Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
16124

Những thử thách gay gắt cho nền dân chủ phương Tây

 

Theo đài RFI của Pháp, trong cuộc tiếp xúc với báo chí phương Tây ngày 29/06/2020, thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết bà cảm thấy lo lắng vì mô hình dân chủ tự do dường như đang yếu thế so với sức mạnh của các chế độ độc tài.

Phát biểu của thủ tướng Đức khiến nhiều người đặc biệt chú ý bởi bà Merkel không những là một nhà lãnh đạo chính trị có tầm cỡ trên thế giới, mà còn là chính trị gia sinh ra và trưởng thành trong chế độ cộng sản Đông Đức, người đã tận mắt chứng kiến sự sụp đổ của nhà nước cộng sản ở chính đất nước mình và ở các nước Đông Âu các đây 40 năm.

Phát biểu của bà Merkel xuất hiện trong bối cảnh đại dịch Cô vít 19 làm rung chuyển nền kinh tế nhiều nước phương Tây và làm ảnh hưởng sâu sắc đến niềm tin của nhiều người đối với những giá trị dân chủ phương Tây. Rất nhiều người chế giễu Mỹ, Pháp, các nền dân chủ phương Tây khác rằng “dân chủ chẳng để làm gì vì quý vị không có khả năng bảo vệ người dân khỏi một con virus”, trong khi những nước vừa “độc tài”, vừa “nghèo hèn” lại làm chuyện đó một cách hiệu quả, dù nước đó ở sát ngay nơi dịch bệnh bùng phát.

Khái niệm dân chủ xuất hiện khi có nhà nước và mỗi nền dân chủ gắn với một nhà nước nhất định, được quy định trong pháp luật. Trong xã hội có giai cấp, tuyệt đối không thể có thứ dân chủ chung chung, phi giai cấp. Dân chủ tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và trình độ dân trí trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Dân chủ phương Tây hay dân chủ nước nào đi nữa đều có mặt này, mặt khác. Một số người không nắm được bản chất vấn đề cho nên hô hào, đòi hỏi xây dựng xã hội phỏng theo “mô hình” nền dân chủ phương Tây. Nhiều năm qua, các nước phương Tây có xu hướng tuyệt đối hoá các tiêu chuẩn của dân chủ do họ đưa ra, coi nền dân chủ phương Tây là “mô hình mẫu mực, có tính phổ quát”, tìm mọi cách áp đặt các giá trị dân chủ của họ lên các quốc gia khác.

Trên thực tế, không phải không có những hoài nghi về nền dân chủ phương Tây. Ngay từ những năm 20, 30, 40 của thế kỷ trước, thời trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc các loại, châu Âu đã từng nếm trải sự suy thoái của nền dân chủ. Trong những năm gần đây, mô hình dân chủ phương Tây cũng trải qua những những thử thách mới khi nhiều chính đảng truyền thống suy yếu, mất uy tín; sự ngờ vực, thái độ thù địch đối với nhà nước gia tăng ở nhiều nơi, xuất hiện nhiều tổ chức chính trị có lập trường cực đoan; những phong trào phản kháng mang tính bạo lực nổi dậy; tình hình rối ren, xung đột xuất hiện ở nhiều quốc gia…

Với đại dịch Cô vít 19, thêm một lần nữa giá trị của nền dân chủ phương Tây đang đứng trước những thử thách gay gắt. Sau nhiều năm tồn tại, nền dân chủ đó đã bộc lộ một số khiếm khuyết cốt tử và đó là nguyên nhân làm cho niềm tin vào nền dân chủ phương Tây đã và đang lung lay tại nhiều nước. Điều tra gần đây do Viện thăm dò dư luận Pháp IPSOS tiến hành tại 26 quốc gia, cho thấy hơn 50% công dân các nước châu Âu được hỏi cho rằng dân chủ đang đi theo chiều hướng xấu tại đất nước mình.

Phát biểu của bà thủ tướng Đức Angela Merkel phản ảnh tâm trạng chung, sự lo âu của các nền dân chủ phương Tây hiện nay trước những thử thách gay gắt mà họ đang phải đối mặt. Những thiệt hại về người và của do đại dịch Cô vít, tình trạng bất ổn, bạo lực, xung đột, rối ren, sự suy giảm lòng tin của người dân vào chính quyền… xuất hiện liên tục ở nhiều quốc gia phương Tây hiện nay không phải tình cờ xảy ra cùng một lúc. Có lẽ đây chính là thời điểm các nước phương Tây nên tập trung cứu vãn nền dân chủ đang bị lung lay của chính họ chứ không phải lo đi dạy bảo các nước khác về dân chủ, tự do./.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *