: AFP, AP, BBC, VOA, Reuters, Kyodo, Economist, Financial Times…Nhiều chuyên gia đánh giá Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển Internet hàng đầu khu vực, đặc biệt là mạng xã hội.
Những con số ấy thể hiện sự phát triển lớn mạnh của báo chí Việt Nam. Và cũng khẳng định một điều Việt Nam không cấm tự do báo chí, tự do ngôn luận, mà chỉ nghiêm cấm việc lợi dụng quyền tự do ấy để chống phá Đảng, nhà nước, chế độ, xâm phạm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, cản trở sự phát triển của đất nước. Trong vài năm gần đây có hàng trăm nhà báo bị cơ quan chức năng Việt Nam xử lý bằng nhiều hình thức khác nhau vì đã vi phạm những điều quy định trong Luật Báo chí.
Có quốc gia nào không quản lý báo chí?
Thực tiễn ở các quốc gia luôn giương cao khẩu hiệu tự do báo chí như như Mỹ và một số nước Châu Âu không có chuyện buông lỏng quản lý báo chí, sự khác nhau chỉ là cách thức và trình độ tinh vi quản lý sao cho hiệu quả hơn mà thôi
Đáng tiếc là những luận điệu như kiểu RFA không hiểu hoặc cố tình không hiểu, nhập nhằng giữa những điều này để xuyên tạc sự thật lợi dung chiêu bài “tự do báo chí”, “tự do ngôn luận” để nhằm mục đích đả phá thể chế, chính quyền..