Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
5775

Phòng, chống tra tấn và bình đẳng giới – Bài 5

  1. Trong lĩnh vực lao động
  2. a) Nguyên tắc bình đẳng giới (Khoản 1, 2 Điều 13 Luật Bình đẳng giới năm 2006 )

– Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.

– Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.

  1. b) Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động (Khoản 3 Điều 13 Luật Bình đẳng giới năm 2006 )

– Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;

– Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;

– Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.

  1. c) Hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động (Khoản 3Điều 40 Luật Bình đẳng giới năm 2006  )

– Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.

– Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.

– Phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc áp dụng mức trả lương khác nhau cho những người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính.

– Không thực hiện các quy định của pháp luật lao động quy định riêng đối với lao động nữ.

  1. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
  2. a) Nguyên tắc bình đẳng giới (Khoản 1, 2 và 3 Điều 14 Luật Bình đẳng giới năm 2006 )

– Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.

– Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo.

– Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

  1. b) Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (Khoản 5 Điều 14 Luật Bình đẳng giới năm 2006 )

– Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo.

– Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật.

  1. c) Biện pháp hỗ trợ người mẹ (Khoản 4 Điều 14 Luật Bình đẳng giới năm 2006 ): nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
  2. d) Hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (Khoản 4 Điều 40 Luật Bình đẳng giới năm 2006 )

– Quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ.

– Vận động hoặc ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính.

– Từ chối tuyển sinh những người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.

– Giáo dục hướng nghiệp, biên soạn và phổ biến sách giáo khoa có định kiến giới.

  1. Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
  2. a) Nguyên tắc bình đẳng giới (Điều 15 Luật Bình đẳng giới năm 2006)

– Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ.

– Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát minh, sáng chế.

  1. b) Hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (Khoản 5 Điều 40 Luật Bình đẳng giới năm 2006)

– Cản trở nam, nữ tham gia hoạt động khoa học, công nghệ.

– Từ chối việc tham gia của một giới trong các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ.

  1. Trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao
  2. a) Nguyên tắc bình đẳng giới (Điều 16 Luật Bình đẳng giới năm 2006)

– Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao.

– Nam, nữ bình đẳng trong hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin.

  1. b) Hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, thông tin (Khoản 6 Điều 40 Luật Bình đẳng giới năm 2006)

– Cản trở nam, nữ sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật, biểu diễn và tham gia các hoạt động văn hóa khác vì định kiến giới.

– Sáng tác, lưu hành, cho phép xuất bản các tác phẩm dưới bất kỳ thể loại và hình thức nào để cổ vũ, tuyên truyền bất bình đẳng giới, định kiến giới.

– Truyền bá tư tưởng, tự mình thực hiện hoặc xúi giục người khác thực hiện phong tục tập quán lạc hậu mang tính phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *