Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
309978

Nguôn gốc và các đặc trưng cơ bản về quyền con người?

 

Khái niệm: Quyền con người (nhân quyền) là một phạm trù chính trị – pháp lý và là một vấn đề nhạy cảm và phức tạp, nên luôn có các cách hiểu khác nhau, từ khái niệm, nội dung đến cách thức thực hiện quyền con người. Các quan điểm theo lập trường tư sản cho rằng, quyền con người là “bẩm sinh” nghĩa là con người sinh ra đã có các quyền. Quyền con người là những nhu cầu cơ bản của con người, xuất phát từ phẩm giá vốn có của mỗi người. Con người sở dĩ có các quyền và tự do, đơn giản chỉ vì họ có những phẩm chất tự nhiên của con người: “Sở dĩ gọi là quyền con người, vì đơn giản là con người” . Phẩm giá là đặc trưng cốt lõi của các quyền con người, được kết tinh từ các chuẩn mực đạo đức, các giá trị văn hoá, chính trị, pháp lý của toàn thể cộng đồng nhân loại. Quyền con người do đó thể hiện khát vọng cao cả của con người.

Như vậy, quyền con người là các quyền vốn có được trao cho mỗi cá nhân mà không dựa trên bất cứ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hoặc các quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc và xã hội, tài sản, dòng dõi hoặc các điều kiện khác.

Quan điểm của cộng đồng quốc tế, nhất là của Liên hợp quốc khẳng định “Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu bảo vệ các cá nhân và nhóm khỏi những hành động can thiệp vào tự do cá nhân và phẩm giá con người. Một số đặc điểm quan trọng của quyền con người là chúng được bảo đảm bằng các chuẩn mực quốc tế, bằng pháp luật, trọng tâm vào phẩm giá con người, trách nhiệm thuộc về nhà nước và các chủ thể nhà nước, không bị tước đi, phụ thuộc và quan hệ lẫn nhau và phổ quát” .

Kế thừa những nhận thức chung và dựa trên quan điểm macxit về quyền con người, có thể hiểu: Quyền con người là quyền của tất cả mọi người, xuất phát từ nhân phẩm vẫn có của con người, được pháp luật ghi nhận và bảo vệ.

Nội hàm của quyền con người được xác định trên cơ sở nhân phẩm, bình đẳng, tự do, không phân biệt đối xử, nhân đạo, khoan dung, trách nhiệm giải trình… Đây cũng là những giá trị được kết tinh từ mọi nền văn hoá, tạo thành nền tảng và thúc đẩy sự phát triển các quyền con người.

Nguồn gốc,đặc trưng của quyền con người

Quyền con người được hình thành từ hai nguồn gốc: Nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. Xét về mặt lịch sử, quyền con người được nhận thức và được thúc đẩy do thực tiễn bị áp bức, bóc lột và bị tước đoạt về quyền trong các xã hội có giai cấp. Theo nghĩa này, quyền con người chỉ tồn tại trong xã hội có giai cấp và chỉ mất đi khi các giai cấp và điều kiện tồn tại giai cấp không còn; do đó, quyền con người là một phạm trù lịch sử. Theo nghĩa rộng, quyền con người bắt nguồn từ phẩm giá vốn có của con người. Chính phẩm giá con người làm nảy sinh những nhu cầu về quyền. Nhưng chỉ khi nào những nhu cầu về quyền này được xã hội thừa nhận và bảo vệ mới trở thành quyền.Với cách hiểu này, quyền con người sẽ tồn tại mãi mãi, gắn liền với sự tồn tại của con người và phát triển cùng với tiến trình văn minh nhân loại.

Quyền con người bắt nguồn từ phẩm giá, nhu cầu vốn có của con người và mang những đặc trưng:

a/ Phổ quát và đặc thù- Áp dụng bình đẳng cho mọi thành viên gia đình nhân loại, không phân biệt đối xử.

– Việc bảo đảm chịu tác động của các yếu tố đặc thù về lịch sử, truyền thống, chính trị, kinh tế, văn hóa

b/ Không thể chia cắt (indivisibility); Các quyền con người đều có giá trị như nhau

c/ Phụ thuộc và quan hệ ỉẫn nhau (interrelatedness and interdependence); Các QCN là một tổng thể không thể tách rời, quan hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Sự vi phạm một quyền nào đó sẽ tác động tiêu cực đến các quyền khác và ngược lại.

d/ Bình đẳng và không phân biệt đối xử (equality and non-discrimination);Không thể đem  ra mua bán, thương thuyết, ban phát, rút lại, tước đoạt. Nó thuộc sở hữu vốn có của mỗi người bất kể địa vị của họ trong nền văn hóa, hệ thống pháp luật.

e/ Sự tham gia và tham gia đầy đủ (participation and inclusion);

g/ Trách nhiệm giải trình và pháp quyền (Accountability and rule of law).

Quyền con người được phần loại thành nhiều cấp độ và cách thức khác nhau tuỳ theo cách tiếp cận .Việc phân biệt quyền con người chỉ là tương đối, nhằm xác định nghĩa vụ của nhà nước trong việc thực hiện quyền con người. Các quyền con người đều có giá trị pháp lý như nhau, đều đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân, nhưng có một số quyền có vị trí khá đặc biệt; nếu các quyền này không được tôn trọng thì mỗi cá nhân không thể tồn tại như mọi con người đúng nghĩa . Các quyền và tự do luôn được đề cao, nhưng một số quyền có thể bị hạn chế . Tuy nhiên, những hạn chế phải rõ ràng, mình bạch .

Trách nhiệm thực hiện quyền con người bao gồm nhiều chủ thể, nhưng quan trọng nhất là nhà nước. Nhà nước vừa là người bảo vệ (guardian) nhưng đồng thời cũng thường là đối tượng vị phạm quyền.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *