Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
9367

Nỗ lực bảo đảm tốt quyền con người  Kỳ 3: Chủ động và đổi mới

 

          Năm 2020, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn và xu hướng bảo hộ, xung đột thương mại tiếp tục gia tăng. Đại dịch COVID-19 đã đẩy kinh tế toàn cầu rơi vào trình trạng suy thoái trầm trọng, tác động đến trật tự kinh tế, chính trị, xã hội toàn cầu. Đảng, Chính phủ những chủ trương, giải pháp kịp thời, hiệu quả, vừa góp phần bảo đảm, thúc đẩy quyền con người, quyền công dân, vừa đấu tranh phòng ngừa, vô hiệu hóa hoạt động lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền chống Việt Nam của các thế lực thù địch.

 

              Để tiếp tục bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân, đấu tranh có hiệu quả với hoạt động lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền chống Việt Nam, công tác nhân quyền thời gian tới cần chủ động và đổi mới phương pháp chỉ đạo, điều hành, chủ động đi trước đón đầu thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm.

          Thứ nhất, quán triệt thực hiện nghiêm túc quan điểm chỉ đạo của Đảng đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; tập trung làm tốt công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo đảm, thúc đẩy quyền con người; chú trọng rà soát, đánh giá những vấn đề còn tồn tại, bất cập để bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, cụ thể hóa các nội dung quy định của pháp luật, đi sâu vào những khía cạnh, lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tạo hành lang pháp lý đầy đủ, toàn diện phục vụ có hiệu quả công tác quản lý nhà nước và nâng cao sự thụ hưởng quyền cơ bản của nhân dân.

Thứ hai, đổi mới phương pháp chỉ đạo, điều hành, nâng cao hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật về bảo đảm, thúc đẩy quyền con người, quyền công dân, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật, nhất là ở cấp cơ sở, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục những sơ hở, thiếu sót, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân. Tập trung đẩy mạnh thực hiện các chính sách, đề án về giảm nghèo theo hướng bền vững, bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp; thực hiện tốt chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo, lao động, xã hội, bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, chủ động bám sát cơ sở, hướng dẫn cơ sở trong thực thi chính sách, pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp triển khai công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền; theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19 để xây dựng các chương trình, kế hoạch đối ngoại, hợp tác quốc tế về nhân quyền phù hợp. 

Thứ tư, chủ động nắm bắt các xu hướng, các mối quan tâm mới của chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế về vấn đề nhân quyền; tăng cường số lượng và chất lượng các sản phẩm truyền thông về nhân quyền ra quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế đối với Việt Nam về vấn đề nhân quyền; bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước trong năm 2021. Tiếp tục tổ chức các cuộc tiếp xúc, trao đổi với các nước, tổ chức nước ngoài về các vụ việc, vấn đề liên quan dân chủ, nhân quyền để cung cấp thông tin chính thống; tiến hành bảo vệ Báo cáo quốc gia về thực hiện Công ước CERD của LHQ; trả lời đúng hạn các đề nghị cung cấp thông tin của các cơ chế nhân quyền LHQ; tiến hành Đối thoại nhân quyền với Mỹ, EU, Úc, Na Uy. Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình tăng cường hợp tác và vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2019-2025 và những cam kết trong Tuyên bố của Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

Thứ năm, tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về vấn đề quyền con người, quyền công dân, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam, đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền.■ 

Quốc hội khóa XIV thông qua 17 luật, 34 nghị quyết, cho ý kiến đối với 10 dự án luật, trong đó có nhiều luật liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân như Luật Cư trú (sửa đổi), Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi)… 

Chủ động triển khai kế hoạch thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III và các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên; triển khai công tác vận động các nước ủng hộ Việt Nam làm Ủy viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025; tiếp tục tham gia tích cực, có trách nhiệm, hiệu quả vào các diễn đàn nhân quyền quốc tế, đặc biệt là Hội đồng Nhân quyền LHQ, Ủy ban liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền, thể hiện vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong các vấn đề nhân quyền khu vực và quốc tế. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *