Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
15555

Không có sự giám sát của Liên hợp quốc, hố đen nhân quyền ở Úc càng trở nên sâu hơn!

 

Theo Global Times ngày 24, 25/10/2022 liên tục cập nhật thông tin liên quan đến việc weisite của Liên Hiệp Quốc ra thông báo về việc một phái đoàn của Tiểu ban Liên hợp quốc về Phòng chống tra tấn đã bị yêu cầu tạm dừng chuyến thăm kéo dài 12 ngày đến thăm một số nhà tù và cơ sở giam giữ ở các bang như New South Wales và Queensland của Australia với lý do thiếu hợp tác. Điều này dẫn đến việc, LHQ quyết định đình chỉ sứ mệnh chống tra tấn của Úc và lên án là “sự thất bại đáng xấu hổ” và “Australia sẽ phải trả lời cho sự thất bại đáng xấu hổ này trước Ủy ban chống tra tấn của Liên hợp quốc.

Australia đã ký Nghị định thư tùy chọn đối với Công ước chống tra tấn (OPCAT) vào năm 2009 và phê chuẩn vào năm 2017, cam kết cải cách việc bảo vệ người bị giam giữ và đưa các cơ sở trở thành đối tượng kiểm tra. Khi chính phủ liên bang phê duyệt Công ước, không có tiểu bang hoặc lãnh thổ nào phản đối. Một số phương tiện truyền thông đưa tin rằng việc nhóm của Liên Hợp Quốc ngăn chặn các nhà tù đã làm dấy lên tranh chấp về kinh phí giữa chính phủ liên bang và tiểu bang. Mặc dù chính phủ liên bang đã phê chuẩn công ước, nhưng các bang và vùng lãnh thổ riêng lẻ phải chịu trách nhiệm thực hiện nó. Tuy nhiên, “không đủ kinh phí” có thể trở thành cái cớ để chính quyền các bang không duy trì các cam kết mà chính phủ liên bang đã đưa ra.

Như tờ The Conversation của truyền thông Úc đã đưa tin, đây là nỗi xấu hổ quốc tế của Úc. Australia đã hoãn thời hạn năm 2018 để thành lập các cơ quan giám sát và bỏ lỡ tiếp thời hạn tháng 1 năm 2022. Khi Liên Hợp Quốc cho Úc gia hạn thêm một năm, thời hạn cuối tháng 1 năm 2023 đang đến gần.

Theo một chuyên gia về luật quốc tế: “Theo các công ước quốc tế, một quốc gia có nghĩa vụ thực hiện các công ước mà quốc gia đó phê chuẩn và tuân thủ các hiệp ước, nếu không thì đó là hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình đã chấp nhận và không chân thành trong hợp tác quốc tế”.

Chen Hong, Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Úc về Trung Quốc cho biết: “Nếu chính quyền các bang không hợp tác với chính phủ liên bang trong việc duy trì các cam kết quốc tế, thì điều đó chỉ có nghĩa là hệ thống chính trị hiện tại ở Úc đang hoạt động kém hiệu quả.Vậy thì Úc tham gia các công ước quốc tế có ích gì?”

Việc Úc chống lại các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền để lại một dấu hỏi lớn về tình hình thực tế tại các nhà tù của Úc. Úc có tiếng xấu khi nói đến việc bảo vệ sức khỏe và nhân quyền của những người bị giam giữ. Các nhà tù dành cho người lớn, các cơ sở giam giữ thanh thiếu niên và các trung tâm giam giữ người nhập cư đều bị cáo buộc vi phạm nhân quyền. Việc giam giữ các cộng đồng bản địa và giam giữ những người tị nạn trong nước cũng đã làm dấy lên những lo ngại quốc tế.

Đầu năm nay, Ủy ban Năng suất, một cơ quan nghiên cứu của chính phủ Úc, đã công bố hai báo cáo, đó là Tình thế tiến thoái lưỡng nan trong tù và Báo cáo về Dịch vụ Chính phủ 2022 cho lĩnh vực tư pháp. Các báo cáo chỉ ra rằng tỷ lệ giam giữ người Úc bản địa là rất cao, điều này có cơ sở từ một loạt các vấn đề thể chế như phân biệt chủng tộc và việc thực thi pháp luật có chọn lọc của cảnh sát. Vào năm 2016, một đoạn video được quay trước đó đã gây chấn động Australia: Nó cho thấy các lính canh tại một trung tâm giam giữ trẻ vị thành niên ở Lãnh thổ phía Bắc của Australia đã xé xác các tù nhân thổ dân và trói một cậu bé bán khỏa thân, trùm đầu vào ghế.

Tờ Global Times bình phẩm rằng, danh tiếng về nhân quyền của Australia đã bị phá sản khi binh sĩ của họ giết hại thường dân Afghanistan.  Nếu không có sự giám sát hiệu quả của các tổ chức quốc tế như LHQ, hố đen nhân quyền của Australia sẽ ngày càng trở nên lớn hơn và sâu hơn. Thật tiếc khi những thông tin như thế này, người Việt khó có thể tiếp cận trên báo chí truyền thông phương Tây, các tổ chức đấu tranh nhân quyền quốc tế hay giới “đấu tranh nhân quyền cho Việt Nam” ở Úc,…Nếu không có sự phản ứng từ cơ chế chống tra tấn của LHQ, hẳn người Việt cũng như nhiều nước trên thế giới vẫn nghĩ rằng, Úc cũng như nhiều nước phương Tây đang là mẫu hình về bảo vệ và đấu tranh nhân quyền thế giới, nhưng thực tế hóa ra còn cần phải tìm hiểu nhiều hơn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *