Nhân việc Bộ trưởng Bộ Công an trả lời chất vấn trước Quốc hội đã cho biết: “Bộ Công an đã bố trí lực lượng an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao ở công an 63 tỉnh, thành. Đây sẽ là lực lượng chủ công, cùng các lực lượng khác được nâng cao kỹ năng, phương tiện để đấu tranh theo hệ đối tượng đấu tranh của mình”, ngay lập tức những “cái loa rè” lại bật lên chế độ xuyên tạc. Hăng hái nhất là RFA với bài viết: “An ninh mạng ở 63 tỉnh, thành: Gia tăng đàn áp?” dẫn lời một số nhà “bất đồng chính kiến” vu cáo công an phải tìm mọi cách triệt tiêu quyền tự do ngôn luận chứ nếu để người dân thoải mái chia sẻ tin thật với nhau thì rất nguy hiểm cho chế độ độc tài, quy kết mang tính chất cực đoan rằng: “phát biểu của ông Lương Tam Quang về việc triển khai lực lượng an ninh mạng trên 63 tỉnh thành, cũng là lời tuyên chiến với quyền tự do ngôn luận của người dân”.
Thực tế thời gian qua cho thấy, không chỉ thành phần phản động, chống phá đất nước, xâm phạm an ninh quốc gia với thủ đoạn ngày càng tinh vi, nguy hiểm, maf người dân bị tội phạm mạng tấn công, “cướp bóc”, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, vu khống làm nhục người khác, …gây thiệt hại khủng khiếp, không gì đo tính nổi.Việc người dân cầu cứu cơ quan công an nhiều không kể xiết.
Nghiêm trọng hơn cả, lợi dụng không gian mạng, đó là tính lan truyền nhanh đến mọi ngóc ngách của đời sống xã hội và tác động trực diện đến các đối tượng tiếp cận thông tin. Các đối tượng phản động, chống phá Nhà nước thường dùng rất nhiều thủ đoạn, xuyên tạc, bóp méo sự thật, thổi phồng sự kiện, bình luận ác ý và cài đặt ý đồ. Những thông tin xấu độc, lập lờ, làm cho người tiếp cận thông tin không biết đâu là sự thật và hoang mang dao động, thậm chí mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước. Không chỉ sử dụng mạng xã hội để thực hiện chống phá Đảng, Nhà nước vào các thời điểm đất nước diễn ra các sự kiện chính trị lớn như Đại hội Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, thì mạng xã hội còn là “mảnh đất” màu mỡ cho những chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xúc phạm danh dự, vu khống người khác. Thậm chí cả việc buôn bán hàng cấm qua mạng xã hội diễn ra liên tục và ngày càng tinh vi như giả danh cán bộ công an, kiểm sát, tòa án gọi điện nhắn tin đe dọa yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng; giả mạo cán bộ ngân hàng nhắn tin yêu cầu nạn nhân cung cấp số tài khoản và mã OTP, rồi rút tiền; tạo những trang web mạo danh cơ quan, tổ chức, công ty có uy tín để huy động vốn đầu tư vào các dự án bất động sản; hoặc mô hình kinh doanh “bánh vẽ” để dụ dỗ những người muốn kiếm tiền nhanh chuyển khoản góp vốn; đến mạo danh các chủ facebook, zalo nhắn tin vay mượn tiền để chiếm đoạt.
Nói như Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang trước Quốc hội thì: “Hầu hết trên đời thực có gì, trên không gian mạng có cái đó, đời thực có một thì lên không gian mạng nhân lên nhiều lần”. Bộ Công an ngoài nhiệm vụ hoàn thiện hành lang pháp lý, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, điều tra xử lý nghiêm tội phạm, còn thực hiện nhiều giải pháp khác.
Còn nhớ cách đây vài năm khi nhà nước Việt Nam ban hành luật An ninh mạng thì ngay lập tức hàng loạt những hãng thông tấn, báo chí nước ngoài BBC, RFA, VOA, RFI và những kẻ cơ hội, chống đối chính trị trong nước …thực hiện chiến dịch xuyên tạc cho rằng Luật An ninh mạng “xâm phạm quyền riêng tư”; “xâm phạm quyền tự do ngôn luận, quyền công dân”; “cướp đi quyền sử dụng internet của người dân” nhằm “đối phó với những người bất đồng chính kiến”.
Thực tế đã chứng minh, trong vài năm qua khi luật An ninh mạng được ban hành, hàng nghìn đối tượng đã bị các cơ quan chức năng xử lý hành chính và hình sự khi tung tin thất thiệt trên mạng xã hội nhằm mục đích câu like, câu view hoặc xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hàng trăm trường hợp công dân phải nhờ đến cơ quan bảo vệ pháp luật sử dụng các quy định của Luật An ninh mạng để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mình trên môi trường internet.
Điều này cho thấy, phàm bất cứ thứ gì giúp xử lý tội phạm, bảo vệ quyền lợi của người dân, giữ ổn định xã hội đều là mục tiêu chống và phá của thế lực núp danh, đội lốt bảo vệ nhân quyền, dân chủ kia
Không thể xuyên tạc phi lý một giải pháp để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn người dân khi sử dụng mạng xã hội thông qua internet lại trở thành “gia tăng đàn áp với người dân”. Cũng không hề có câu chuyện “đàn áp tự do ngôn luận”, “tuyên chiến với nhân dân” như những gì RFA cố tình xuyên tạc và bịa đặt thông qua sự kiện bố trí lực lượng an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao ở công an 63 tỉnh, thành. Đó là một trong những giải pháp đúng đắn để góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tốt hơn nhân phẩm, danh dự của công dân trong không gian mạng, mà còn giúp người dân nhận thức rõ hơn về quyền và nghĩa vụ khi tham gia vào các mạng xã hội. Bên cạnh đó, nó còn là liều thuốc cao, ngăn ngừa thông tin giả.