Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
15191

Không thể bôi nhọ hình ảnh lực lương công an

 

Lâu nay, với vai trò, chức năng, nhiệm vụ phòng, chống các loại tội phạm, lực lượng Công an luôn là “cái gai trong mắt” các đối tượng phạm tội, là mục tiêu bôi nhọ, hạ thấp uy tín, danh dự và phủ nhận những nỗ lực của những cán bộ, chiến sĩ ngày đêm vất vả bảo vệ sự bình an cho đất nước, cho nhân dân. Đặc biệt là từ khi Nguyên Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm được bầu giữ chức Tổng Bí thư, thì mọi luận điệu xuyên tạc lực lượng này còn được chúng gắn với bôi nhọ người đứng đầu Đảng, Nhà nước như kiểu “một công đôi việc” vậy. Mục tiêu “gán ghép” này được chúng xoáy vào một số vụ việc như ra đời lực lượng bảo vệ ANTT ở cơ sở hay sửa đổi quy định giám sát lực lượng cảnh sát giao thông hay mỗi bận có sự điều động, bổ nhiệm liên quan đến cán bộ gốc công an.

Chẳng hạn, như trang Việt tân mới đây tung lên mạng status vu cáo, bôi nhọ: “Từ khi Tô Lâm nắm quyền công an được bảo vệ tối đa” với những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt rằng: “Từ chỗ là một công cụ của Đảng, Bộ Công an, cơ quan an ninh của CSVN giờ đây ngày càng phình to”, “biết đâu trong một tương lai gần, Tô Lâm sẽ đưa cả dân tộc Việt Nam vào còng số 8 của bộ công an cho dễ thống trị”…chủ yếu tập trung xuyên tạc việc ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở.

Không thể xem việc ra đời lực lượng này là “bộ máy an ninh phình to” được.  Tương tự như luận điệu xuyên tạc như: “lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là gánh nặng cho người dân”, “mục đích thành lập lực lượng này là nhằm đàn áp nhân dân”, “việc gia tăng lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là để quản lý người dân, doanh nghiệp và chính đảng viên để có thể trừng trị bất cứ khi nào”, “lập thêm lực lượng để bòn rút nhân dân”…

Cần biết rằng, lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là một trong những lực lượng quần chúng, được bố trí ở thôn, tổ dân phố, làm nòng cốt hỗ trợ Công an cấp xã, giúp UBND cùng cấp trong bảo vệ ANTT và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Theo quy định của pháp luật, lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở có 6 nhóm nhiệm vụ gồm: hỗ trợ nắm tình hình về ANTT; hỗ trợ xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; hỗ trợ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; hỗ trợ quản lý hành chính về trật tự xã hội; hỗ trợ vận động, giáo dục người đã có hành vi vi phạm pháp luật đang cư trú tại cơ sở; hỗ trợ tuần tra bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT khi được điều động. Thực tế cho thấy, những vụ việc, hiện tượng liên quan đến ANTT phần lớn đều xảy ra tại các địa bàn cơ sở, xuất phát từ cơ sở, do đó công tác bảo đảm ANTT ở cơ sở được xác định là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, cấp bách, là nhiệm vụ tất yếu của đất nước.

Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở không phải là lực lượng được ra đời mới hoàn toàn. Về mặt bản chất, đây là sự điều chỉnh lại các lực lượng, chức danh đã được thành lập, hoạt động ở địa bàn cơ sở từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, bao gồm Công an xã bán chuyên trách, bảo vệ dân phố và các chức danh đội trưởng, đội phó dân phòng, góp phần bảo vệ bình yên của Tổ quốc. Bởi vậy, để phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, bất cập phát sinh từ thực tiễn, việc thống nhất các lực lượng kể trên thành lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là hết sức cần thiết, phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Do đó, không hề có chuyện “phình to bộ máy” hay “gia tăng đàn áp người dân” như luận điệu xuyên tạc dơ bẩn kia.

Hơn nữa, Luật Trật tự, an toàn đường bộ vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 quy định cụ thể về quy tắc, phương tiện, người tham gia giao thông, chỉ huy, điều khiển, tuần tra, kiểm soát, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ, trách nhiệm quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Tức là quá trình “thai nghén”, biên soạn, xây dựng, cho đến lúc được thông qua từ trước khi ông Tô Lâm lên chức Tổng Bí thư, việc gán ghép, bôi nhọ ông Tô Lâm cho thấy sự trơ trẽn, trắng trợn của đám bồi bút Việt tân.

Cần nhớ rằng, bảo đảm TTATGT là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Theo số liệu thống kê, từ năm 2009 đến nay, trung bình mỗi năm nước ta có gần 9.000 người chết và gần 30.000 người bị thương do tai nạn giao thông đường bộ. Phần lớn trong số các nạn nhân là người trong độ tuổi lao động. Nguyên nhân của tình trạng này trước hết là do ý thức chấp hành pháp luật cũng như văn hóa khi tham gia giao thông còn hạn chế. Vì vậy, việc siết chặt các quy định khi tham gia giao thông đường bộ trước hết nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của mỗi người dân khi tham gia giao thông.

Liên quan đến Quy định số 183-QĐ/TW về bảo vệ cơ quan, tổ chức, người thi hành công vụ trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và cũng bảo vệ luôn tất cả thân nhân của những người cán bộ này. Nội dung Quy định 183 nêu rõ, ngoài cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án được bảo vệ gồm: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; cơ quan có thẩm quyền quản lý, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự, thi hành án hành chính. Bên cạnh đó, người thân của người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án cũng được bảo vệ. Quy định 183-QĐ/TW của Bộ Chính trị quy định rõ các nguyên tắc bảo vệ, gồm: Vợ (chồng), cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ (chồng), mẹ vợ (chồng), cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi theo quy định của pháp luật; đồng thời cũng nghiêm cấm hành vi khiếu nại, tố cáo, phản ánh, lan truyền các thông tin có nội dung bịa đặt, sai sự thật nhằm kích động, bôi nhọ, vu cáo, vu khống, xúc phạm uy tín, sự tôn nghiêm, danh dự, nhân phẩm của cơ quan, tổ chức, người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực đến vị trí công tác, việc làm của người thi hành công vụ…Quy định 183 nêu rõ hành vi bị nghiêm cấm: “Thiếu trách nhiệm, cố ý chậm trễ trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác bảo vệ cơ quan, tổ chức, người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án”. Đây là một quy định đúng đắn, rõ ràng và minh bạch giúp những người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án được yên tâm khi thực thi công tác không thể để những kẻ xấu, các đối tượng vi phạm pháp luật có cớ để uy hiếp người thân. Điều này khác với cách đánh tráo khái niệm rằng: “tất cả người thân của cán bộ công an đều được bảo đảm an toàn tuyệt đối!”.

Cần nhớ rằng, lực lượng Công an nhân dân luôn tỏ rõ là công cụ chuyên chính sắc bén của Đảng, là chỗ dựa tin cậy bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân dù trong những hoàn cảnh cách mạng phức tạp, gay go và quyết liệt nhất. Bởi vậy, những luận điệu nhằm “phi chính trị hoá” lực lượng công an hay xuyên tạc, bôi nhọ lực lượng này đều vô tác dụng và hết sức thô bỉ, vô lối và không thể chấp nhận được.

 

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *