Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
27979

Quyền biểu tình chính đáng khác với thủ đoạn lợi dụng hòng kích động bạo loạn, lật đổ

 

Lâu nay vấn đề dân chủ, nhân quyền được các thế lực thù địch coi như con “ngáo ộp” để tác động chuyển hóa nội bộ, gây sức ép về chính trị, kinh tế, ngoại giao nhằm thực hiện mục tiêu “chuyển hóa dân chủ” đối với Việt Nam; kích động biểu tình, phá rối an ninh, trật tự, gây bạo loạn; hậu thuẫn, thúc đẩy hình thành lực lượng, tổ chức chính trị đối lập, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Ngày 7/5, lợi dụng việc đại diện Bộ Công an khẳng định “dù chưa ban hành luật biểu tình, Việt Nam vẫn tạo điều kiện cho người dân diễu hành mít tinh, đông người”, các báo mạng lá cải đua nhau công kích, xuyên tạc, kiểu như: “Nói láo xoen xoét không biết ngượng!” trên trang Quyền Được biết chẳng hạn, vu cáo  trắng trợn với những ngôn ngữ vô học “cho phép biểu tình, thế nhưng trước đây không lâu khi người dân biểu tình phản đối Luật Đặc Khu cho giặc Tàu thuê 3 khu vực với thời hạn 99 năm thì đã bị bọn côn đồ khoác áo công an thành hồ bắt giữ và bạo hành tra tấn dã man ngay tại vườn Tao Đàn, trung tâm của TP. bọn chúng khủng bố tinh thần đến nỗi không một người dân nào dám ra tố cáo tội ác chà đạp nhân quyền của bọn chúng”.

Có thể hiểu, biểu tình là hình thức tụ tập đông người để bày tỏ ý chí, nguyện vọng và biểu dương lực lượng tập thể về vấn đề chung của xã hội. Theo Hiến pháp nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, tại Điều 25 đã nêu rất rõ “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Vậy nên, để bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tại Khoản 4, Điều 15 Hiến pháp cũng đã nêu rất rõ “Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam đã có những văn bản điều chỉnh hành vi “tập trung đông người tại nơi công cộng”, cụ thể là Nghị định 38/2205/NĐ-CP ngày 18/3/2005 quy định một số biện pháp đảm bảo trật tự công cộng và Thông tư 09/2005/TT-BCA hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 38/2005/NĐ-CP. Theo đó tại Điều 7, Nghị định 38/2005/NĐ-CP quy định về tập trung đông người nơi công cộng, cụ thể nêu rõ: “Việc tập trung đông người ở nơi công cộng phải đăng ký trước với Ủy ban nhân dân có thẩm quyền nơi diễn ra các hoạt động đó và phải thực hiện đúng nội quy đã đăng ký”. Thông tư 09/2005/NĐ-BVC hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 38/2005/NĐ-CP quy định rất rõ về hành vi bị cấm khi tham gia tập trung đông người, trường hợp không được phép tiến hành tập trung đông người. Việc người dân thể hiện lòng yêu nước, sự quan tâm, lo lắng cho công việc đất nước là điều rất đáng trân trọng.

Thực tế, lợi dụng các sự kiện phức tạp, nhạy cảm liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội, tổ chức phản động đã lôi kéo, kích động người dân biểu tình, chống đối chính quyền, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của Nhà nước, của công dân. Điển hình như việc Công ty Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường biển năm 2016 hay là việc thông qua Luật An ninh mạng…Để đạt được mục đích đó, chúng ra sức rêu rao, tuyên truyền rằng, người dân phải tham gia biểu tình, gây rối mới là “thể hiện lòng yêu nước”, thể hiện “trách nhiệm đối với quốc gia, dân tộc”; biểu tình là để bảo vệ quyền và lợi ích của người dân… Điều đáng trách là, vẫn có nhiều người dân nhẹ dạ cả tin, nghe theo kẻ địch để có những hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, an ninh xã hội cho Nhà nước và những người dân ở địa phương. Phải khẳng định rằng, các vụ tụ tập đông người, biểu tình xảy ra ở một số địa phương: Bình Dương, thành phố  Hồ Chí Minh, Đồng Nai… từng xảy ra trong quá khứ là một minh chứng rằng lòng yêu nước của người dân đã bị các thế lực thù địch lợi dụng để thực hiện mưu đồ xấu xa của chúng, gây mất trật tự an ninh, gây rối xã hội.

Vụ biểu tình, gây rối xảy ra năm 2018 ở Bình Thuận, số đối tượng cốt cán đã ra sức tuyên truyền, xuyên tạc rằng: “Cho thuê đất 99 năm là bán nước”, “Luật An ninh mạng bóp nghẹt tự do, dân chủ, xâm phạm quyền tự do ngôn luận”,“Phản đối việc giao đất 99 năm cho Trung Quốc”… để thu hút, lôi kéo hàng ngàn người dân tham gia biểu tình, tuần hành từ đó kích động người dân đập phá trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận, gây cản trở giao thông, đốt hàng chục xe ôtô, xe máy, làm bị thương nhiều chiến sỹ Công an…Chưa hết, cũng trong năm 2018 cơ quan an ninh đã phát hiện âm mưu bạo loạn lật đổ liên quan đến việc kích động biểu tình. Bắt đầu từ ý tưởng và kêu gọi của một vài đối tượng cực đoan, phản động ở nước ngoài trên nhiều trang web, mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin về cái gọi là phát động cuộc “Tổng biểu tình toàn quốc vào dịp 2-9” để lật đổ chế độ cộng sản ở Việt Nam. Chúng hô hào, vu cáo rằng “Luật An ninh mạng, Luật Đặc khu và nhiều đạo luật là “hành dân”, “hại nước”… nên cần phải có một đợt “tổng biểu tình” để lật đổ chế độ “độc tài đảng trị”. Chúng kêu gọi “ngày 2-9, cả nước xuống đường” và hướng dẫn các thủ đoạn như làm kẹt xe, tạo sự tê liệt toàn thành phố, thậm chí chặt cầu, chiếm công sở, đốt xe cộ, đốt Quốc kỳ, dùng gạch đá, bom xăng…Chúng đưa ra những mỹ từ như yêu nước, tự do, nhân quyền, hạnh phúc để kêu gọi người dân làm những việc như: Viết bài xuyên tạc, bôi nhọ, rêu rao nói xấu Đảng, Nhà nước trên mạng xã hội; chia sẻ hình ảnh, clip sau khi tham gia…Chúng gọi phong trào biểu tình là “cách mạng mùa Hè ở Việt Nam”, bắt đầu vụ việc gây rối trật tự ở Bình Thuận. Chúng so sánh với cuộc bạo động mùa hè năm 1989 ở Trung Quốc có nguyên nhân “thất bại” vì chưa lôi kéo được nông dân nên để rút kinh nghiệm, lần này, không chỉ dừng ở kêu gọi suông trên mạng xã hội, chúng còn viết lời kêu gọi biểu tình lên các tờ tiền có mệnh giá thấp từ 1.000 đến 5.000 đồng để tán phát, lan truyền thông tin. Chúng còn kích động người dân mang hung khí đi biểu tình với lý do để tự vệ nhưng thực chất là nhằm tạo ra sự hỗn loạn, dễ dẫn tới những hành vi phá rối và bạo lực nguy hiểm.

Chưa kể, vào ngày 7-8/5/2024 mới đây tại Genève, Thụy Sĩ với lý do “đứng lên vì nhân quyền và dân quyền tại Việt Nam”, Việt Tân và các đối tượng “dân chủ”, phản động cho rằng “phải lên tiếng để áp lực quốc tế được đặt lên chính quyền và Đảng Cộng sản Việt Nam”. Việt Tân và các hội, nhóm “dân chủ” kích động, kêu gọi biểu tình cả trong và ngoài nước không phải quá xa lạ. Vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, các sự kiện quốc tế lớn có sự tham gia của Việt Nam hoặc các chuyến thăm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đến các quốc gia… chúng đều tận dụng triệt để để kích động tụ tập đông người, kêu gào biểu tình nhằm hạ bệ uy tín, gây sức ép cho chính quyền. Tuy nhiên, nhìn lại những “cuộc biểu tình” đã được thực hiện, không khó để chúng ta nhận thấy dã tâm của giới “dân chủ” thì lớn nhưng kết quả chẳng khác gì trò hề. Dù rầm rộ tung tin trên khắp mạng xã hội nhưng thực tế chỉ có lác đác vài người chống cộng cực đoan tham gia.

Chiêu bài kích động biểu tình để lấy cớ kêu gọi các thế lực bên ngoài gây sức ép, thậm chí can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác là thủ đoạn chính trị được các thế lực thù địch thực hiện để tấn công những quốc gia đối lập. Nhiều quốc gia đã “đánh mất chính mình” chỉ vì người dân bị dính vào những “giấc mộng dân chủ”. Câu chuyện về các cuộc “cách mạng đường phố”, “cách mạng màu” nhằm lật đổ chính quyền, kéo theo những bất ổn, xung đột liên tiếp ở nhiều khu vực đến nay vẫn là bài học nhãn tiền.

 

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *