Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
37654

Nguyễn Hữu Vinh và chiêu trò chọc ngoáy về công tác phòng, chống tham nhũng

 

Nhân việc, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã họp phiên thứ 23 để kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động năm 2022, xác định chương trình công tác năm 2023, với góc nhìn tiêu cực, hằn học, bất mãn của Nguyễn Hữu Vinh cố tình lèo lái sang hướng khác với bài viết “Xây lò hơn đốt lò”, đặt vấn đề cuộc chiến chống tham nhũng là “thành hay bại”, “xây tốt thì đâu phải đốt”, phủ nhận các giải pháp hiện nay như ““hoàn thiện thể chế để bảo đảm ‘không thể’, ‘không dám’, ‘không muốn’, ‘không cần’ tham nhũngvà cho rằng căn nguyên khiến cuộc chiến này thất bại do không có dân chủ, “bịt miệng dân” chẳng hạn như xỏ xiên cho rằng: “Mãi tới khi bao vụ án động trời bung bét ra cả, thì cách đây mấy tháng, hình như điều vô cùng sơ đẳng nhưng tối quan trọng mới lại được le lói trở lại, là phải có vai trò giám sát của nhân dân thì mới kiểm soát được quyền lực” hay “Đó là, nếu muốn nó trở thành cái lồng nhốt được quyền lực, thì phải có được cơ chế phản biện cho tất cả người dân, cán bộ, đảng viên được mở miệng trước những vi phạm pháp luật, quy định của Đảng”.

Thực tế, “phòng” và “chống” tham nhũng tiêu cực luôn là chủ trương nhất quán, thể hiện rõ ở chủ trương “Gắn kết chặt chẽ giữa “xây” và “chống” lấy “xây” là cơ bản, “chống” phải quyết liệt hiệu quả”. “Xây” tức là bảo vệ, “chống” chính là đấu tranh. “Xây” và “chống” là hai mặt của một vấn đề, có mối quan hệ biện chứng qua lại với nhau “xây” để “chống” hiệu quả hơn ngược lại “chống” để “xây” ổn định và vững chắc hơn”. Để công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có hiệu quả, tham khảo kinh nghiệm quốc tế và những bài học thực tiễn trong những năm qua, Đảng và Nhà nước xác định cần phải “Hoàn thiện thể chế để phòng ngừa chặt chẽ, để bảo đảm “không thể tham nhũng”; cơ chế phát hiện, xử lý hiệu quả để “không dám tham nhũng” và cao hơn cả là cơ chế bảo đảm, đãi ngộ hợp lý để “không cần, không muốn tham nhũng”. Các chủ trương chính sách của Đảng về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải được thể chế hóa thành pháp luật. Việc Đảng chủ trương “Nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế” ở đây có nghĩa là phải siết chặt kỷ luật của Đảng, xây dựng hệ thống pháp luật của Nhà nước, với sự đồng thuận của toàn dân. Xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực đủ mạnh, sẽ không cho những kẻ có chức, có quyền, cậy thế làm càn, tham ô, tham nhũng, tiêu cực làm giàu bất chính cho gia đình, bản thân. Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta sẽ thực hiện được mục tiêu đảm bảo tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.

Bài viết này của Nguyễn Hữu Vinh lại đặt ra câu hỏi ỡm ờ “thành hay bại” với viện dẫn: “Công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam đang có những diễn biến ghê gớm chưa từng thấy, nhưng lại có một câu hỏi rất quan trọng là nó đang thành công hay thất bại”. Trước hết phải làm rõ thế nào là thành công và thế nào là thất bại trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực? Tham nhũng, tiêu cực là một hiện tượng xấu trong xã hội, gây thiệt hại kinh tế, suy thoái đạo đức, làm mục ruỗng bộ máy nhà nước, đe dọa sự tồn vong của đất nước của chế độ do đó, phải phòng và chống tham nhũng tiêu cực. Như vây, rõ ràng rằng: cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng không thể là một sớm, một chiều, mà phải là một cuộc chiến không khoan nhượng, không ngừng, không nghỉ, kiên trì, lâu dài, bền bỉ và rất phức tạp.

Lợi dụng sự phức tạp của cuộc chiến này, phủ nhận thành quả đã đạt được của nó rồi đặt vấn đề “thành công hay thất bại?” theo kiểu xỏ xiên của Nguyễn Hữu Vinh đều hướng đến ý đồ của của kẻ viết bị phơi bày phần kết, đó là đòi cho dân được “giám sát”, được “tự do ngôn luận” mới là giải phòng “phòng” tham nhũng. Đây là chiêu trò lâu nay đám cơ hội chính trị thường chủ trương lợi dụng cuộc chiến chống tham nhũng để đòi quyền tự do lập hội, đảng phái, đòi quyền tự do ngôn luận để các băng nhóm chống phá Nhà nước được tha hộ lập đảng phái, tổ chức dưới danh nghĩa chống tham nhũng, đòi trả tự do cho số chống đối đã “tự do ngôn luận” bôi nhọ Đảng, Nhà nước bị điều tra, truy tố cho các tội danh tuyên truyền chống Nhà nước, hay lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức, cá nhân

Nguyễn Hữu Vinh cũng đã từng đi tù vì viết bài, tung tin bôi nhọ, xuyên tạc, sự thật Nhà nước, phạm vào tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo Điều 258 Bộ luật Hình sự”, đã được mãn hạn tù, trả tự do vào ngày 5/5/2019. Với chiêu trò chống phá, xuyên tạc mọi nỗ lực của Đảng, Nhà nước để chống phá Việt Nam kiểu này, cái ngày nhập kho trở lại theo Điều 258 cũ, Điều 331 hiện nay với y không còn xa vời

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *