Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
18516

Nhìn lại miếng bánh “dân chủ, nhân quyền” cho Syria 6 năm qua

 

Theo quan sát, 6 năm qua, báo chí Phương Tây vẫn nói “6 năm cuộc nội chiến Syria”… nhưng đây có đơn thuần là cuộc “nội chiến” hay không? Câu trả lời là không.

Khái niệm có thể lột tả chính xác hơn cuộc chiến tranh này là cuộc chiến tranh “Ủy nhiệm” hay một cách gọi khác là cuộc chiến tranh qua tay người khác. Có nghĩa là nó không phải là cuộc chiến giữa những người Syria với nhau mà còn rất nhiều lực lượng khác từ bên ngoài tham gia vào cả về chính trị, quân sự, cả về con người và vũ khí đạn dược.

Chúng ta cùng điểm lại những dấu mốc chính trong 6 năm cuộc chiến tranh tại Syria.

-18/3/2011 làn sóng mùa xuân Ả rập tràn đến thành phố Ddarra, miền Nam Syria với cuộc biểu tình lớn nhất trong nhiều thập niên. Những người biểu tình đòi lật đổ chính phủ của Tổng thống Basabadsad, một người theo dòng Hồi giáo Sy – I, tại một đất nước mà dòng Hồi giáo này Tuni chiếm tới 70% dân số, sự kiện này đã châm ngòi cho hàng loạt biến động tại Syria trong suốt 6 năm qua. Đây là cuộc biểu tình được coi là khởi đầu của cuộc chiến Syria.

– Tháng 4/2011, trước tình trạng biểu tình hòa bình nhanh chóng biến thành bảo lực, Tổng thống Syria, adsad đã có bước nhưỡng bộ lớn, chấp nhận một yêu cầu chính của người biểu tình, đó là chấm dứt lệnh tình trạng khẩn cấp được áp đặt trên toàn quốc từ năm 1963. Nhưng các “phong trào” phản kháng vẫn lan rộng trên khắp cả nước, tình hình đã vượt khỏi tầm kiểm soát của người Syria.

– Tháng 10/2011, từ Thổ Nhỉ Kỳ, một nước phản đối Tổng thống ad adsad, phe đối lập thành lập một mặt trận thống nhất mang tên “Hội đồng quốc gia Syria”.

– Tháng 7/2012, lực lượng nổi dậy tấn công vào Damad; tháng 4/2013, lực luwognj Hedpola từ libang tham gia vào cuộc xung đột nhằm mục đích ủng hộ lực lượng Chính phủ. Năm 2014, lợi dụng tình trạng hỗn loạn và khoảng trống quyền lực tổ chức “Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS” từ Iraq nhanh chóng tràn sang đánh chiếm nhiều vùng lãnh thổ Syria.

– Tháng 9/2014, Mỹ, Anh và một số nước vùng Vịnh thành lập liên minh chống IS và bắt đầu không kích IS tại Syria. Một năm sau, tháng 9/2015 Nga bắt đầu chiến dịch không kích tại Syria. Tháng  8/2016 Thổ Nhĩ Kỳ phát động chiến dịch chống khủng bố bên trong lãnh thổ Syria.

Song song với hoạt động quân sự, không ít nỗ lực chính trị và ngoại giao đã được xúc tiến trên bàn đàm phán. Từ Geneve, Thụy Sỹ đến Attana, Kazactan, các phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc đã có những lệnh ngừng bắn ngắn với quy mô nhỏ và cả một lệnh ngừng bắn trên toàn quốc vừa được tuyên bố trước thềm năm mới năm 2017 (29/12/2016). Nhưng súng vẫn nổ, các cuộc không kích chưa dừng lại.

Sáu năm, cuộc chiến khốc liệt tại Syria khiến hơn 300.000 người thiệt mạng, 5 triệu người trở thành tị nạn, thiệt hại kinh tế hơn 300 tỉ USD (theo một số báo lớn mà báo chí phương Tây cập nhật dịp 6 năm cuộc chiến này). Syria đã trở thành chiến trường ác liệt nhất Trung Đông. Đến nay, Liên Hợp quốc đã dừng thống kê khi khó tiếp cận nguồn thông tin do tình hình rất không an toàn. Nghĩa là con số này không dừng lại ở đó.

Quả thực, vào vùng đất bom đạn này, nếu không có sự yểm trở bởi một lực lượng quân sự nào đó thì tính mạng không được an toàn chứu đừng nói thu thập số liệu nhưng đi theo một bên nào đó thì cũng khó đảm bảo mức độ khách quan, còn dựa vào số liệu của các bên sẽ có những sai số nhất định.

Chỉ một chi tiết như vậy cũng đủ thấy mức độ phức tạp và sự tham gia của rất nhiều bên trong cuộc chiến này và nó cũng cho thấy sự chia rẽ của đất nước Syria, không một lực lưỡng nào của Syria hiện đnag đủ sức mạnh tập hợp để tự mình đứng ra thống nhất đất nước, lập lại hòa bình.

Trong lúc các bên đang tính toán làm thế nào để tiêu diệt đối phương, hàng triệu người dân vô tội của đất nước này đang kẹt giữa nhiều làn đạn, ước tính tới gần ½ dân số Syria giờ đang phải đi lánh nạn và dân số Syria từ khoảng 23 triệu người trước chiến tranh, giờ phải trừ đi khoảng 5 triệu người đang phải đi tị nạn ở các nước khác, họ đang góp phần vào cuộc khủng hoảng tị nạn nghiêm trọng nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ II.

Nhưng ở trong nước đã khổ, đi ra ngoài cũng không súng sướng gì, những người tị nạn liệu có được thỏa mong ước tránh khỏi làn bom đạn, họ ao ước được về nhà nhưng liệu nhà có còn không để mà về?

Rõ ràng, “dân chủ”, “nhân quyền” luôn là hai nội hàm đẹp đẽ nhất mà nhân loại hướng đến, là động lực và mục tiêu. Tuy nhiên, khi các giá trị “nhân quyền”, “dân chủ” được truyền thông các nước liên tục sử dụng như một chiêu bài thực hiện sự can thiệp ngoại quốc và xâm lược các quốc gia độc lập khiến chúng ta một lần nữa đặt câu hỏi: “Phải chăng, “dân chủ”, “nhân quyền” đang bị lợi dụng như miếng bánh ngọt ngào cho hình thái xâm lược kiểu mới mà các tập đoàn thống trị quốc tế đang thực hiện?”.

Quả đúng vậy, những năm qua chúng ta liên tục chứng kiến những bất ổn về an ninh thế giới được cho là xuất phát từ các cuộc “cách mạng màu sắc”, mang danh nghĩa “cải thiện” và “ban phát” dân chủ, nhân quyền này. Đó là những cuộc “biểu tình bất bảo động”, các cuộc “cách mạng đường phố”, “cách mạng cam”, hay “mùa xuân Ả Rập”…, gần đây nhất là cuộc chiến đang diễn ra tại Syria,… mà hệ quả của nó thì chúng ta đã biết rồi. Về vấn đề này, Putin, người đứng đầu nước Nga từng phải lên tiếng mạnh mẽ trước giới truyền thông phương Tây rằng: “Phương Tây không nên cố gắng áp đặt ràng buộc các nước khác phải chấp nhận máy móc những ý tưởng của Mỹ về dân chủ”.

Nhân đây, cũng gửi tới các bạn trẻ, các nhà “dân chủ cuội” Việt Nam, các bạn hãy sống trọn vẹn với chính mình và những gì đất nước, xã hội mang lại cho các bạn. Đất nước không cần sự đóng góp quá lớn của các bạn nhưng không có nghĩa là được phép phá hoại thành quả của một dân tộc. Xin được nhấn mạnh lại rằng: Dù xã hội văn minh hay mông muội thì các giá trị về “dân chủ”, “nhân quyền” đều được đặt trong khuôn khổ pháp luật.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *