Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
14562

Nhân quyền ở Việt Nam có phải “chỉ còn trên giấy”?

 

Ngày 7/3/2024, RFA tung lên bài  “Nhân quyền ở Việt Nam chỉ còn trên giấy” tung hô một số kẻ mà họ cho rằng đang “dũng cảm” đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, bất chấp thực tế đó là các đối tượng đã vi phạm pháp luật của Việt Nam, bị các cơ quan chức năng của Việt Nam bắt, tạm giam, rồi vu cáo Việt Nam đang “triệt tiêu nhân quyền” và “nhân quyền chỉ còn ở trên giấy”!?!

Thực tế, không có cái gọi là “các nhà hoạt động nhân quyền và môi trường bị bỏ tù bất công” nếu hành động của họ không vi phạm pháp luật Việt Nam. Nguyễn Chí Tuyến và Nguyễn Vũ Bình bị bắt tạm giam với cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Còn Hoàng Việt Khánh bị bắt tạm giam với cáo buộc tuyên truyền chống Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh… Cần phải nhấn mạnh rằng, các hoạt động đó là vi phạm pháp luật thì không thể đánh tráo khái niệm thành “bất đồng chính kiến” cũng như không thể coi việc các cơ quan chức năng bắt tạm giam những người này là “bất công” được. Cho nên, những quy chụp và suy diễn về việc Nguyễn Chí Tuyến, Nguyễn Vũ Bình, Hoàng Việt Khánh bị bắt tạm giam là nhằm kích động nhân dân chống đối chính quyền, vi phạm pháp luật; đồng thời cổ súy cho những hành vi gây rối, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ.

Thêm nữa, việc  Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc lần thứ hai (nhiệm kỳ 2023-2025) chính là một trong những minh chứng khẳng định rằng ở Việt Nam, nhân quyền được tôn trọng và đảm bảo. Kết quả đó thêm một lần cho thấy Việt Nam đã nhận thức sâu sắc quyền con người là giá trị chung của các quốc gia, dân tộc được cộng đồng quốc tế ghi nhận, tôn trọng, mà Việt Nam là một thành viên.

Ở Việt Nam, quyền con người được ghi rõ trong các Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013. Các quyền đó không chỉ thể chế hóa quan điểm của Đảng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, mà còn đồng thời được bổ sung, điều chỉnh trong các Bộ luật Lao động; Luật Trưng cầu dân ý; Luật Tín ngưỡng tôn giáo; Luật Báo chí; Luật Tiếp cận thông tin; Luật An ninh mạng; Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Luật Cư trú… phù hợp với Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 và các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Đồng thời, những nỗ lực của Việt Nam trong xây dựng, triển khai các chính sách để bảo vệ, thúc đẩy quyền con người; trong đó có việc quyền dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin của người dân ngày càng được bảo đảm tốt hơn… phù hợp với điều kiện của Việt Nam và được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Sự thật này bác bỏ nhận định sai lệch “các nhà báo và những người bất đồng chính kiến hoặc vận động nhân quyền thường xuyên phải đối mặt với áp lực và trở ngại từ nhà cầm quyền những nước độc tài” hay việc cho rằng “các báo cáo của những tổ chức quốc tế từ lâu đã chỉ ra những trường hợp bất công, hạn chế tự do ngôn luận, tự do chính trị, thậm chí bị đàn áp dã man và trắng trợn” khi “nhân danh vận động dân chủ bình luận với VNTB”.

Hơn nữa, một đất nước mà internet và mạng xã hội đang đứng thuộc top đầu thế giới, với “150 triệu kết nối mobile; khoảng 70 triệu người dùng internet; 58 triệu tài khoản sử dụng Facebook; với hạ tầng 3G/4G đã phủ sóng 99,8% dân cư và internet cáp quang đã tới 98% số phường, xã biên giới, hải đảo”[1] thì chắc chắn không thể nào không có những chế tài để quản lý, xử lý các hành vi vi phạm. Vì thế, việc Nguyễn Lệ Nam Em bị phạt 37,5 triệu đồng vì liên quan tới các phát ngôn gây tiêu cực trên mạng xã hội; Hàn Ni và Trần Văn Sỹ bị phạt 1,5-2 năm tù giam vì vi phạm luật an ninh mạng, lợi dụng quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331, Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) chắc chắn không phải là vì “nhà cầm quyền vươn vòi xử luôn cả người mẫu ca sĩ là để đe doạ tất cả người dân Việt Nam đang dùng mạng xã hội” hay “răn đe cõi mạng xã hội”. Việc mượn cớ để chụp mũ đó là “dấu hiệu của một năm đàn áp triệt để tiếng nói bất đồng” thật thô thiển.

Điều 14, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ghi rõ “1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” và đồng thời hiến định “2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Cho nên, việc “theo HRW, nhà cầm quyền Việt Nam đang giam giữ 160 người chỉ vì thực hiện các quyền dân sự và chính trị của mình một cách ôn hòa” là không đúng sự thật. Đồng thời, báo cáo toàn cầu tháng 1/2024 của HRW (Tổ chức Theo dõi Nhân quyền) cho rằng “tình hình nhân quyền của Việt Nam năm 2023 được cho là ‘ảm đạm’ khi các nhà hoạt động nhân quyền và môi trường bị bỏ tù bất công” cũng lànhận định thiếu khách quan, sai lệch, xuyên tạc vấn đề nhân quyền và công việc nội bộ của Việt Nam.

 

Nếu ở một quốc gia mà “nhân quyền chỉ còn trên giấy” thì không thể có việc “ngày 20/3/2024, Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững của Liên hợp quốc công bố Báo cáo hạnh phúc thế giới thường niên lần thứ 10; trong đó “chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 11 bậc, từ vị trí 65 (năm 2023) lên vị trí 54 với tổng điểm trung bình là 6,043. Bảng xếp hạng chỉ số hạnh phúc quốc gia dựa trên kết quả khảo sát tại 143 quốc gia và vùng lãnh thổ” được. Nên là, nếu ai cũng sống và làm theo đúng Hiến pháp và pháp luật Việt Nam thì chẳng có “áp lực” nào, cũng chẳng phải “đối mặt” với khó khăn, trở ngại nào hết. Vì thế, việc RFA cho rằng “trong bối cảnh kinh tế, chính trị có nhiều bất ổn như hiện nay thì chế độ độc tài buộc phải quyết tâm thống nhất tư tưởng và ý thức hệ để giữ vững vị thế thống trị của họ. Thậm chí, chỉ cần nói trái ý Đảng là bị phạt, chứ chưa cần phản biện gì cả” chỉ là suy diễn một chiều. Đồng thời cũng không có cái gọi là “Nhà cầm quyền họ đang thắt chặt việc kiểm soát những người bất đồng chính kiến vì họ đang theo chính sách cai trị “sắt thép” nhằm dập tắt phong trào đấu tranh mà họ nghĩ đã dần thành công trong khoảng thời gian 5 năm vừa qua. Họ thấy được thời điểm này phong trào đấu tranh lắng xuống và họ muốn dập tắt hẳn” như “Tố Nga đã nói với phóng viên VNTB”.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *