Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
49247

Không thể chấp nhận tham nhũng ngay trong cơ quan bảo vệ pháp luật

 

Trong phiên họp Quốc hội ngày 26/10, Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội lưu ý công tác phòng ngừa tham nhũng trong một số ngành, lĩnh vực, địa phương còn những hạn chế nhất định. Việc thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp và kiểm soát xung đột lợi ích trên một số lĩnh vực chưa thực sự chuyển biến.

Tại phiên họp, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, còn nhiều trường hợp thực hiện quy tắc ứng xử chưa nghiêm, có biểu hiện “nhóm lợi ích”, móc ngoặc giữa người có chức vụ, quyền hạn trong khu vực nhà nước và doanh nghiệp; tình trạng người có chức vụ, quyền hạn “bảo kê”, bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật vẫn diễn ra…” – cơ quan thẩm tra chỉ ra. Đặc biệt “số vụ án tham nhũng được phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử còn chưa phản ánh đúng thực trạng tình hình tham nhũng”. Việc phát hiện tham nhũng thông qua công tác tự kiểm tra nội bộ, kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới là khâu yếu tồn tại nhiều năm, nhưng vẫn chưa được khắc phục.

Hoạt động của các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng vẫn còn nhiều hạn chế; số vụ việc, vụ án tham nhũng do cơ quan điều tra chuyên trách phát hiện, khởi tố, điều tra còn ít…“Vẫn còn đối tượng phạm tội tham nhũng bỏ trốn gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý, gây bức xúc trong dư luận” – Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp nêu, đồng thời viện dẫn vụ bị can Bùi Quang Huy (Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường) bị truy nã quốc tế về các tội Buôn lậu và Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; bị can Hồ Thị Kim Thoa bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, khi bị khởi tố không có mặt tại Việt Nam…

Nguyên nhân là do tình trạng tham nhũng ngay trong chính các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan tư pháp, cơ quan có chức năng chống tham nhũng đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác đấu tranh PCTN, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật; nhắc nhở đây là những vấn đề cần được Chính phủ, VKSND Tối cao, TAND Tối cao đánh giá đúng về thực trạng và có giải pháp khắc phục. Năm 2020 cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao đã thụ lý điều tra 50 vụ/36 bị can, trong đó có 25 vụ/26 bị can về tội tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp. Đây là số liệu không phải nhỏ, cần phải nghiêm khắc xử lý, có chế tài nghiêm minh, tạo dựng niềm tin cho nhân dân, đồng thời phát triển kinh tế đất nước.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *