Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
37865

Lạm bàn về việc ông Ngô Thanh Hải đòi triệu tập Hội nghị quốc tế về Việt Nam.

Trong lần phát biểu tại Thượng viện ngày 29/6/2021, Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải đã đưa ra đề nghị Chính phủ Canada triệu tập 6 hoặc nhiều hơn các bên đã tham gia Hội nghị Quốc tế về Việt Nam năm 1973 theo Điều 7 (b) của Hiệp định Hòa Bình ở Việt Nam.

Được biết, ngày 2/3/1973, tại Paris, một hội nghị đã kết thúc với việc ký kết một Hiệp định, theo đó các bên tham gia Hiệp định ngừng chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam (“Hiệp định hòa bình Paris”), theo đó 8 nước Canada, Pháp, Hungary, Ba Lan, Vương quốc Anh, Liên Xô và Trung Quốc cùng cam kết rằng họ sẽ không chỉ bảo vệ và ủng hộ, mà còn tuân thủ các điều khoản của Hiệp định này, bao gồm cả những điều khoản liên quan đến sự can thiệp của nước ngoài. Hiệp định và các điều khoản của ” Hiệp định Hòa bình Paris “đã được đăng ký với Văn Phòng Liên Hợp Quốc vào ngày 13/5/1974.

Ông Ngô Thanh Hải cho rằng, năm 1975, lực lượng quân đội Bắc Việt “đã vi phạm trắng trợn Hiệp định Hòa bình Paris năm 1973 khi từ miền Bắc họ đã đem quân đội vào xâm lược miền Nam Việt Nam”. Những sự vi phạm Hiệp định Hòa bình Paris này cho phép bất kỳ quốc gia nào đã ký kết Hiệp định triệu tập lại Hội nghị quốc tế về Việt Nam, phù hợp với các điều kiện quy định tại Điều 7 (b) của Hiệp định.

Ông ta còn cho rằng, Hiệp định vẫn còn hiệu lực. Hiệp định đã được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xem xét có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2020 và Canada vẫn nằm trong danh sách các bên tham gia (?). Ngoài ra,trong Hiệp định còn có 1 điều khoản quy định cụ thể hơn về cơ chế triệu tập lại Hội nghị quốc tế mà không cần Hoa Kỳ và Việt Nam đứng ra yêu cầu. Do đó, Hiệp định vẫn có giá trị ràng buộc đối với 8 quốc gia đã ký kết.

Theo ông Hải, việc tái triệu tập Hội nghị quốc tế về VN sẽ giúp thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông do việc Trung Quốc chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988 là hành vi vi phạm Hiệp định và Định ước.

Có thể thấy, ý tưởng của Ngô Thanh Hải rất ảo tưởng về cục diện Biển Đông và quan hệ quốc tế, đồng thời khó mà nhận được sự ủng hộ của Thượng viện do đây là vấn đề thuộc về quá khứ và Canada không cỏ lợi ích gì, nhất là trong bối cảnh vai trò của Thượng viện ngày càng suy giảm, thậm chí bị coi là một thể chế mang tính biểu tượng, hoạt động bằng tiền thuế của người dân nhưng lại không thực sự đại diện cho người dân và phục vụ lợi ích của người dân. Đề xuất của Ngô Thanh Hải không thu hút được sự chú ý, quan tâm của chính giới cũng như dư luận.

Chưa kể thực tế, quan hệ Việt Nam-Canada ngày càng tiến triển tốt đẹp, trong các hoạt động tiếp xúc với cơ quan đại diện VN tại Canada, quan chức Chính phủ Canada đều tỏ rõ mong muốn thúc đẩy quan hệ, không nêu những vấn đề được cho là “nhạy cảm”, quá khứ, đụng chạm lợi ích hai bên.

Có thể thấy, ông Ngô Thanh Hải  vẫn đang cố  làm sống lại chế độ VNCH cũng như sự hằn thù, chia rẽ quan hệ hai nước  bằng kích động chống lại Nhà nước Việt Nam. Ông ta là tác giả nhiều đạo luật can thiệp nội bộ Việt Nam bằng việc như tưởng niệm tháng Tư đen, ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ  tốt đẹp giữa hai nước. Nhưng xem ra, thời ông ta tung hoành, phá hoại, cản trở sẽ không còn mấy  thời gian nữa.

Khánh Chi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *