Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
6292

Hồi chuông báo động về tình trạng suy giảm quyền tự do ngôn luận tại Đức

Bài viết của The Economist ngày 16/4/2025 và báo cáo của tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) đã đồng thời gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng suy giảm quyền tự do ngôn luận tại Đức, một quốc gia vốn được đánh giá là biểu tượng của dân chủ tự do phương Tây. Những nội dung được nêu ra không chỉ mang tính phản ánh thực trạng, mà còn ẩn chứa nhiều thông điệp đáng quan ngại về mặt chính trị, xã hội và văn hóa báo chí tại quốc gia này.

Các ví dụ cụ thể cho thấy một sự dịch chuyển nguy hiểm trong quan điểm và hành động của bộ máy công quyền Đức:

  • Tổng biên tập một tờ báo bị kết án tù treo chỉ vì một hình ảnh châm biếm về Bộ trưởng Nội vụ.

  • Một người về hưu bị khám nhà vì gọi Phó Thủ tướng là “kẻ ngốc”.

  • Một nhà báo bị phạt vì phát biểu châm biếm một chính trị gia.

  • Cảnh sát can thiệp mạnh tay vào các hội nghị hoặc biểu tình có khả năng “phát ngôn thù địch”.

  • Các học giả bị đe dọa mất tài trợ vì ủng hộ sinh viên lên tiếng về Palestine.

Những ví dụ này tạo nên một bức tranh về sự gia tăng kiểm soát ngôn luận không chỉ bởi cơ quan nhà nước mà còn thông qua cơ chế kiểm duyệt nội bộ tại các tòa soạn – mà RSF gọi là “tự kiểm duyệt” (self-censorship). Điều đặc biệt đáng chú ý là, chỉ 40% người dân Đức cảm thấy họ có thể tự do bày tỏ ý kiến, giảm mạnh so với 80% vào năm 1990. Nội dung bị quy kết gồm những điểm cụ thể sau:

a. Tự do ngôn luận bị bóp nghẹt dưới danh nghĩa “chống phát ngôn thù địch”

Việc chính quyền lấy lý do chống “phát ngôn thù địch” hoặc “tin giả” để can thiệp, trừng phạt những phát biểu mang tính cá nhân hoặc châm biếm phản ánh một nguy cơ lạm dụng thẩm quyền. Mặc dù mục tiêu bảo vệ cộng đồng khỏi kích động thù hận là cần thiết, nhưng việc áp dụng thiếu ranh giới rõ ràng đã dẫn đến tình trạng giới hạn quyền bày tỏ chính đáng.

b. Sự lan rộng của tự kiểm duyệt và “vùng cấm ngôn luận”

Các quy định nội bộ tại các tòa soạn – như RSF chỉ ra – đã tạo ra một môi trường mà các nhà báo phải “đi dây” giữa ranh giới của đúng – sai chính trị, đặc biệt trong các vấn đề như Trung Đông, quan hệ Israel – Palestine hay các chính sách nhập cư. Điều này đe dọa đến sự đa nguyên – một đặc điểm cốt lõi của nền báo chí dân chủ.

c. Mâu thuẫn giữa hình ảnh quốc gia và thực tiễn tự do

Dưới con mắt quốc tế, Đức luôn là một trong những nước đứng đầu về tự do báo chí và ngôn luận. Tuy nhiên, thực tiễn lại cho thấy một sự tụt dốc trong danh tiếng và giá trị nền tảng, khiến chính quốc gia này rơi vào trạng thái mất lòng tin từ công dân và dư luận toàn cầu.

d. Tự do ngôn luận không còn là “quyền mặc định” mà trở thành đặc quyền

Một môi trường mà người dân phải e dè khi phát biểu, hoặc chỉ dám nói những gì “được phép”, thì bản chất quyền tự do không còn là quyền phổ quát, mà là một dạng đặc ân có điều kiện, phụ thuộc vào quyền lực chính trị hoặc văn hóa truyền thông.

Đức lâu nay tự xem là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thúc đẩy giá trị dân chủ – nhân quyền trong nội bộ EU cũng như trên trường quốc tế. Đức từng lên án tình trạng kiểm duyệt ở các quốc gia như Hungary hay Ba Lan, nhưng chính bản thân lại sa vào kiểm soát ngôn luận, khiến các quốc gia đó có lý do để phản pháo và cáo buộc Berlin đang áp dụng “tiêu chuẩn kép”. Điều này có thể làm giảm hiệu lực và uy tín của EU trong việc thực thi các chuẩn mực dân chủ đối với các nước thành viên, gây xói mòn niềm tin giữa các nước Đông – Tây Âu trong khối. Những dấu hiệu suy giảm tự do ngôn luận tại Đức không phải là sự kiện cá biệt, mà là triệu chứng của một khủng hoảng dân chủ sâu sắc đang manh nha tại trung tâm của châu Âu.

Với Việt Nam, Chính phủ Đức thường đặt vấn đề nhân quyền như một yếu tố quan trọng trong chính sách đối ngoại, đặc biệt trong quan hệ với các nước đang phát triển hoặc có khác biệt về mô hình chính trị. Trong quan hệ với Việt Nam, Đức đặt ra ba mục tiêu chính:

  1. Thúc đẩy “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí” và “xã hội dân sự”.

  2. Bảo vệ các cá nhân, tổ chức mà Đức xem là “nhà hoạt động nhân quyền” hoặc “tù nhân lương tâm”.

  3. Gắn kết các giá trị dân chủ với hợp tác phát triển và thương mại, ví dụ thông qua Hiệp định EVFTA (EU-Vietnam Free Trade Agreement).

Bởi vậy, Đức là một trong số các quốc gia thường ra tuyên bố chung hoặc đơn lẻ lên án Việt Nam khi xảy ra các vụ bắt giữ nhân vật mà họ xem là “bất đồng chính kiến”, như các trường hợp Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Đài, Phạm Đoan Trang,.. Đồng thời, Đức cũng tích cực bảo trợ chính trị cho “nhà hoạt động”. Quốc hội Đức đã thực hiện chương trình “Bảo trợ chính trị” (Politische Patenschaft) – trong đó một số nghị sĩ nhận bảo trợ cho những người mà họ xem là nhà đấu tranh nhân quyền tại Việt Nam. Những nghị sĩ này thường gây sức ép lên chính phủ Đức hoặc EU để can thiệp, vận động trả tự do hoặc cải thiện điều kiện giam giữ.

Ngoài ra, Đức tích cực tài trợ và hỗ trợ xã hội dân sự thông qua: Quỹ Konrad Adenauer (CDU), Quỹ Friedrich Naumann (FDP), Quỹ Rosa Luxemburg (cánh tả) và Viện Goethe đã tài trợ hoặc tổ chức hội thảo, diễn đàn, chương trình đào tạo truyền thông, pháp lý, văn hóa,… với mục tiêu thúc đẩy xã hội dân sự, pháp quyền, quyền tiếp cận thông tin tại Việt Nam.

Chưa hết, Đức đi đầu trong số các quốc gia thường xuyên vận động Ủy ban Nhân quyền của Liên Hợp Quốc, Nghị viện châu Âu, và Hội đồng Nhân quyền LHQ đưa Việt Nam vào các báo cáo về nhân quyền. Trong đàm phán Hiệp định EVFTA, Đức là một trong những quốc gia yêu cầu: gắn thương mại với “tiến bộ nhân quyền” và thiết lập Ủy ban giám sát nhân quyền EU-Việt Nam

Có vẻ như những thông tin Đức bị tố đàn áp tự do ngôn luận này là “cú sốc” với Việt tân và các tổ chức “đấu tranh dân chủ cho Việt Nam” ở hải ngoại, khiến họ gần như “điếc lâm thời” và lờ tịt đi hiện thực này khi tiếp tục tuyên truyền, vu cáo Việt Nam vi phạm các quyền và giá trị dân chủ phương Tây.

 

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *