Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
33232

NHÀ NƯỚC TÂY BAN NHA – Nổi dậy chống lại kiểm duyệt

Đó là tên bài báo tiếng Đức “SPANISCHER STAAT – Aufstand gegen Zensur”.của nhà báo Carmela Negrete đăng trên tờ Thế giới trẻ (Junge Welt) ở Thủ đô Berlin đăng ngày 18-02-2021, được Việt kiều Đức Hồ Ngọc Thắng biên dịch. Bài báo cho biết, hàng nghìn biểu tình Tây Ban Nha chống lại việc bắt giữ ca sĩ nhạc Ráp khi Chính phủ muốn thay đổi luật và ân xá cho Hasél
Rapper người Tây Ban Nha Pablo Hasel sau khi anh bị cảnh sát chống bạo động giam giữ bên trong Đại học Lleida. Ảnh: Reuters
Rapper người Tây Ban Nha Pablo Hasel sau khi anh bị cảnh sát chống bạo động giam giữ bên trong Đại học Lleida.
Tại một số thành phố của Tây Ban Nha, hàng ngàn người đã xuống đường vào tối hôm thứ Ba để chống lại việc cầm tù ca sĩ nhạc Ráp cánh tả Pablo Hasél. Hasél, người đã bị kết tội “tôn vinh chủ nghĩa khủng bố” và “xúc phạm hoàng gia Tây Ban Nha và các tổ chức nhà nước”, trước đó đã bị bắt trong một tòa nhà tại trường đại học ở quê hương Lleida của anh ta.
Vài chục cảnh sát Catalan trong trang phục chống bạo động là bắt đi nghệ sĩ Hasél khi anh này được nhiều người làm thành rào chắn bảo vệ. Trước khi bị đưa lên xe cảnh sát, Hasél đã hét lên: “Cho chết nhà nước phát xít!”
Hasél đáng lẽ ra đã phải chấp hành bản án 9 tháng tù vào hôm thứ Sáu tuần trước. Tuy nhiên, do cuộc bầu cử khu vực vào hôm Chủ nhật, vụ bắt giữ đã bị hoãn lại trong thời gian ngắn. Có thể vì muốn tránh những tiêu đề tiêu cực trên báo chí trước cuộc bỏ phiếu ở Catalonia.
Hiện nay, hàng trăm nhân vật từ văn hóa và báo chí đã ký vào một bản kiến nghị phản đối việc bắt giữ Hasél và đòi tự do ngôn luận và tự do nghệ thuật. Trong bản tuyên bố có chữ ký của đạo diễn nổi tiếng Pedro Almodóvar và nam diễn viên Javier Bardem, trong số những người khác, nói rằng với việc bắt giữ Hasél, Tây Ban Nha ngang hàng với các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ hay Maroc. “Qua đó, Nhà nước Tây Ban Nha hiện đang đứng đầu danh sách các quốc gia đã đàn áp các nghệ sĩ hầu hết vì nội dung các bài hát của họ.”
Theo thông tin chính thức, kể từ khi luật hình sự hiện hành năm 1995 ra đời, hơn 150 nghệ sĩ, cũng như các nhà báo, đã bị kết tội bày tỏ quan điểm được hiểu là “bôi nhọ” chế độ quân chủ hoặc nhà nước. Điều 578 của Bộ luật Hình sự Tây Ban Nha, quy định tội danh “tôn vinh chủ nghĩa khủng bố” và “làm nhục nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố”, chủ yếu được sử dụng chống lại những người cánh tả. Ngược lại, phủ nhận Holocaust hoặc tôn vinh chế độ độc tài phát xít dưới thời Francisco Franco, không phải là tội hình sự ở Tây Ban Nha.
Liên minh cánh tả Unidas Podemos, một bộ phận của chính phủ Madrid, hôm thứ Ba đã thông báo rằng họ sẽ nộp đơn xin ân xá cho Hasél để khắc phục “sai lầm dân chủ này”. Bộ trưởng Tư pháp của chính phủ liên minh, Juan Carlos Campo của đảng PSOE dân chủ xã hội, đã tuyên bố vào tuần trước rằng ông muốn cải cách luật hình sự. Theo đó, cần đảm bảo rằng việc bày tỏ quan điểm không thể bị phạt tù.
Tuy nhiên, ở một diễn biến khác, chính quyền trung ương đang khó chịu: Bộ trưởng Nội vụ Fernando Grande-Marlaska người của đảng PSOE đã không nói một lời nào về tình trạng bạo lực thái quá của cảnh sát ở một số thành phố trong vài ngày qua. Các cuộc biểu tình đã nổ ra vào cuối tuần qua tại thị trấn Linares của Andalucia sau khi hai cảnh sát say rượu đánh đập và làm một người đàn ông bị thương nặng. Hiện cảnh sát đã phải thừa nhận rằng họ đã sử dụng súng bắn đạn chì để chống lại cuộc biểu tình, khiến ít nhất hai người bị thương nặng. Cũng có sự ngược đãi tại các đồn cảnh sát, theo bản tin của nhật báo La Marea. Nhiều video trên mạng xã hội cho thấy cảnh sát cũng dùng bạo lực đáng kể đối với người biểu tình vào tối hôm thứ Ba.
Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng và ngoài trời
Ảnh: Các cuộc biểu tình phản đối việc giam giữ Hasél ở Barcelona cũng dẫn đến đụng độ với cảnh sát
Đường link của bài báo:
Cho đến nay, ở Tây Ban Nha vẫn diễn ra biểu tình và đụng đội với cảnh sát vì việc ca sĩ Hasél bị bắt đi tù. Hasel bị kết tội vì lời bài hát và dòng tweet có liên quan đến nhóm bán quân sự ly khai xứ Basque ETA (đã tự giải tán năm 2018), so sánh các thẩm phán Tây Ban Nha với Đức Quốc xã và gọi cựu vương Juan Carlos là trùm mafia (Cựu vua Juan Carlos, 83 tuổi, đã bay đến một khu nghỉ dưỡng sang trọng ở Abu Dhabi, ẩn náu tại một nơi nghỉ dưỡng sang trọng  trong khi đối mặt với các cuộc điều tra tham nhũng tại Tây Ban Nha vào tháng 8 sau khi các công tố viên Thụy Sĩ mở cuộc điều tra về các tài khoản ngân hàng mà ông bị cáo buộc là nắm giữ tại các thiên đường thuế). Tác phẩm của ông cũng có những tưởng tượng bạo lực về các chính trị gia bảo thủ. Trường hợp của Hasel lặp lại trường hợp của một rapper khác, Valtonyc, người đã trốn sang Bỉ vào năm 2018 sau khi bị kết án về tội tương tự. Tây Ban Nha muốn dẫn độ anh ta nhưng Bỉ đã từ chối vì hành vi phạm tội của anh ta không phải là tội phạm theo luật của Bỉ.

Tuy nhiên, ngoài tổ chức Ân xã quốc tế có lên tiếng phản đối, dường như các tổ chức nhân quyền, các cơ quan truyền thông quốc tế lớn phát tiếng Việt lại giữ im lặng, không đưa tin, tường thuật diễn biến này. Bình luận về “hiện tượng” này, giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng, lý do RFI, RFA, BBC giữ thái độ “im lặng”, đơn giản: ở Tây Ban Nha không có việc làm cho họ để có lương! Dân số Tây Ban Nha khoảng 47 triệu (2020)= khoảng 50% dân số Việt Nam nhưng tỷ lệ bắt bớ, cầm tù những người được cho là “bất đồng chính kiến” hơn 2 lần so với Việt Nam – một quốc gia mà số thời gian mới bước đi những bước đầu tiên trên con đường dân chủ, ngắn hơn rất nhiều lần.

Câu hỏi đặt ra: Nền dân chủ lâu đời phương Tây nói gì về điều này trước khi đi rao dạy người khác?”
Hiếu Ngọc

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *