Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
9883

Luận điệu xuyên tạc việc luật hóa lấy phiếu tín nhiệm

Vấn đề lấy phiếu tín nhiệm cán bộ là chủ đề thu hút sự chú ý của dư luận, nên dễ hiểu, mỗi khi Đảng tổ chức lấy phiếu tín nhiệm hay ban hành quy định liên quan đến vấn đề này, những thành phần chống phá lại lợi dụng để xông kích, xuyên tạc, kiểu như đây chỉ là một cách “che mắt, đánh lừa dư luận” về dân chủ trong Đảng (!); thậm chí còn rêu rao, sau những cuộc đấu tranh, thanh trừng giữa các phe phái trong Đảng, những phiếu tín nhiệm cao sẽ thuộc về phe bảo thủ tạm thời thắng thế trên đấu trường chính trị…

Mới đây, việc Quốc hội xem xét sửa đổi Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thì chủ đề này được họ “đốt nóng” bằng chiêu trò xuyên tạc tương tự. Chẳng hạn như  ngày 21/4/2023 trên trang mạng VNTB xuyên tạc rằng “Lấy phiếu tín nhiệm để phe nhóm có cớ trị nhau?”, nội dung bẻ quặt, ngược hẳn với thực tế đang diễn ra cho rằng việc… lấy phiếu tín nhiệm là để phe nhóm có cớ trị nhau, cố tình bịa ra cụm từ Nhân văn cộng sản khi viện dẫn đến phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng trước cử tri thời điểm cuối năm 2018 về khó khăn trong việc thay cán bộ tín nhiệm thấp, mất tín nhiệm; công kích kiểu “giờ thì không ngại thiếu cán bộ nữa”. …

Chỉ riêng cái tiêu đề bài nói trên thôi cũng đã đủ thấy sự bịa đặt xỏ xiên nhằm hạ thấp uy tín, bôi nhọ, gây nghi ngờ mất niềm tin của nhân dân đối với công tác sàng lọc, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh của Đảng, Nhà nước ta.

Bàn về việc này ông Trần Duy Tiên đã đưa ra phản bác:

Thứ nhất, việc ra những quy định, nhất là những quy định liên quan đến công tác cán bộ quản lý, lãnh đạo đều phải rất thận trọng vì còn phải căn cứ vào thực tiễn, vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Có những quy định phải qua thực tiễn, rút kinh nghiệm rồi từng bước bổ xung cho hoàn chỉnh. Trong trường hợp cụ thể sau Quy định 41QĐ/TW  ngày 03/11/2021 của Bộ chính trị và Thông báo kết luận số 20 – TB/TW ngày 8/9/2022  của Bộ chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với công tác thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật thì đến ngày 02/2/2023 Bộ Chính trị lại bổ xung Quy định 96-QĐ/TW về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị.Trong 96 này Bộ Chính trị đã quy định :

  1. Kết quả phiếu tín nhiệm được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ.
  2. Những trường hợp có trên 50% nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ đưa ra khỏi quy hoạch các chức vụ cao hơn; xem xét cho thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm, bố trí công tác khác hoặc cho từ chức hoặc tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định.
  3. Những trường hợp có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện miễn nhiệm chức vụ đang đảm nhiệm và bố trí công tác khác (thấp hơn) mà không chờ đến hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm.
  4. Đối với người được lấy phiếu tín nhiệm ở 2 nơi thì việc đánh giá tín nhiệm đối với cán bộ sẽ do cấp có thẩm quyền quyết định trên cơ sở xem xét tổng thể kết quả phiếu tín nhiệm ở từng nơi.

Điểm khác của Quy định 96 so với Quy định 41 và Kết luận 20 là những trường hợp có trên 50% nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ đưa ra khỏi quy hoạch các chức vụ cao hơn; xem xét cho thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm, bố trí công tác khác hoặc cho từ chức hoặc tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định.

Những trường hợp có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện miễn nhiệm chức vụ đang đảm nhiệm và bố trí công tác khác (thấp hơn) mà không chờ đến hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm.

Như vậy, đến Quy định 96 này mới có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kết quả lấy phiếu tín nhiệm và sử lý kết quả phiếu tín nhiệm cán bộ các cấp rõ ràng hơn, nghiêm minh hơn, nêu cao hơn vai trò trách nhiệm của các cấp trong hệ thống chính trị.  Từ đó, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng có thêm một bước tiến mới, kịp thời thay thế những cán bộ tín nhiệm thấp không đủ uy tín quản lý, lãnh đạo làm cho bộ máy Đảng, Nhà nước các cấp ngày càng trong sạch, vững mạnh hơn. Đó mục đích của việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thực hiện Quy định 96 nêu trên. Mục đích này đã được các cấp ủy, chính quyền từ TW đến địa phương triển khai đồng bộ. Bước đầu đã mang lại kết quả rõ rệt, được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tham gia tích cực.

Thứ hai, lo lắng việc lấy phiếu tín nhiệm chưa đảm bảo khách quan, nếu không kiểm soát tốt sẽ dẫn đến lợi ích nhóm bao che cho nhau là có thực. Vậy nên lo lắng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào thời điểm 2018, mới triển khai việc lấy phiếu tín nhiệm này là có cơ sở. Sự  thật ở thời điểm đó khó thật vì công việc này còn mới, chưa đủ thời gian kiểm chứng rút kinh nghiệm, bổ xung. Đó là lý do mà chủ yếu khách quan. Nhưng sau một thời gian thực hiện, rút kinh nghiệm đến đầu năm 2023, thời điểm đủ điều kiện mới có thể đề ra  Quy định 96. Đây là một quá trình bổ xung hoàn thiện cơ chế, chế tài việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm và xử lý kết quả phiếu tín nhiệm.

Nếu ai đó chú ý một chút thôi cũng có thể hiểu ngay được tất cả quy trình trên . Chỉ có những kẻ cố tình không hiểu hoặc mang động cơ chính trị xấu mới tự suy diễn từ chuyện nọ xọ sang chuyện kia, bẻm mép lấp liếm bản chất để xuyên tạc bịa đặt.

Việc VNTB công kích “giờ thì không ngại thiếu cán bộ nữa” thì nên nhớ, không phải bây giờ mà không bao giờ thiếu cán bộ. Người này không làm được thì có người khác làm, không bao giờ đứt quãng. Và  đúng, trước lấy phiếu tín nhiệm cốt để nêu cao tinh thần trách nhiệm nay lấy phiếu tín nhiệm, nếu phiếu tín nhiệm thấp theo quy định thì phải thay mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm. Có thể khẳng định rằng, điểm mới này đã mở ra hướng mới thông thoáng hơn, kịp thời hơn trong việc thay đổi cán bộ theo Quy định.

Quả thực, những trò xuyên tạc, đơm đặt kiểu này giờ dân Việt không xa lạ gì nữa.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *