Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
25376

Quyền tự do thông tin phát triển theo xu hướng không thể đảo ngược Kỳ 2: Những thách thức cho nhà nước

Mạng toàn cầu đã làm thay đổi quyền tự do thông tin của con người theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Những vấn đề xã hội mới được hình thành. Xu hướng không thể đảo ngược này khiến các nhà nước phải quan tâm xây dựng một khung pháp lý về quyền tự do thông tin nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của mạng toàn cầu.

 Cân bằng giữa quyền tự do ngôn luận và quyền của người khác cũng như lợi ích công

Một báo cáo của Ủy ban Nhân quyền Australia đã nêu ra những vấn đề rất thách thức đối với nhà nước trong việc đưa ra các chính sách, biện pháp nhằm cân bằng giữa quyền tự do ngôn luận và quyền của người khác cũng như lợi ích công.[1]

(1) Những phát ngôn thù hận trên mạng phổ biến ở mức độ nào? Liệu đó chỉ là việc một thiểu số người đưa lên mạng những nội dung cực đoan hay là vấn đề có tác động xã hội lớn hơn?

(2) Liệu những phát ngôn thù hận, phân biệt đối xử và lạm dụng ngôn từ trên mạng có khác gì những hành vi đó ngoài môi trường mạng? Liệu đặc điểm của không gian mạng (đặc biệt về tính lan truyền cao và khả năng lưu giữ nội dung lâu dài) có làm thay đổi tác động của những hành vi đó?

(3) Liệu pháp luật coi các hành vi nêu trên là vi phạm pháp luật hoặc thậm chí là tội phạm đã là giải pháp hữu hiệu để đạt được sự cân bằng giữa các quyền trong môi trường mạng?

(4) Khi thực thi pháp luật về chống phân biệt đối xử, cái gì được coi là không gian “công” (public) trong đối sánh với không gian “tư” (private) trong thế giới ảo?

(5) Các biện pháp giáo dục phòng ngừa có hiệu quả để ngăn chặn phát ngôn thù hận và phân biệt đối xử ở mức độ nào?

(6) Chúng ta cần loại luật, chính sách và biện pháp nào để tạo ra môi trường mạng an toàn cho trẻ em, nhằm đảm bảo các quyền của trẻ em trong không gian ảo (bao gồm cả quyền tự do bày tỏ và quyền tự do thông tin)?

Những dạng hành vi theo kiểu phát ngôn thù hận vốn đã được pháp luật nhiều nước điều chỉnh từ lâu. Nhưng thách thức của không gian mạng thời nay đặt ra là tính chất và hậu quả của những hành vi đó khác xưa rất nhiều, và nhiều trường hợp chưa hề có tiền lệ. Do đó, các nhà nước sẽ gặp khó khăn để xác định các điểm cân bằng mới giữa quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận với các quyền khác và lợi ích công.

Vai trò của những thể chế phi nhà nước trong việc ngăn ngừa những vi phạm pháp luật trong môi trường mạng xã hội

Khi các hình thức kết nối và giao tiếp của con người phát triển vượt bậc trên không gian mạng, nhà nước nhiều khi bất lực trong làm công việc “cảnh sát” của mình. Trong khi đó, nhiều thiết chế phi nhà nước (như các mạng xã hội Facebook, Google) có dân số nhiều hơn bất kỳ một quốc gia nào. Do đó, các nhà nước thông minh cần biết cách tận dụng các công ty mạng xã hội nhằm giúp hoặc thậm chí thay thế nhà nước (ở mức độ nhất định) trong việc giám sát các công dân tuân thủ pháp luật. Có thể tham khảo Bộ quy tắc ứng xử mới của Facebook được sửa đổi gần đây:[2]

[1] Mục này tổng hợp các vấn đề này được nêu ra tại Báo cáo của Ủy ban Nhân quyền Australia: Australian Human Rights Commission, Human rights in cyberspace, September 2013 (https://www.humanrights.gov.au/our-work/rights-and-freedoms/publications/background-paper-human-rights-cyberspace).

[2] Thấy gì từ “bộ quy tắc ứng xử” mới của Facebook? (https://congnghe.tuoitre.vn/thay-gi-tu-bo-quy-tac-ung-xu-moi-cua-facebook-20180425223053635.htm); Xem thêm chính sách về quyền và trách nhiệm của Facebook tại: https://www.facebook.com/legal/terms/update?ref=old_policy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *