Năm 1993, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật phục hồi tự do Tôn giáo, lật ngược lại quyết định của Tòa án Tối Cao nhằm hạn chế quyền của người Mỹ tự do thực hành tín ngưỡng của mình. Tuy nhiên, ngay sau quyết định này, sự đồng thuận xoay quanh quyền tự do tôn giáo đã bị suy yếu bởi những tranh chấp sâu sắc về mặt văn hóa khi người Công giáo thể hiện sự phản đối hôn nhân đồng giới hay tránh thai.
Cố vấn chung của Uỷ ban tự do tôn giáo, Holly Hollman nói: “Thật khó để có được sự đồng thuận lớn trong nỗ lực phổ biến tự do tôn giáo. Mọi người đều bêu xấu phía bên kia nhân danh tự do tôn giáo”.
Còn ông Todd Mc Farland, phó cố vấn chung tại Hội nghị người Cơ Đốc Phục Lâm, một giáo phái rất tích cực trong ủng hộ tự do tôn giáo, đành phải thừa nhận: “Đó là một vấn đề gây chia rẽ!”
Trên lý thuyết, cam kết tự do tôn giáo khá đơn giản. Bản sửa đổi đầu tiên của Hiến pháp Mỹ đã ngăn cản Quốc Hội đưa ra bất kỳ luật nào “tôn trọng thành lập tôn giáo hay cấm thực hành tự do”.
Đáng lo ngại hơn, tự do tôn giáo có thể bị chính trị hóa. Những người LGBT bị kì thị vì Kinh Thánh không chấp nhân họ. Hay những người vô thần theo Chủ nghĩa Cộng Sản hoặc một số hệ tư tưởng khác sẽ bị coi là quỷ dữ và dị giáo. Mối lo không phải là vô căn cứ khi quyền lực của Nhà Thờ đã từng thực hiện các cuộc săn phù thủy ở thời Trung Cổ để diệt dị giáo hoặc những người đi ngược lại đức tin của họ. Với danh nghĩa tôn giáo, họ tự cho mình quyền không tôn trọng các quyền tự do của người khác, ví dụ như tự do ngôn luận và tự do biểu hiện. Trên thực tế, sự phân biệt đối xử ấy chính là bất hợp pháp.
Thượng nghị sĩ Ted Cruz, R-Texas, đã đưa vấn đề này trở thành chủ đề chính của chiến dịch tranh cử của ông khi ông tranh cử ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa năm 2016. “Chúng ta là một quốc gia được thành lập dựa trên tự do tôn giáo”, Cruz nói với ký giả, “và sự không khoan dung với những người tuân thủ quy định của Kinh Thánh về hôn nhân là sai lầm căn bản.” Cùng quan điểm với Ted Cruz, Kay Cole James, đại diện cho Qũy Di sản bảo thủ đã cho rằng phe Cánh Tả đã cắt xén quyền tự do tôn giáo của họ”.
Một người Cánh Tả điển hình, dân biểu Nadler, đồng tài trợ cho luật Bình đẳng, phát biểu với tư cách chủ tịch Uỷ ban Tư pháp Hạ Viện: “Tôn giáo không phải là lý do cho sự phân biệt đối xử trong cộng đồng, nó không nên là lý do để chỉ trích các xu hướng tính dục hoặc giới”.
Một đại diện khác của phe Cánh Tả, Bobby Scott của Virginia khẳng định: “Tự do tôn giáo được sử dụng như một thanh kiếm để cắt giảm các quyền dân sự của các cá nhân khác”.
Những lập luân này đã khiến những người ủng hộ tự do tôn giáo bị mất tinh thần. Bỗng chốc vấn đề tự do tôn giáo lại trở thành nạn nhân của cuộc đấu đá chính trị giữa phe cấp tiến và phe bảo thủ, Cánh Tả và Cánh Hữu. Tuy nhiên, trên thực tế tự do tôn giáo cũng nên bị hạn chế bởi không thể kiểm soát được sự bùng nổ của những tư tưởng cực đoan, phân biệt chủng tộc, kì thị những người đi ngược lại đức tin, và nó có thể dẫn tới bất ổn xã hội, xa hơn nữa nó sẽ trở thành cái cớ cho chiến tranh như những cuộc thánh chiến thời Trung Cổ.
Tham khảo bài viết gốc:
https://www.npr.org/2019/05/23/724135760/how-the-fight-for-religious-freedom-has-fallen-victim-to-the-culture-wars
Hồng Hạnh