Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
24598

Phản đối vi phạm nhân quyền của Israel, nhà hoạt động bị mất học bổng ở Mỹ

 

Trong nhãn quan của những kẻ tự nhận “đấu tranh dân chủ cho Việt Nam” thì Mỹ xứng đáng là quan tòa phán xét, chấm điểm nhân quyền các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các đồng minh của Mỹ là những người đứng về lẽ phải, chính nghĩa, cùng Mỹ bảo vệ giá trị nhân quyền. Bởi vậy, những nước nào không theo hệ giá trị nhân quyền kiểu Mỹ, không theo phe Mỹ, không làm “đồng minh” với Mỹ là không “ủng hộ thế giới tự do”, “cản trở sự phát triển của nhân loại”, là “phi dân chủ”. Tuy nhiên, Mỹ và đồng minh của Mỹ có phải là mẫu hình nhân quyền hay không, hay chỉ lợi dụng nhân quyền như một quân bài để theo đuổi các lợi ích địa chính trị? Để trả lời câu hỏi này, ta có thể nhìn thái độ của Mỹ đối với hồ sơ nhân quyền của các chính quyền thân Mỹ, đặc biệt là Israel. Liệu những người phản đối các vi phạm nhân quyền của nhà nước Do Thái có bị phân biệt đối xử trên đất Mỹ hay không? Một câu chuyện diễn ra gần đây cho thấy câu trả lời là Có.

Mới đây, ông Kenneth Roth – người từng là giám đốc điều hành của Human Rights Watch từ năm 1993 đến 2022 – đã được Trung tâm Chính sách Nhân quyền Carr của Trường Kennedy thuộc Đại học Havard đề nghị trao học bổng. Tuy nhiên, trước khi được thông qua, học bổng này cần có chữ ký chấp thuận của Hiệu trưởng Trường Kennedy, là Douglas Elmendorf.

Tuy nhiên, Elmendorf đã từ chối trao học bổng này cho Kenneth Roth, vì ông ta cho rằng  tổ chức Human Rights Watch có “thành kiến với Israel”.

Tuần trước, quyết định này của Douglas Elmendorf đã đến tai tạp chí The Nation thông qua một học giả về nhân quyền tại Trường Kennedy, là Kathryn Sikkink. Chẳng bao lâu, thông tin này đã khiến trường Havard vấp phải nhiều chỉ trích từ các cựu sinh viên và các tổ chức nhân quyền trên chính đất Mỹ. Chẳng hạn, nhóm ủng hộ quyền tự do ngôn luận PEN America cho rằng quyết định này “đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về độ tin cậy của chính chương trình Harvard”.

Dù người Mỹ “dậy sóng” về vụ phân biệt đối xử vừa nêu, các nhà dân chửi cờ vàng, bao gồm nhiều người sống trên đất Mỹ, đã lờ đi sự việc và làm như thể nó không tồn tại.

Vậy tổ chức Human Rights Watch thể hiện thái độ như thế nào với Israel? Năm 2021, tổ chức này đã ra bản báo cáo toàn diện nhất từ trước đến nay về cách hành xử của Israel đối với người Palestine, trong đó họ cáo buộc Israel phạm “tội ác chống lại loài người” và cho biết Mỹ và “cộng đồng quốc tế” đã “nhắm mắt làm ngơ” trước tội ác. Cụ thể, dù người Do Thái và người Palestine có dân số ngang nhau trên lãnh thổ mà Israel tuyên bố chủ quyền, chính quyền Do Thái đã tìm mọi cách để tước đoạt nơi sống và quyền sống của người Palestine. Họ từ chối cấp phép xây dựng cho người Palestine ở nhiều khu vực, thu hồi quyền cư trú của người Palestine, và chiếm đoạt đất đai thuộc sở hữu tư nhân của người Palestine một cách tùy tiện. Nói cách khác, chính quyền Israel đang dùng luật pháp như một công cụ để đẩy người Palestine ra khỏi mảnh đất mà họ đã sinh sống từ nhiều đời, và trao đất đó cho người Do Thái, đồng thời chụp cái mũ “khủng bố Hồi giáo” lên đầu những người Palestine có ý định kháng cự. Trước những hành vi phân biệt đối xử này, Human Rights Watch đã ví chính quyền được Mỹ hậu thuẫn ở Israel với chế độ Apartheid ở Nam Mỹ khi trước.

Các tổ chức nhân quyền cũng kêu gọi một ủy ban điều tra và trừng phạt quốc tế, bao gồm cả lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản đối với “các quan chức và những cá nhân có liên quan” ở Israel, tuy nhiên đề nghị này không hề được thực hiện.

Trong nhiều lý do, lý do quan trọng nhất là sự phản đối của chính quyền Mỹ.

Để thấy rõ bàn tay bẩn của Mỹ trong vấn đề này, cần nhớ rằng cho đến nay, Israel đã bị Liên Hiệp Quốc lên án hơn 500 lần về các hành vi xâm lược và đàn áp người Palestine. Và nghị quyết lên án Israel thì năm nào cũng có. Chẳng hạn:

Năm 2021, Liên Hiệp Quốc ra 19 nghị quyết, thì 14 cái lên án Israel.

Năm 2020, Liên Hiệp Quốc ra 23 nghị quyết, thì 17 cái lên án Israel.

Năm  2019, Liên Hiệp Quốc ra 25 nghị quyết, thì 17 cái lên án Israel.

Năm 2018, Liên Hiệp Quốc có 21 nghị quyết lên án Israel và 6 nghị quyết lên án các nước khác.

Tuy nhiên, bất chấp thái độ của Liên Hiệp Quốc, ô dù của Mỹ đã khiến quốc tế không có hành động thiết thực nào để ngăn chặn những vi phạm nhân quyền ở Israel. Đổi lại, chính quyền Israel cũng vào hùa với Mỹ trong những hành động bắt nạt của Mỹ. Chẳng hạn, từ năm 1992 đến năm 2018, năm nào Liên Hiệp Quốc cũng thông qua nghị quyết này một đòi Mỹ ngừng cấm vận Cuba. Năm 2018, nghị quyết này được thông qua với 189 phiếu thuận, 2 phiếu chống và 0 phiếu vắng mặt. Hai phiếu chống này là của… Mỹ và Israel.  Rõ ràng nước Mỹ đang kết bè kết đảng với một chế độ bị Human Rights Watch xem là “phạm tội ác chống nhân loại”.

Nhưng những hiện tượng này có khiến giới dân chửi cờ vàng, đa phần sống trên chính đất Mỹ, tỏ ra “quan ngại” không? Ngược lại, họ không những không phê phán Israel, mà còn đăng cả nghìn bài viết tuyên truyền rằng Do Thái là giống người “ưu việt”, “được Chúa chọn” để đứng đầu nhân loại. Với ý thức nhân quyền quá thấp, cùng sự phân biệt chủng tộc và sùng bái ngoại tộc lộ liễu như thế, các nhà dân chửi cờ vàng không có tư cách nhân danh tự do, dân chủ, độc lập để “đấu tranh”. Đây chỉ là những chiêu bài mà họ lợi dụng để kích động quần chúng cho mục đích trả thù chế độ

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *