Bài viết của nhà báo Mỹ Michael D.Yates, được facebooker Ngô Mạnh Hùng biên dịch. Bài báo kể về loạt phim Showtime của Oliver Stone, “Lịch sử chưa kể của Hoa Kỳ”, là chương trình truyền hình chính thống tiến bộ nhất mà tác giả từng xem.
Những hình ảnh có tác dụng “mở mắt”, bài phát biểu gây sốc của các tổng thống, lời tường thuật tuyệt vời của Stone, tất cả tạo nên một loạt phim hấp dẫn. Một cuốn sách 700 trang của Stone và nhà sử học Peter Kuznick đi kèm với chương trình tám phần; nó cung cấp thông tin chi tiết hơn và bao gồm nhiều nội dung hơn so với các phần công chiếu, cho phép người xem hiểu rõ hơn về “lịch sử chưa kể” của nước Mỹ.
Tập 7, chủ yếu nói về Chiến tranh ở Việt Nam (hay còn gọi là Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai), đã khiến tác giả “mê mẩn trước màn ảnh”. Stone chuộc lỗi với bất cứ tội lỗi nào mà anh ấy từng cảm thấy khi trở thành một người lính ở Việt Nam bằng cách trình bày những chi tiết sống động về sự khủng khiếp của cuộc chiến, sự tàn bạo giết người của nó. Tác giả chia sẻ cảm giác tức giận khi nhìn những quả bom và chất khai quang rơi xuống, những nạn nhân la hét, những chính trị gia và tướng lĩnh nói dối…
Sẽ là một ngày vui khi kẻ nói dối bậc thầy và tội phạm chiến tranh Henry Kissinger phải chết cùng đồng bọn của mình, những kẻ giết người hàng loạt, Lyndon Johnson và Richard Nixon. Tên của Kisinger nên được sử dụng như từ đồng nghĩa với kẻ giết người.
Cuộc tàn sát mà Hoa Kỳ đem đến Đông Nam Á là thật sự kinh hoàng, như tài liệu của Stone và Kuznick chỉ rõ:
+ Gần 4.000.000 người Việt Nam bị giết.
+ Số lượng bom ném xuống Việt Nam nhiều hơn tất cả các bên sử dụng trong tất cả các cuộc chiến trước đây trong suốt lịch sử, và nhiều hơn gấp ba lần so với tất cả các bên sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ 19.000.000 gallon thuốc diệt cỏ đã đầu độc đất đai.
+ 9.000 trong số 15.000 ấp bị phá hủy ở miền Nam Việt Nam.
+ Ở miền Bắc, cả 6 thành phố công nghiệp đều bị tàn phá; 28 trong số 30 thị trấn trực thuộc tỉnh và 96 trong số 116 thị trấn huyện bị san bằng do ném bom.
+ Hoa Kỳ đã đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân 13 lần. Nixon chế nhạo Kissinger vì đã quá căng thẳng về điều này. Nixon cho biết bản thân ông ta không quan tâm.
+ Sau chiến tranh, bom mìn chưa nổ tràn ngập khắp nơi và cướp đi sinh mạng của 42.000 người. Hàng triệu mẫu đất vẫn chưa được dọn sạch bom mìn.
+ Chất độc da cam và các chất khai quang khác đã gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho hàng triệu người Việt Nam, cho đến tận ngày nay.
+ Gần như toàn bộ rừng nhiệt đới của Việt Nam đã bị tàn phá.
+ 3.000.000 tấn bom mìn đã tấn công hơn 100.000 địa điểm trong cuộc chiến “bí mật” ở Campuchia, gây ra tình trạng hoảng loạn xã hội trên diện rộng, mùa màng bị tàn phá và nạn đói. Chiến dịch ném bom của Hoa Kỳ ở Campuchia là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự trỗi dậy của Khmer Đỏ dưới thời Pol Pot và cuộc diệt chủng diễn ra sau đó (Hoa Kỳ thực sự đứng về phía Pol Pot khi quân đội Việt Nam cuối cùng đã chấm dứt triều đại khủng bố của hắn ta). Stone và Kuznick đã trích lời một sĩ quan Khmer Đỏ: “Mỗi lần sau khi có ném bom, lãnh đạo Khmer Đỏ đều đưa người dân đi xem các miệng hố bom lớn và sâu như thế nào, xem mặt đất bị khoét sâu và cháy xém như thế nào… Người dân thường đôi khi vãi cả phân trong quần khi những quả bom và đạn pháo lớn ập đến. Tâm trí của họ trở nên đóng băng và họ sẽ đi lang thang trong vòng ba hoặc bốn ngày. Trong cơn kinh hoàng và nửa điên dại đó, mọi người đã sẵn sàng tin vào những gì họ được tuyên truyền. Chính vì phản đối các vụ ném bom nên họ đã hợp tác với Khmer Đỏ, liên kết với Khmer Đỏ, cho con cái đi theo mình… Nhiều khi bom rơi trúng những đứa trẻ, để sau đó cha mẹ của chúng sẽ trở thành Khmer Đỏ”.
+ 2.756.941 tấn bom mìn được thả xuống 113.716 địa điểm ở Lào. Phần lớn cảnh quan thiên nhiên của Lào đã bị hủy diệt, tan thành mây khói.
Tại một cuộc họp báo năm 1977, trước câu hỏi của một phóng viên hỏi liệu Hoa Kỳ có nghĩa vụ đạo đức trong việc giúp tái thiết Việt Nam hay không, Tổng thống Jimmy Carter đã trả lời một câu khét tiếng: “Đây là sự tàn phá lẫn nhau. Chúng tôi đến Việt Nam không hề mong muốn chiếm lãnh thổ hay áp đặt ý chí của Mỹ lên người khác. Tôi không cảm thấy rằng chúng ta cần phải xin lỗi hoặc buộc tội bản thân hoặc giả định ra một tình trạng đáng trách”.
Hai bên tương tự như nhau? Câu nói của Carter phản ánh cả sự kiêu ngạo của quyền lực và cảm giác thô tục về chính nghĩa của đế quốc. Đã có hơn 58.000 lính Mỹ thiệt mạng trong chiến tranh, và hơn 300.000 người bị thương, cùng rất nhiều bệnh tật về tinh thần và thể chất, các vụ tự tử, gia đình tan vỡ và nhiều loại đau khổ khác. Stone đã chụp lại tất cả những điều này một cách độc đáo với câu nói của một người mẹ Mỹ có con trai tham gia vụ thảm sát ở Mỹ Lai với một nhà báo: “Tôi đã sinh cho họ một cậu bé ngoan, và họ đã gửi lại tôi một kẻ sát nhân”. Nhưng dù bất cứ điều gì xảy ra ở Mỹ, nó đều quá nhạt nhoà so với những gì đã diễn ra ở Việt Nam. Không có bất kỳ sự tương đương nào, và thật khó hiểu khi nói rằng có. Những gì Hoa Kỳ đã làm ở Việt Nam, Campuchia và Lào được xếp vào danh sách những hành động tàn bạo nhất trong thế kỷ XX. Nếu các dân tộc Đông Nam Á làm với chúng ta những gì chúng ta đã làm với họ, và cùng một số lượng dân số của chúng ta bị giết như ở Việt Nam thì chúng tá thấy sao?
Các nhà cầm quyền chính trị của chúng ta đã tiếp tục hành động kể từ năm 1975 – năm mà Quân đội Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng giải phóng đất nước của họ – để không chỉ xóa bỏ nỗi kinh hoàng mang tên Việt Nam khỏi ký ức của công chúng mà còn vẽ nên cuộc chiến mà Tổng thống Reagan gọi là “một mục đích cao cả”. Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Obama, một người ngưỡng mộ Reagan, đã đi xa hơn bất kỳ tổng thống nào để làm điều này, cố gắng gây ra một hành động tàn bạo khác của Hoa Kỳ, mặc dù dưới hình thức khác, bằng cách tuyên bố dự án “Kỷ niệm Chiến tranh Việt Nam”, theo Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2008 để tổ chức các sự kiện kỷ niệm 50 năm Chiến tranh ở Việt Nam. Dự án này sẽ kéo dài trong 13 năm, từ Ngày tưởng niệm 2012 cho đến ngày 11 tháng 11 năm 2025.
Trong Tuyên bố của mình, Tổng thống Obama nói: “Như chúng ta đã quan sát 50 năm kỷ niệm chiến tranh Việt Nam, chúng tôi dành sự long trọng tôn kính tinh thần dũng cảm của một thế hệ được gắn với danh dự. Chúng tôi tri ân hơn 3 triệu quân nhân nam và nữ đã rời bỏ gia đình để dũng cảm phục vụ, đến một thế giới xa rời mọi thứ họ biết và tất cả những người họ yêu quý. Từ Ia Drang đến Khe Sanh, từ Huế đến Sài Gòn và vô số các ngôi làng, họ băng qua rừng rậm và đồng lúa, nắng nóng và gió mùa, chiến đấu anh dũng để bảo vệ lý tưởng thân yêu của người Mỹ. Trải qua hơn một thập kỷ chiến đấu, trên không, trên bộ và trên biển, những người Mỹ kiêu hãnh này đã giữ vững những truyền thống cao nhất của Lực lượng vũ trang của chúng ta”.
Điều này đã khiến tôi muốn khóc. Hàng chục ngàn người Việt Nam bị tình nghi là quân nổi dậy hoặc cảm tình viên đã bị ám sát trong Chương trình Phượng hoàng của CIA; cưỡng chế di dời hơn năm triệu dân làng khỏi nhà của họ vào “Ấp chiến lược”; các tù nhân chính trị bị giam cầm và tra tấn trong các “chuồng cọp”; các vụ ném bom có chủ đích vào các con đê và bệnh viện của Bắc Việt Nam; vụ thảm sát Mỹ Lai giết hại khoảng 500 phụ nữ, trẻ sơ sinh, trẻ em và người già (nhiều người bị cưỡng hiếp và sau đó bị xẻ thịt). Những loại nỗ lực “có giá trị” này là gì? Những “lý tưởng vĩ đại” này đã thể hiện những gì?
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ sẽ tổ chức tất cả các chương trình của “Dự án kỷ niệm” để đáp ứng các mục tiêu chính thức được trình bày, như sau:
1. Để cảm ơn và tôn vinh các cựu chiến binh trong Chiến tranh Việt Nam, bao gồm cả những người bị giam giữ như tù binh chiến tranh (POW), hoặc bị liệt vào danh sách mất tích khi hành động (MIA), vì sự phục vụ và hy sinh của họ thay mặt cho Hoa Kỳ và để cảm ơn và tôn vinh gia đình của những cựu chiến binh này.
2. Nêu bật sự phục vụ của Các Lực lượng Vũ trang trong Chiến tranh Việt Nam và những đóng góp của các cơ quan Liên bang và các tổ chức chính phủ và phi chính phủ đã phục vụ hoặc hỗ trợ cho Các Lực lượng Vũ trang.
3. Để tri ân những đóng góp cho mặt trận tại quê hương của nhân dân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam.
4. Nêu bật những tiến bộ về công nghệ, khoa học và y học liên quan đến nghiên cứu quân sự được thực hiện trong Chiến tranh Việt Nam.
5. Ghi nhận những đóng góp và hy sinh của các đồng minh của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam.
Tất cả đều khủng khiếp, đều giả dối, nhằm tẩy xóa lịch sử, tôn vinh tội ác và xóa mờ ký ức đau thương… Trong đó, mục tiêu thứ tư chắc chắn sẽ khiến Đức quốc xã mỉm cười!
Chủ nhiệm hiện tại của “Dự án kỷ niệm” là cựu Thượng nghị sĩ bang Nebraska đồng thời là cựu chiến binh ở Việt Nam, Chuck Hagel. Ông ta cũng đang được xem xét để trở thành Bộ trưởng Quốc phòng tiếp theo. Nếu ông ta trở thành Bộ trưởng, ông ta sẽ là người tổ chức chính của mọi thứ liên quan đến Dự án. Một số người tiến bộ cho rằng Hagel sẽ là tiếng nói hiếm hoi của lý trí và sự chín chắn khi đứng đầu cỗ máy giết người của Hoa Kỳ. Nhưng có cách nào hợp lý để một người đàn ông tử tế có thể điều hành những sự dối trá này?
Tác giả hy vọng rằng những người tiến bộ sẽ làm tất cả những gì có thể để chống lại hành động giả dối tàn bạo này. Tạp chí Đánh giá hàng tháng, mà ông là Phó tổng biên tập, sẽ cho đăng một loạt các bài tiểu luận từ kho lưu trữ của nhóm tác giá và đồng nghiệp, cũng như những đóng góp mới được viết về chiến tranh. Cuốn đầu tiên trong số này được xuất bản vào tháng 11 năm 2012, một bài đánh giá tuyệt vời về bộ phim của Oliver Stone, “Trung đội”, cuốn sách này là của cựu Thủy quân lục chiến Leo Cawley, người đã bị nhiễm độc bởi chất độc da cam và chết quá trẻ do ảnh hưởng của nó.
Ông viết “Đó là liều thuốc giải độc hiệu quả trước những nỗ lực viết lại lịch sử chiến tranh ở Đông Nam Á gần đây. Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam không bao giờ được phép lãng quên. Đó là một vết nhơ trên đất nước chúng ta và trên chính nhân loại. Tôn vinh nó là một tội ác ô nhục. Thay vào đó, chúng ta nên tôn vinh những người dân Việt Nam, những người đã chiến đấu anh dũng hơn và phải chịu đựng nhiều hơn để tự giải phóng khỏi ách thống trị của ngoại bang, hơn là những gì chúng ta đã từng làm, cho chính chúng ta”
===
Facebooker Ngô Mạnh Hùng điểm lại các nét chính về Dự án Obama:
Obama với bài phát biểu khởi động dự án tại “Bức tường Việt Nam”.
DỰ ÁN CỦA OBAMA “KỶ NIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM”
Được Obama khởi động từ 2012, dự án tẩy xoá lịch sử mang cái tên hay ho “Dự án kỷ niệm chiến tranh Việt Nam” này dài tới 13 năm, được chia làm 3 giai đoạn chính:
+ Giai đoạn 1: từ 2012 – 2014, “tập trung vào việc tuyển dụng đội ngũ cộng tác viên trên toàn quốc và toàn cầu. Tổ chức các sự kiện quốc tế, quốc gia, khu vực, tiểu bang và địa phương. Mục tiêu đặt ra là tuyển dụng 10.000 đối tác khắp thế giới”.
+ Giai đoạn 2: từ 2014 -2017, “khuyến khích các đối tác cam kết thực hiện ít nhất hai sự kiện mỗi năm”.
+ Giai đoạn 3: từ 2017 – 2025, “tập trung duy trì các kết quả tích cực đã được thiết lập trong Giai đoạn 1 và Giai đoạn 2. Tổ chức các ‘hoạt động mục tiêu’ cần thiết”.
“Dự án” được Barack Obama khởi xướng, theo một Đạo luật được Quốc hội Mỹ bỏ phiếu thông qua từ năm 2008. Obama chính thức phát động trong bài phát biểu tại “Bức tường Việt Nam” nhân Ngày tưởng niệm 28 tháng 5 năm 2012, với ngân sách ban đầu từ chính phủ 180 triệu USD, chưa kể các khoản tài trợ và các nguồn bí mật khác.
Toàn bộ chiến dịch, sẽ bao gồm hàng chục nghìn sự kiện trong 13 năm tới, bề ngoài là nhằm “cuối cùng vinh danh” những người lính Mỹ đã tham chiến tại Việt Nam, những đoàn quân cuối cùng đã phải cuốn cờ cách đây hơn 40 năm. Thực chất là nhằm tẩy trắng lịch sử tội ác của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến phi nghĩa này.
Trên thực tế, dự án chưa từng có này – mang tên là Dự án Kỷ niệm Chiến tranh Việt Nam – dưới danh nghĩa“ủng hộ cựu chiến binh” để thực hiện hai mục tiêu chính và dài hơi là:
+ Thứ nhất là hợp pháp hóa và tăng cường tinh thần cho sự hiếu chiến mới ở Mỹ khi Lầu Năm Góc tìm cách thoát ra khỏi hai cuộc chiến tranh phi nghĩa, tốn kém và bế tắc ở Iraq và Afghanistan, đồng thời chuẩn bị cho những cuộc phiêu lưu quân sự xa hơn ở châu Á, Trung Đông và châu Phi. Chẳng hạn, trong vòng vài ngày sau bài phát biểu của Obama, Bộ trưởng Quốc phòng Leon E.Panetta đã tuyên bố tăng cường lực lượng Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương, một động thái rõ ràng là nhắm vào Trung Quốc. Đồng thời, các cuộc chiến bằng máy bay không người lái của Chính quyền Obama đã tăng tốc khi danh sách giết người của Phòng Bầu dục dài thêm, đồng thời tổng thống cũng tham gia vào các vụ tấn công mạng chống lại Iran.
+ Thứ hai là làm loãng ký ức về sự phản đối lịch sử của công chúng đối với cuộc chiến tranh ở Việt Nam bằng cách đưa ra những mô tả có kiểm duyệt (tuyên truyền) của Lầu Năm Góc về cuộc chiến này trong các cuộc họp công khai, các cuộc diễu hành và các buổi giáo dục dự kiến sẽ diễn ra trên toàn quốc và cả ở các quốc gia liên quan cho đến năm 2025. Những hoạt động “cổ động tinh thần yêu nước” sẽ có sự góp mặt của các cựu chiến binh, quân nhân tại ngũ, quan chức chính phủ, chính trị gia địa phương, giáo viên và lãnh đạo doanh nghiệp. Kết hợp các lực lượng để ca ngợi những người đã tham chiến ở Việt Nam và những người dân Mỹ đã ủng hộ cuộc chiến. Sẽ cố gắng lược bỏ sự quan tâm đến hoạt động phản chiến của đa số những người Mỹ phản đối cuộc phiêu lưu của chủ nghĩa đế quốc, ngoại trừ phần chú thích mô tả “nền dân chủ” Hoa Kỳ đã khoan dung như thế nào đối với những người bất đồng chính kiến.
Từ dự án này ông Ngô Mạnh Hùng đặt nghi vấn tới hoạt động của ĐH Fulbright Việt Nam – nằm trong số “đối tác” của Dự án Obama nhằm tẩy trắng lịch sử tội ác của Mỹ và tay sai gây ra với nhân dân Việt Nam và bày tỏ lo ngại trước một số nguy cơ tranh cãi về lịch sử trên truyền thông và giới nghiên cứu thời gian qua là chịu tác động, ảnh hưởng từ dự án này.