Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
63544

Quyền con người trên không gian mạng trong phạm vi quốc tế và các quốc gia

 

Pháp luật quốc tế nhấn mạnh và tuyên bố bảo vệ quyền tự do ngôn luận của con người. Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sư, chính trị ghi: 1. Mọi người có quyền giữ quan điểm của mình mà không ai được can thiệp vào. 2. Mọi người có quyền được tự do ngôn luận…thông qua mọi phương tiện đại chúng khác tùy theo sự lựa chọn của họ. Điều 17 khẳng định: “1. Không ai bị can thiệp một cách độc đoán hoặc bất hợp pháp đến đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xúc phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín. 2. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo hộ chống lại những can thiệp hoặc xúc phạm như vậy”. Bên cạnh đó Điều 20 Công ước quy định: “ 1. Mọi hình thức tuyên truyền cho chiến tranh đều bị pháp luật nghiêm cấm; 2. Mọi chủ trương gây hằn thù dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo để kích động sự phân biệt đối xử về chủng tộc, sự thù địch, hoặc bạo lực đều phải bị pháp luật nghiêm cấm”[1]. Như vậy, theo chuẩn mực quốc tế về quyền con người và pháp luật Việt Nam, quyền tự do ngôn luận hay tiếp cận thông tin không phải là quyền tuyệt đối mà phải chịu những ràng buộc nhất định theo quy định của pháp luật.

Nghị quyết A/RES /68/167 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, “Quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số” năm 2014, yêu cầu tất cả các quốc gia: tôn trọng và bảo vệ quyền riêng tư trong bối cảnh truyền thông kỹ thuật số cần phải hành động để ngăn chặn và chấm dứt vi phạm quyền này bằng cách bảo đảm rằng, pháp luật quốc gia phù hợp với nghĩa vụ quốc tế theo luật nhân quyền quốc tế. Bên cạnh đó, các quốc gia cần có các biện pháp có thể phát hiện việc theo dõi, ngăn chặn, thu thập dữ liệu cá nhân để bảo vệ quyền riêng tư, đồng thời phải bảo đảm tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong trường hợp cần thiết.

Tòa án Nhân quyền Châu Âu bắt buộc Google phải công nhận quyền lãng quên (quyền được xác nhận) để tiếp tục xóa các mục khỏi công cụ tìm kiếm của mình không đáp ứng tiêu chuẩn theo quyền này. Google đã buộc phải giải quyết vấn đề và tìm kiếm câu trả lời đối với thách thức từ công nghệ.[2]

Trước sự phát triển nhanh chóng cùng với mặt trái của không gian mạng, năm 2001, tại Budapest, Hội đồng Châu Âu đã ký Công ước về tội phạm mạng, quy định về sự hợp tác pháp lý giữa các quốc gia để chống lại:

– Vi phạm quyền riêng tư;

– Tội phạm chống lại tính toàn vẹn và khả năng tiếp cận của dữ liệu và hệ thống máy tính; giả mạo và gian lận máy tính;

– Tội phạm sở hữu trí tuệ.

Mỗi năm, Hội đồng Châu Âu, cùng với những người khác trên khắp thế giới kỷ niệm Ngày Internet an toàn vào ngày thứ hai của tuần thứ hai của tháng thứ hai, mà ngày đó năm 2020 rơi vào thứ ba, ngày 11 tháng 2. Vào ngày này, hàng triệu người cùng nhau quảng bá một Internet an toàn hơn và tốt hơn, nơi mọi người đều có thể sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm, thể hiện sự tôn trọng và được phê phán và tiếp cận sáng tạo.

Hội đồng châu Âu tập hợp 47 quốc gia từ tất cả các khu vực của châu Âu, họ có thể sử dụng tất cả ảnh hưởng của mình để thúc đẩy những thay đổi tốt hơn. Vì các hoạt động của chúng tôi (Hội đồng châu Âu-nd) là nhằm bảo vệ quyền con người, dân chủ và pháp quyền, chúng tôi từ lâu đã hiểu rằng chúng tôi cần sử dụng kinh nghiệm và chuyên môn của mình để đảm bảo rằng thế giới trực tuyến đều có cùng sự tôn trọng đối với mỗi người.

Đối với các gia đình, nhà giáo dục và nhà hoạch định chính sách, chúng tôi (Hội đồng châu Âu-nd) đã xuất bản “Hướng dẫn sử dụng Internet”, được gắn kết chặt chẽ với “Hướng dẫn quyền con người dành cho người sử dụng Internet”. Năm ngoái, chúng tôi đã phát triển một bộ quy tắc cơ bản để bảo đảm an toàn cho trẻ em trong không gian kỹ thuật số. Ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể học các quy tắc an toàn cơ bản của Internet thông qua trò chơi trực tuyến Through the Wild Web Woods (Đi bộ qua rừng hoang Internet).

Chúng tôi (Hội đồng châu Âu-nd) kỷ niệm Ngày an toàn Internet mỗi năm một lần và tất cả các ngày còn lại chúng tôi làm việc chăm chỉ để làm cho Internet thực sự an toàn[3].

Theo báo cáo của Liên hợp quốc, đến tháng 10/2019, trên thế giới có 17% cha mẹ báo cáo rằng con cái họ là nạn nhân của đe doạ trực tuyến, bắt nạt trực tuyến. Ở một số quốc gia, con số này đạt 37%. Mỗi đứa trẻ thứ 5 từ 9 đến 17 tuổi bắt gặp trong không gian ảo với các đồ vật có tính chất tình dục. Đây chỉ là một số thống kê được trích dẫn trong một báo cáo mới của Ủy ban Băng rộng Liên hợp quốc về Phát triển bền vững.

Tuy nhiên, theo báo cáo, chỉ có 21 quốc gia có luật bảo vệ trẻ em khỏi sự quấy rối trên Internet.

Một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại các mối đe dọa trực tuyến, các chuyên gia nhấn mạnh, được tạo bởi phụ huynh, giáo viên và nhân viên xã hội. Họ nên nói với trẻ em về những nguy hiểm có thể nằm chờ chúng trên Internet, giải thích cho chúng cách cư xử trong một số trường hợp nhất định và theo dõi hành vi của chúng trong không gian ảo[4].

Tại Diễn đàn quốc tế “Quyền con người trong xã hội thông tin: Hành vi có trách nhiệm của các diễn viên chính” Hội đồng châu Âu kêu gọi các chính phủ bảo vệ quyền con người liên quan đến xã hội thông tin, từ tự do ngôn luận đến quyền riêng tư và bản quyền, không quên thách thức vượt qua bất bình đẳng thông tin và quản trị tốt. Tôn trọng hoàn toàn quyền tự do ngôn luận và thông tin của các tổ chức nhà nước và phi nhà nước là điều kiện tiên quyết để xây dựng một xã hội thông tin tự do cho tất cả mọi người, và không nên sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để hạn chế quyền tự do cơ bản này.

Ủy ban Châu Âu và Bộ Ngoại giao ủng hộ và khuyến khích các đối tác của mình phát triển các cách tiếp cận chung, dựa trên quyền con người để bảo vệ dữ liệu cá nhân và tôn trọng quyền riêng tư của người dùng Internet[5].

Tại Liên minh châu Âu (EU) Luật an ninh mạng đầu tiên bắt đầu được áp dụng vào tháng 5/2018. Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng mạng bắt buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của luật này nếu không sẽ bị phạt rất nặng.

Thực tế là liên quan đến không gian mạng, các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ thậm chí còn có một lợi thế quan trọng hơn so với phân bổ tài chính đáng kể. Trong lịch sử, chính Hoa Kỳ chiếm tỷ lệ tăng trưởng nhanh nhất và được nhà nước hỗ trợ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, và kết quả là, chính Hoa Kỳ kiểm soát Internet. Do đó, một tình huống được tạo ra khi một quốc gia đặt dưới sự kiểm soát gần như duy nhất của mình một trong những không gian quốc tế – mặc dù không được công nhận.

Tình trạng này gây ra sự bất mãn của một số quốc gia, đặc biệt là Brazil, Nga, Trung Quốc, Nam Phi, Iran, Ả Rập Saudi, Na Uy, Sheitzaria và các quốc gia khác phản đối công khai điều này. Các quốc gia này coi việc thành lập một cơ quan LHQ là đại diện duy nhất kiểm soát Internet, lợi ích của tất cả các quốc gia thành viên của tổ chức này. Tức là trên thực tế, vấn đề là không gian quốc tế nên được quản lý bởi một cơ quan liên bang được hình thành tại một viện quốc tế liên kết hầu hết các quốc gia trên thế giới[6].

Hiến pháp Đức năm 1949 bảo đảm cho quyền tự do ngôn luận, báo chí và thông tin. Điều 5 Hiến pháp quy định: Mọi người có quyền tự do bày tỏ và phổ biến ý kiến của mình bằng lời nói, bằng văn bản và sử dụng các phương tiện trực quan, tự do nhận thông tin từ tất cả các nguồn có sẵn từ công chúng. Tự do báo chí và tự do thông tin trong lĩnh vực phát thanh và phim ảnh được đảm bảo. Kiểm duyệt bị cấm. Tháng 7/2015 Quốc hội Đức đã thông qua Luật an ninh mạng nhằm phòng chống tội phạm trên internet. Luật này hàm chứa những điều khoản cụ thể đối với người sử dụng mạng xã hội, trong đó có việc cấm kích động sử dụng bạo lực xâm hại an ninh quốc gia, cấm kích động những hành vi phạm pháp, truyền bá các tư tưởng cực đoan…

Ở Ý, Điều 21 Hiến pháp (1948) đảm bảo quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí theo các quy tắc sau: Mọi người có quyền tự do bày tỏ suy nghĩ của mình bằng lời nói, bằng văn bản và bằng bất kỳ cách nào khác để bày tỏ suy nghĩ. In ấn không cần thiết phải có sự cho phép hay kiểm duyệt.

Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Pereric Hogberg cho biết: Hai yếu tố quan trọng nhất trong xã hội Thụy Điển là sự cởi mở và tính minh bạch. Ngày nay, 94% người Thụy Điển sử dụng internet với tốc độ kết nối nhanh nhất thế giới. Việc sử dụng rộng rãi công nghệ và internet giúp Thụy Điển thúc đẩy văn hóa cởi mở, tiếp cận thông tin, đổi mới sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp, nhờ đó tạo ra những phát minh, sự tăng trưởng và thịnh vượng cho đất nước Thụy Điển như ngày nay[7].

Ở New Zealand, phần lớn pháp luật sử dụng một cách tiếp cận linh hoạt, trung lập về mặt công nghệ và có thể hoạt động hoàn hảo trong môi trường mới.

Pháp luật Philippines quy định hoạt động truyền bá thông tin giả mạo bị coi là tội phạm hình sự, bị phạt tới 6 tháng tù, kèm khoản tiền phạt hơn 3.000 USD.

Thái Lan áp dụng các bộ luật kiểm duyệt mạng rất nghiêm ngặt. Quốc hội đã thông qua Luật Tội phạm máy tính vào tháng 12/2016. Theo luật này, mức án 5 năm tù được dành cho các đối tượng đăng tải lên mạng những thông tin bịa đặt, sai lệch phá hoại an ninh quốc gia, an toàn xã hội, sự ổn định kinh tế quốc dân, hạ tầng cơ sở công cộng hoặc gây hoang mang cho dân chúng. Một ủy ban gồm 5 thành viên được thành lập nhằm gỡ bỏ các thông tin trên mạng “vi phạm đạo đức xã hội”. 128 triệu baht (tương đương 3 triệu USD) sẽ được chi để trang bị công nghệ theo dõi mạng xã hội[8].

Singapore, ban hành Luật Bảo vệ khỏi sự thao túng và lừa dối trực tuyến. Người lan truyền tin giả với dụng ý xấu, gây tổn hại nghiêm trọng lợi ích cộng đồng có thể bị phạt tới 10 năm tù, các công ty mạng xã hội nếu không tuân thủ các quy định có thể bị phạt lên đến 1 triệu đô la Singapore.

Gần đây, ngày 26/11/2019, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố đề xuất quy tắc mới, theo đó cho phép Bộ trưởng Thương mại có quyền cấm các công ty Mỹ làm ăn kinh doanh với các công ty thuộc sở hữu của nước ngoài có mối đe dọa an ninh quốc gia đối với chuỗi cung ứng thông tin và truyền thông của Mỹ[9].

Tại Australia khung văn bản pháp lý về An ninh mạng được đánh giá là hoàn thiện, bao gồm Luật về tội phạm mạng, Luật về thư điện tử rác, Luật về viễn thông và Luật bảo mật.

Tại Nhật Bản vào tháng 11/2014, Luật cơ sở về An ninh mạng đã được ban hành. Theo luật này, Chính phủ Nhật Bản xây dựng chiến lược an ninh mạng, lập ra Bộ Chỉ huy chiến lược an ninh mạng nhằm mục đích tăng cường hiệu quả các chính sách về an ninh mạng[10].

Việc bảo đảm quyền con người trên không gian mạng, các nhà mạng đóng vai trò quan trọng. Nhiều quốc gia trên thế giới có quy định trách nhiệm của các nhà mạng. “Theo Reuters, một quan chức Brazil cho biết tòa án nước này đã buộc Facebook nộp phạt 111,7 triệu real (khoảng 33,4 triệu USD) vì không hợp tác với chính quyền. Mạng xã hội này từ chối cho phép tiếp cận tin nhắn WhatsApp (dịch vụ nhắn tin thuộc Facebook) của những người tình nghi tham nhũng và lừa đảo trong ngành y tế bang Amazonas vào năm 2016, khiến các nhà điều tra gặp khó khăn. Vụ án đã được tòa án Brazil tuyên vào tháng 4/2016 và có hiệu lực giữa tháng 6 năm đó, buộc Facebook phải trả một triệu real mỗi ngày (khoảng 300.000 USD). Cho đến khi cuộc điều tra chấm dứt vào tháng 9/2016, mạng xã hội buộc phải nộp 33,4 triệu USD gồm cả tiền gốc lẫn lãi”[11].

Trong tất cả các diễn đàn quốc tế và thông qua hợp tác với những đối tác, Pháp tích cực gắn kết sự phát triển và bảo vệ quyền tự do ngôn luận và biểu đạt, cũng như tự do hội họp và lập hội, cả trên Internet và trong cuộc sống, trong khuôn khổ tuân thủ các quyền cơ bản khác của con người. Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về xã hội thông tin (WSIS), các chính phủ hơn 180 quốc gia đã nhấn mạnh áp dụng vô điều kiện Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người đối với Internet. Về phần mình, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ các quyền cơ bản của con người và tự do cung cấp thông tin trên mạng[12].

[1] Trung tâm Nghiên cứu quyền con người, Các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người, Hà Nội, 2002, tr.259.

[2] https://cyberleninka.ru/article/n/zaschita-prav-cheloveka-v-internete, truy cập ngày 26/3/2020.

 

[3] https://www.coe.int/ru/web/portal/-/safer-internet-day-we-ve-joined-the-campaign-for-a-safer-better-internet, truy cập ngày 28/2/2020.

[4]  https://news.un.org/ru/story/2019/10/1364182, truy cập ngày 10/3/2020.

[5] https://www.diplomatie.gouv.fr/ru/politique-etrangere/cifrovaya-diplomatiya/numerique-et-enjeux-internationaux/article/svoboda-i-prava-cheloveka-v-internete, truy cập ngày 9/2/2020

[6]https://sites.google.com/site/rosintfenkiberprstrva/korupaev-aleksej-evgenevic-prava-celoveka-v-internete-kiberprostranstve-i-kompania-google—m-2011, truy cập ngày 10/3/2020

 

[7]https://baotintuc.vn/dien-tu-vien-thong/dien-dan-internet-viet-nam-2019-cong-nghe-so-cho-nhung-dieu-tot-dep-20190320192018416.htm, truy cập ngày 26/3/2020.

[8]https://baotintuc.vn/chinh-tri/nhan-quyen-va-an-ninh-mang-o-viet-nam-can-co-quan-niem-rach-roi-20181207161728675.htm, truy cập ngày 9/2/2020.

[9] https://vovworld.vn/vi-VN/binh-luan/bao-dam-an-toan-thong-tin-tren-khong-gian-mang-la-viec-can-lam-cua-moi-quoc-gia-805835.vov, truy cập ngày 27/2/2020

[10]https://baotintuc.vn/chinh-tri/nhan-quyen-va-an-ninh-mang-o-viet-nam-can-co-quan-niem-rach-roi-20181207161728675.htm, truy cập ngày 9/2/2020.

[11] Bảo Lâm, Facebook bị phạt hơn 33 triệu USD vì không hỗ trợ điều tra, https://sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/doi-song-so/facebook-bi-phat-hon-33-trieu-usd-vi-khong-ho-tro-dieu-tra-3733281.html, truy cập ngày 13/8/2018.

[12]https://www.diplomatie.gouv.fr/ru/politique-etrangere/cifrovaya-diplomatiya/numerique-et-enjeux-internationaux/article/svoboda-i-prava-cheloveka-v-internete, truy cập ngày 9/2/2020

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *