Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
53042

Một số học thuyết tiêu biểu về quyền con người trong lịch sử Phương Đông?

Một số tư tưởng, học thuyết tiêu biểu

– Khổng Tử (551 – 479 TCN): Quyền con người dựa trên các giá trị đạo đức, các quan hệ xã hội như: Nhân, Nghĩa, Lễ…; Phụ – Tử, Huynh – Đệ, Phu – Thê, Bằng – Hữu, Quân – Thần

Đề cao quyền được giáo dục, quyền được chăm sóc của những người kém may mắn, khó khăn: góa bụa, trẻ mồ côi, người bệnh, người nghèo; sống theo lễ là hòa hợp với tự nhiên. Chính quyền tốt là chính quyền hành động theo đạo lý; “Nếu bạn lấy đức trị dân, bạn ví như sao Bắc Đẩu; nó đứng yên đó trong khi các tinh tú quay quanh nó. Có thể nói lên điều thật dù mất lòng đối với chính quyền (Vua)…

– Mặc Tử (479 – 381 TCN): Đề cao quyền bình đẳng tự nhiên, quyền của nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quyền chống áp bức, bất công. “Tôn trọng người xứng đáng, trừng phạt kẻ bất nhân, không phụ thuộc vào quan hệ thân tộc”, “Những người làm nghề nông, công, thương có khả năng thì được tiến cử, người có tài cho chức tước, người có công được trọng thưởng”…

– Mạnh Tử (372 – 289 TCN): Nhấn mạnh tính “thiện” của con người, đề cao giáo dục giúp con người phát triển khả năng lý luận, không phụ thuộc vào định mệnh; chính quyền phải thực hiện cai trị bằng lý lẽ hay lẽ phải, hợp lòng dân; vua biến thành bạo chúa thì nhân dân có quyền lật đổ v.v…

– Tuân Tử (313 – 238 TCN): Nhấn mạnh tính “ác” của con người (tham lam, tư lợi, ganh ghét) và đề xuất cai trị bằng luật Thương Ưởng (390 – 338 TCN); Hàn Phi Tử (280 – 230 TCN) đều chủ trương pháp trị thay nhân trị: Luật pháp chứ không phải ý muốn cá nhân, không phải sự chuyên quyền của vua chúa phải là cơ sở cho điều hành nhà nước. Thái tử phạm pháp cũng phải chịu tội…

Khổng Tử quyền con người dựa trên các giá trị đạo đức, các quan hệ xã hội

– Phật giáo (ra đời từ thế kỷ VI – V TCN ở Ấn Độ). Nhấn mạnh hoạt động tự do của con người: tự nguyện, tự giác, tự chịu trách nhiệm cho lựa chọn hoạt động cá nhân như diệt dục, khắc phục vô minh, thực hành giác ngộ, quan tâm đến tha nhân, khoan dung đích thực (con người có quyền lựa chọn và làm theo ý muốn của mình). Tinh thần xuyên suốt của Phật giáo là mọi người đều bình đẳng trong tiếp cận với con đường giải thoát.

– Kinh từ tâm (về lòng từ bi): Thấy người khổ nạn khó qua/ Lòng mình đau xót như là khổ chung/ Thấy người hạnh phúc thành công/ Lòng mình sung sướng như cùng vui theo/ Thấy người lầm lỗi ít nhiều/ Lòng mình tha thứ mến trìu càng hơn/ Người từ tâm sống vẹn toàn/ Thương yêu bình đẳng, sắt son bền lòng…/ Từ tâm hóa giải đẹp son/ Muộn phiền sâu hận tan vào hư không/

(Đoạn kinh cho thấy sự hiện diện của ý thức tự nguyện, lòng khoan dung, tôn trọng người khác và vai trò của nó trong đời sống con người.

– Tư tưởng Hồi giáo (Islam – thế kỷ VII tại Ả Rập): Chỉ tôn thờ Allah Đấng tối cao, Đấng duy nhất; Kính trọng cha mẹ; Yêu công bằng; Không được phỉ báng người khác; Tôn trọng pháp luật; Giúp đỡ kẻ yếu, người nghèo; tự kiềm chế, bảo vệ lẽ phải; Khoan dung… (Kinh Koran).

– Pháp luật về quyền con người.

+ Bộ luật Hamurapi (thế kỷ XVIII TCN). Bộ luật này đã nhấn mạnh khái niệm công bằng bao hàm trong tư tưởng: Diệt trừ kẻ ác không tuân thủ luật pháp, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp người yếu và làm cho quyền lực của hoàng đế giống với trí tuệ, thông minh, nhân từ để mang lại hạnh phúc cho dân chúng.

Ghi nhận một số quyền cơ bản: Quyền sở hữu (Đ44, 66); Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở, tài sản, danh dự, sức khỏe, tính mạng (Đ21, 25, 127, 130, 205, 213, 214);  Quyền được tố cáo những hành vi phạm tội (Đ112, 113); Quyền được bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra (Đ53, 55); Quyền được bảo đảm cuộc sống những lúc khó khăn của phụ nữ (Đ.134, 138) v.v…

Áp dụng luật được thực hiện thông qua hệ thống các hình phạt và khắc ghi luật lên những cột đá.

+ Luật Manu (khoảng 200 TCN) phản ánh tư tưởng chính trị Bàlamôn giáo nhằm bảo vệ trật tự đẳng cấp của chế độ chiếm hữu nô lệ ở Ấn Độ. Tuy nhiên, các quyền về tài sản, phụ nữ, trẻ em đã được ghi nhận. “Nhà vua sẽ bảo vệ nhà cửa và tài sản được thừa kế của một cậu bé đến khi cậu ta trở về (sau khi học tập) hoặc qua tuổi thiếu niên”. “Tương tự như vậy, ông cũng bảo vệ những phụ nữ không có con trai, người không có gia đình, những bà góa hay người bệnh tật” (Điều 28, 29) v.v…

+ Bộ luật của vua Cyrus Đại đế (559 – 530 TCN) vị vua đầu tiên của Ba Tư cổ đại. Bộ luật này được khắc trên một trụ đất nung (gọi là trụ Cyrus). Các chỉ dụ ghi trên trụ thể hiện rõ tư tưởng giải phóng nô lệ, quyền tự do lựa chọn tín ngưỡng, sự bình đẳng giữa các sắc tộc…

+ Bộ luật của Ashoka (khoảng 272 – 231 TCN).

Là hoàng đế của đất nước Ấn Độ, trị vì Đế quốc Maurya từ năm 273 – 232 TCN, không những giúp cho đạo Phật trở thành tôn giáo thế giới, mà còn tiếp tục phát triển tư tưởng Phật giáo về lòng khoan dung đích thực và ý nghĩa của những hành động tự do.

Ashoka cho xây trên khắp đất nước những bia đá (có tài liệu ghi 84.000 bia) trên đó có những lời khuyên về cách sống và thông điệp về tự do và khoan dung đích thực. Ví dụ: “Một người không thể tôn sùng giáo phái của riêng mình hay xem thường giáo phái của người khác mà không có lý do. Tất cả các giáo phái của người khác đều đáng được tôn sùng”.

Kế thừa: – Bộ luật  Hammurabi có thể coi là một trong những bản hiến pháp đầu tiên, tạo cảm hứng cho sự ra đời của nhiều hiến pháp quốc gia coi trọng và đảm bảo quyền con người. Đây là tiền đề các quốc gia sau này đều ra đời các bản Hiến pháp là văn bản pháp luật cao nhất của hệ thống pháp luật, mọi bộ luật  TTHS, LDS,LHS,…đều phải hiện thực hóa hiến pháp… (dẫn chứng Hiến pháp pháp luật VN tôn trọng các nguyên tắc: kế thừa quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân trao cho, hành động tùy tiện nhà nước phải bị ngăn chặn)

– Đã xuất hiện các quyền tự nhiên của con người, quyền của nhân dân tham gia công việc quản lý của nước, quyền nổi dậy chống áp bức bất công . Tư tưởng về quyền con người gắn liền với tư tưởng về Luật tự nhiên. Nội hàm cốt lõi của nó là một trật tự đúng tự nhiên, mọi sự vật phải tuân theo nó, quyền con người là quyền tự nhiên, nó tồn tại như một nguyên lý chính yêu trong các học thuyết tôn giáo triết học phương Đông, đạo Nho giáo ở Trung Quốc…

Các quyền tự nhiên của con người đã trở thành cảm hứng cho các cuộc cách mạng xã hội của nhân loại nhằm lật đổ ách thống trị chuyên chế bất công từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến, chế độ thực dân đế quốc.

Quyền của nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quyền chống áp bức, bất công đã xuất hiện trong Học thuyết của Mặc Tử  (Trung Quốc). Đây là quan nhiệm về quyền con người hết sức tiến bộ trong lịch sử đặt những cơ sở nền tảng cho quyền pháp lý. Những công  ước quan trọng như Công ước về Dân sự, chính trị (1966) đã khẳng định quyền của người dân trong tham gia quản lý nhà nước. Điều 25 Công ước Dân sự chính trị khẳng định “Mọi công dân không có bất kỳ sự phân biệt nào như đã nêu điều 2 và không có sự hạn chế bất hợp lý nào, đều có quyền và cơ hội để: a, Tham gia vào việc điều hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua những đại diện họ tự do lựa chọn b, Bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực bằng phổ thông đầu phiếu…c, Được tham gia vào các công việc nhà nước trên cơ sở bình đẳng”

– Bộ luật HamurapiGhi nhận một số quyền cơ bản: Quyền sở hữu (Đ44, 66); Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở, tài sản, danh dự, sức khỏe, tính mạng (Đ21, 25, 127, 130, 205, 213, 214);  Quyền được tố cáo những hành vi phạm tội (Đ112, 113); Quyền được bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra (Đ53, 55); Quyền được bảo đảm cuộc sống những lúc khó khăn của phụ nữ (Đ.134, 138) v.v…  (sau này các quyền này được ghi nhận trong 2công ước dân sự Công ước dân sự chính trị và Công ước kinh tế, văn hóa, xã hội… )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *