Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
23459

Những vấn đề đặt ra trong việc đảm bảo quyền của người DTTS về văn hóa

Việt Nam đã ban hành các chính sách nhằm đảm bảo quyền văn hóa của người DTTS. Trong các Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội (KTXH); Chiến lược Công tác dân tộc thì nhiệm vụ phát triển văn hóa cho người DTTS cũng được đặc biệt trú trọng quan tâm thực hiện.

Quyền tiếp cận văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều thách thức

Vẫn còn một số vấn đề đặt ra trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trong điều kiện hiện nay như: chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế; bản sắc văn hóa có nguy cơ mai một, vẫn còn tồn tại một số hủ tục lạc hậu,… Để giải quyết những bất cập này, cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện các chính sách cho phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế cũng như đặc thù về kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào DTTS sinh sống.

Đồng bào DTTS nước ta phần lớn sống ở vùng núi, vùng có điều kiện KTXH khó khăn và đặc biệt khó khăn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, sản xuất chưa phát triển nên khả năng tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ cơ bản còn hạn chế. Việc toàn cầu hoá và làn sóng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mang lại những bước tiến nhảy vọt về KTXH là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, chúng cũng mang đến những thách thức và sự tiêu cực như phân hoá giàu nghèo; thay đổi chuẩn mực xã hội; đảo lộn cấu trúc nhân lực xã hội… Theo đó, sự va chạm giữa văn hoá bản địa và văn hoá ngoại nhập là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, công nghiệp hoá – hiện đại hoá và nền kinh tế thị trường đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến bản sắc văn hoá của các DTTS.

 

Bản sắc văn hóa của nhiều dân tộc đang đứng trước nguy cơ mai một, nhất là ở các cộng đồng nghèo, các tộc người thiểu số rất ít người. Từ ngôn ngữ, các vật dụng trong cuộc sống hàng ngày, đến kiến trúc nhà ở, các lễ nghi trong đời sống xã hội (hôn nhân, tang ma, thờ cúng…) truyền thống của từng tộc người  còn ít được duy trì

Số lượng và chất lượng cán bộ trong các cơ quan hành chính nhà nước có nhiệm vụ thực thi  chính sách cũng là vấn đề cần quan tâm trong việc đảm các quyền cơ bản của công dân, đặc biệt là quyền của đồng bào DTTS trong lĩnh vực văn hóa.

Bối cảnh và tình hình chính trị, KTXH nói trên đã tác động không nhỏ đến chính sách đảm bảo quyền của người DTTS trong lĩnh vực văn hóa, vừa là thách thức vừa là cơ hội. Trong đó, thuận lợi vẫn là nét cơ bản, nhất là sự phát triển không ngừng vững mạnh của đất nước, công cuộc đổi mới và dân chủ hóa đời sống xã hội. Đặc biệt Hiến pháp 2013 là nền tảng pháp lý quan trọng cho việc thực hiện các quyền cơ bản con người, quyền công dân mà trong đó có quyền trong lĩnh vực văn hóa của đồng bào DTTS. Ngày 15/09/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1409/QĐ-TTg về việc Ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 trong đó  lĩnh vực văn hoá nhấn mạnh tập trung bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch và đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển nhóm DTTSRIN, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *