Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
10140

Nữ sinh 15 tuổi trở thành nhân vật của năm 2020

 

Ngày 7-12, tạp chí Time đã chọn nhà khoa học, nhà phát minh 15 tuổi Gitanjali Rao làm nhân vật mang danh hiệu đầu tiên mang tên “Trẻ em của năm”.

Trong suốt 92 năm qua, tạp chí Time luôn binh chọn và vinh danh “Nhân vật của năm”. Năm 2019, Greta Thunberg đã trở thành người trẻ nhất từng nhận được vinh dự này. Trước Greta Thunberg, người nhận trẻ nhất là Charles Lindbergh, 25 tuổi vào năm 1927.

nhà phát minh 15 tuổi Gitanjali Rao

Nhưng năm nay, tạp chí Time đã hợp tác với Nickelodeon để tìm kiếm trên mạng xã hội và các trường học trên toàn nước Mỹ để tìm ra đứa trẻ có ảnh hưởng nhất của năm 2020. Danh sách được thu hẹp từ 5.000 người Mỹ trẻ tuổi xuống còn 5 người lọt vào vòng chung kết, mỗi người sẽ nhận được một giải thưởng tiền mặt và có cơ hội đóng góp cho tạp chí.

Danh sách này bao gồm nghệ sĩ Tyler Gordon, 14 tuổi; nhà thiết kế và nhà hoạt động Jordan Reeves, 14 tuổi; Bellen Woodard, 10 tuổi và nhà hoạt động chống đói nghèo cho thanh thiếu niên Ian McKenna, 16 tuổi.

“Những bước nhỏ có thể dẫn đến thay đổi lớn”, biên tập viên Andrea Delbanco của TIME for Kids cho biết trong một tuyên bố. “Đây là những đứa trẻ hàng ngày đang tạo ra sự thay đổi trong cộng đồng của chúng theo cách thú vị và dễ tiếp cận  nhưng có tác động lớn”.

Gitanjali Rao được biết đến trong một cuộc trả lời phỏng vấn cùng siêu sao màn bạc Angelina Jolie khi nói rằng cô quan tâm đến công nghệ cảm biến ống nano carbon, các phân tử có thể phát hiện hóa chất trong nước. Ở tuổi 11, Gitanjali Rao đã giành chiến thắng trong “Thử thách nhà khoa học trẻ tuổi” vì đã tạo ra một thiết bị có thể phát hiện chì trong nước uống với sự trợ giúp của một ứng dụng di động. Năm ngoái, cô có tên trong danh sách 30 nhân vật dưới 30 tuổi có ảnh hưởng lớn theo bình chọn của Forbes.

Hiện, Gitanjali Rao  cũng tham gia phát triển một ứng dụng và tiện ích mở rộng của Chrome có tên Kindly, sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để phát hiện bắt nạt trực tuyến ở giai đoạn đầu. Trả lời phỏng vấn tạp chí Time, cô cho biết đang tham gia nghiên cứu về di truyền học để phát hiện ra các chất ô nhiễm sinh học như ký sinh trùng trong nước. Gitanjali Rao cũng đã hợp tác với các trường học nông thôn, các tổ chức STEM và bảo tàng trên khắp thế giới để tổ chức các hội thảo đổi mới nhằm giúp các sinh viên trẻ phát triển các phát minh của riêng họ.

H.Chi

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *