Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
27352

Hy Lạp tiếp tục đòi Đức bồi thường chiến tranh: Ít nhất 289 tỷ euro!

Đó là tên bài báo tiếng Đức “Mindestens 289 Milliarden Euro: Griechenland besteht weiterhin auf Reparationszahlungen”. của đài truyền hình RT DE (kênh tiếng Đức đài truyền hình Nga có trụ sở ở Berlin) đăng ngày 06-04-2021 được Việt kiều Đức Hồ Ngọc Thắng chuyển ngữ
===
Lời dẫn: Một thỏa thuận không có trong tương lai gần – Hy Lạp đang yêu cầu ít nhất 289 tỷ euro tiền bồi thường cho cuộc tấn công của Đức vào Hy Lạp trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Chính phủ liên bang Đức vẫn nhìn nhận nó theo cách khác.
80 năm sau cuộc tấn công của Đức vào Hy Lạp trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chính phủ Athens đã nhắc lại lời kêu gọi đàm phán về việc bồi thường thiệt hại do chiến tranh gây ra. Ngay trước lễ kỷ niệm vào hôm thứ Ba tuần này, Bộ Ngoại giao cho biết vấn đề bồi thường vẫn còn bỏ ngỏ từ quan điểm của Hy Lạp. Người phát ngôn của Bộ ông Alexandros Papaioannou đã trả lời câu hỏi của Hãng tin Đức (dpa) và cho biết: “Câu hỏi vẫn còn để ngỏ cho đến khi các yêu cầu của chúng tôi được đáp ứng.
Hy Lạp đã yêu cầu Đức vào tháng 6 năm 2019 – vào thời điểm đó dưới thời Thủ tướng Alexis Tsipras – đàm phán bồi thường. Vào tháng 10, yêu cầu này đã bị phía Đức từ chối. Chính phủ của Thủ tướng thuộc đảng Bảo thủ ngày nay Kyriakos Mitsotakis sau đó đã tái khẳng định trong một công hàm vào tháng 1 năm 2020 rằng câu hỏi về việc bồi thường vẫn còn để ngỏ.
Đức xâm lược Hy Lạp và Nam Tư vào ngày 6 tháng 4 năm 1941. Đến năm 1944, lực lượng SS và Wehrmacht (quân đội phát xít Đức) đã thực hiện nhiều vụ thảm sát ở Hy Lạp. Họ gọi đây là sự trả đũa cho các cuộc tấn công của du kích quân. Hàng chục nghìn thường dân Hy Lạp đã thiệt mạng trong chiến tranh. Một ủy ban quốc hội Hy Lạp ước tính số thiệt hại do chiến tranh mà Đức gây ra ở nước này lên tới ít nhất 289 tỷ euro – bao gồm cả khoản vay bắt buộc mà Hy Lạp phải cấp cho ngân hàng Đức Deutsche Reichsbank trong chiến tranh.
Ngược lại, đối với chính phủ liên bang ở Berlin, vấn đề bồi thường đã được ký kết về mặt pháp lý và chính trị với Hiệp ước Hai cộng bốn về Hệ quả chính sách đối ngoại của sự thống nhất của Đức năm 1990. Trong hiệp ước giữa Cộng hòa Liên bang Đức, CHDC Đức và bốn cường quốc chiếm đóng cũ là Mỹ, Liên Xô, Pháp và Anh, các khoản bồi thường không được đề cập rõ ràng. Ngoài ra, nhiều quốc gia bị Đức tấn công và chiếm đóng, chẳng hạn như Hy Lạp và Ba Lan, không tham gia vào các cuộc đàm phán.
Sự chỉ trích từ Đảng Xanh và đảng cánh tả
Bộ phận nghiên cứu Khoa học của Quốc hội Đức đã đặt câu hỏi về lập trường của Đức đối với các yêu cầu bồi thường của Hy Lạp. “Quan điểm của chính phủ liên bang là chính đáng theo luật pháp quốc tế, nhưng không có nghĩa là bắt buộc”, một báo cáo của chuyên gia từ tháng 6 năm 2019 cho biết. Không giống như Ba Lan, Hy Lạp chưa bao giờ từ bỏ các khoản bồi thường và đã nhiều lần khẳng định yêu sách của mình. Những người theo phe cánh tả và Đảng Xanh chỉ trích gay gắt lập trường kiên định của chính phủ Đức. Trong một cuộc tranh luận tại quốc hội nhân kỷ niệm 80 năm cuộc tấn công vào Hy Lạp, cách đây vài ngày, cả hai nhóm đã kêu gọi thay đổi đường lối trước sự chứng kiến của đại sứ Hy Lạp Maria Marinaki.
Nghị sĩ thuộc Đảng Xanh Manuel Sarrazin nói rằng thật là “hết sức nhục nhã” khi các yêu sách của Hy Lạp lại được tuyên bố là đã giải quyết xong. “Đó là một gánh nặng cho tình hữu nghị Đức-Hy Lạp của chúng ta.” Phó Chủ tịch Quốc hội Đức, Claudia Roth thậm chí còn nói rằng bà rất xấu hổ về thái độ của Đức. Chính trị gia cánh tả Heike Hänsel gọi lập trường của Đức là “về mặt đạo đức, nhưng cả về mặt pháp lý không thể chấp nhận được”.
Thay mặt chính phủ liên bang Đức, Bộ trưởng không bộ ông Michael Roth (SPD) nói rằng việc hòa giải với Hy Lạp sẽ được thúc đẩy hơn nữa thông qua các dự án tưởng nhớ và giáo dục. “Không có gì đã được hoàn thành”, ông nói thế. Tuy nhiên, ông đã không trả lời các yêu cầu bồi thường của Hy Lạp. Kể từ khi nhậm chức vào tháng 7 năm 2019, chính phủ Hy Lạp của Thủ tướng Mitsotakis đã tránh gây áp lực dư luận lên chính phủ Đức về vấn đề bồi thường. Theo thông tin từ phía Đức, gần đây, đây không phải là vấn đề lớn giữa hai chính phủ, kể cả trong hậu trường. Theo Bộ Ngoại giao, kể từ khi có công hàm vào tháng 1 năm 2020, “đối với các lập trường đã biết” của cả hai bên, “không có trao đổi sâu” đã diễn ra về chủ đề này.
Đối với chính phủ liên bang Đức, vấn đề không chỉ là về Hy Lạp. Ba Lan cũng khẳng định tuyên bố đòi bồi thường dưới chính phủ của đảng PiS bảo thủ cánh hữu. Một ủy ban quốc hội cũng được thành lập ở đó để xác định số lượng thiệt hại do chiến tranh gây ra. Báo cáo đã xong, nhưng đã được giữ bí mật từ một năm nay. Theo ước tính trước đây của Ba Lan dựa trên sự thu thâp hiện trạng năm 1946 cộng với tiền lãi, con số thiệt hại lên tới 800 tỷ euro.
Có thể là hình ảnh về 5 người, mọi người đang đứng, ngoài trời và tượng đài
Hình ảnh lưu trữ: Đội cận vệ Tổng thống Hy Lạp trước Đền Parthenon trên đồi Acropolis trong buổi lễ kỷ niệm ngày Athens giải phóng khỏi sự chiếm đóng của Đức Quốc xã vào ngày 12 tháng 10 năm 2017 tại Athens
Nguồn ảnh: AFP © Louisa Gouliamaki
Đường link của bài báo:
Bài báo gây ra cuộc tranh luận sôi động trên mạng xã hội Việt  liên quan đến hành vi xâm lược các quốc gia Mỹ, phương Tây trước đây, trong đó liên hệ, đặt giả thuyết đến trường hợp Việt Nam đòi “nợ” Mỹ, Pháp, Trung Quốc như Hy Lạp.
Đối với Đức, dân mạng cho rằng, đây là “nhân quả báo ứng” nhắc nhở dân Đức về những gì đã và đang làm, sẽ dẫn tới hậu quả trong tương lai. Món nợ nào rồi cũng phải trả, nếu muốn tiến bước, nếu muốn xứng danh đầu tầu của Châu âu.
Hiếu Ngọc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *