Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
53199

Không thể nương tay với hành vi đưa tin sai sự thật về công tác phòng chống dịch Covid-19

 

 Dịch Covid-19 đang bùng phát trên phạm vi cả nước và tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Để đối phó với dịch bệnh, Chính phủ và lãnh đạo các địa phương trong cả nước đã huy động mọi nguồn lực, thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch. Trong cuộc chiến này, những người được gọi là lực lượng tuyến đầu bao gồm y tế, quân đội, công an… đã “chiến đấu” với quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, gần đây trên mạng xã hội xuất hiện không ít chủ tài khoản đăng tải tin tức, hình ảnh sai sự thật, thậm chí có lời lẽ xuyên tạc, bịa đặt, bày tỏ quan điểm lệch lạc về công tác phòng chống dịch

  1. Thông tin sai sự thật chiếm số lượng lớn là về vấn đề phân bổ vắc-xin.

Ví dụ được truyền thông, báo chí đưa tin nhiều là ngày 19-6-2021, trên tài khoản Facebook cá nhân, Trần Thanh Vệ (sinh năm 1989, ngụ thị trấn Ba Tri, huyện Ba Tri) đã đăng status có nội dung: “Nếu dịch bùng phát thì người dân chết thôi chứ… cán bộ và con ông cháu cha chích ngừa hết rồi…”.

Hành vi này cho thấy sự thiếu hiểu biết về công tác phòng chống dịch và lối sống vô cảm, thiếu văn hóa của đối tượng này. Khi dịch bệnh đang hoành hành, dịch bệnh bùng phát trên địa bàn tỉnh, tập trung nhiều nhất tại huyện Ba Tri, chính lực lượng tuyến đầu, trong đó có cán bộ, chiến sĩ công an đã trực tiếp đương đầu chống dịch. Hành vi của Trần Thanh Vệ đã bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 7,5 triệu đồng theo Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Trong buổi làm việc với cơ quan công an, Vệ đã thừa nhận hành vi sai trái của mình và cam kết không tái phạm.

Tin giả, tin sai sự thật tập trung nhiều nhất, nóng nhất là ở TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam – nơi mà dịch bệnh đang diễn biến căng thẳng nhất. Các cơ qaun chức năng không chỉ dốc sức chống dich mà còn phải chạy thay đính chính, xử lý tin giả, tin sai sự thật ngăn ngừa nguy cơ lớn hơn khi dân chúng bị dẫn dắt, bị lợi dụng tin theo thống tin sai trái này.

  1. Sự thật thông tin “hàng nghìn người còn ở trong chợ Bình Điền cần được tiếp tế lương thực”

Ngày 16-7, Ban Quản lý chợ đầu mối Bình Điền (quận 8, thành phố Hồ Chí Minh) đã lên tiếng gay gắt về việc chủ tài khoản Facebook N.T.H.T đã đăng tải thông tin giả mạo về việc “hàng nghìn người còn ở trong chợ Bình Điền cần được tiếp tế lương thực” và kêu gọi quyên góp từ thiện. Ban Quản lý chợ đầu mối Bình Điền nêu rõ: Ngày 5-7-2021, Công ty Chợ Bình Điền ra thông báo chính thức đến toàn thể bà con thương nhân và người lao động tại chợ về việc tạm ngưng hoạt động kinh doanh của chợ đầu mối Bình Điền nhằm phục vụ công tác phòng, chống dịch kể từ ngày 6-7-2021 cho đến khi có thông báo mới.

Kể từ 20h00 ngày 6-7, toàn bộ thương nhân, người lao động, khách hàng không được ra vào chợ. Công ty có lập các chốt kiểm soát tại toàn bộ lối ra vào, nhằm thực hiện nghiêm việc tạm ngưng hoạt động chợ Bình Điền theo chỉ đạo của cơ quan chức năng.

Với các trường hợp nghi nhiễm khi thực hiện xét nghiệm diện rộng trước thời điểm tạm ngưng hoạt động, công ty đã xử lý theo đúng quy trình và hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương và đã được cách ly theo quy định. Vì vậy, thông tin còn hàng ngàn người ở trong chợ Bình Điền là thông tin không chính xác.

  1. Về sự vụ “Giấy xét nghiệm của Bệnh viện Vạn Hạnh bị chỉnh sửa kết quả”.

Trong ngày 16-7, Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh đã lên tiếng sau khi một tài khoản mạng xã hội đăng bức ảnh tờ kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 có phần kết quả ghi “dâm tính”, gây xôn xao dư luận, bởi cho rằng bệnh viện không kiểm soát được việc trả kết quả xét nghiệm chính xác.

Theo đó, bệnh viện đã điều tra và phát hiện chính người đi xét nghiệm đã chỉnh sửa kết quả kết luận từ “âm tính” thành “dâm tính”, rồi đưa lên mạng để trêu đùa. Bức ảnh đã được chia sẻ khá nhiều trên mạng xã hội, tạo nên dư luận không hay. Người đưa tin sai lệch nêu trên đã thừa nhận hành vi của mình và gỡ bỏ bức ảnh trên mạng xã hội.

  1. Thực hư thông tin “Người dân Nhà Bè bức xúc bị phong tỏa 20 ngày, không nhận được cứu trợ”

 

Ngày 16-7, UBND huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh cũng lên tiếng phản bác thông tin trên một video clip được Fanpage “Luật sư NVĐ” đăng trên mạng xã hội ngày 15-7, với nội dung: “Người dân Nhà Bè bức xúc bị phong tỏa 20 ngày, không nhận được cứu trợ, nay có 9 xuất, người thân trưởng ấp xơi tất”.

Clip được cho là quay trực tiếp tại khu phong tỏa phòng dịch Covid-19 hẻm 197, ấp 4 xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè có nội dung: “Có một số người dân đến gặp Tổ trưởng nhân dân để hỏi rõ về việc không được hưởng hỗ trợ và đã xảy ra tranh cãi”.

Chỉ trong một thời gian ngắn, video clip này đã có hơn 164 ngàn lượt xem và 1.500 bình luận xấu độc, quy chụp về cái gọi là “sự vô cảm của chính quyền”…

Lãnh đạo huyện Nhà Bè đã tiến hành xác minh và khẳng định sự thật không như những gì thể hiện trong video clip. Cụ thể, tại địa phương có trường hợp bà Dương Thị Lợm, ở ấp 4 xã Phước Lộc là vợ của ông Nguyễn Văn Minh, Tổ trưởng Tổ nhân dân 3, ấp 4 (ông Minh không phải Trưởng ấp). Bà Dương Thị Lợm làm thuê thu gom rác trên tuyến đường Chánh Hưng thuộc địa phận xã Phước Lộc. Theo quy định thì công việc của bà Lợm thuộc nhóm ngành nghề được hỗ trợ ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Có thể thấy, đa phần thông tin giả mạo, sai sự thật là hoạt động có chủ đích của các thế lực thù địch, nhằm phủ nhận kết quả cũng như những nỗ lực của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với công tác phòng chống dịch Covid-19, qua đó kích động quần chúng không chấp hành chủ trương phòng chống dịch. Do vậy, mới đây, TP Hồ Chí Minh đã khởi tố 01 đối tượng chống đối đăng tin giả về người dân tự thiêu vị bức xúc và cùng quẫn do công tác chống dịch và kích động chống chính quyền. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những trường hợp nhìn nhận vấn đề một cách cực đoan, thiển cận dẫn đến bộc phát những hành vi, thái độ cư xử không đúng mực, thậm chí thiếu văn hóa.

Từ vô vàn vụ việc trên, các cơ quan chức năng liên tục khuyến cáo người dân nên cập nhật thông tin liên quan đến tình hình dịch Covid-19 qua các phương tiện truyền thông, trang thông tin điện tử chính thống của Nhà nước, của thành phố và của ngành Y tế, không vội tin và phát tán các thông tin chưa được kiểm chứng, không đúng sự thật. Các trường hợp vi phạm sẽ bị lực lượng chức năng xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Khánh Chi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *