Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
15971

Hoạt động hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về Kỳ 1: Pháp luật về hỗ trợ nạn nhân

         

Tình hình hoạt động của tội phạm mua bán người vẫn diễn biến phức tạp. Các đối tượng tội phạm hình thành nhiều đường dây, băng nhóm liên tỉnh, xuyên quốc gia với tính chất, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt: lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của gia đình, nhà trường; thông qua các trang mạng xã hội (Zalo, facebook, viber…) để tiếp cận, rủ rê, giả vờ làm người yêu, lôi kéo đi du lịch, đi làm thuê thu nhập cao, xuất khẩu lao động với chi phí thấp… để lừa bán làm vợ, đẻ thuê, ép buộc làm mại dâm, cưỡng bức lao động…

Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng

Trước thực trạng tình hình mua bán người diễn biến phức tạp, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo sâu sát công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về. Quốc hội đã ban hành 03 Luật (Luật phòng, chống mua bán người năm 2012, Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015); Chính phủ ban hành 02 Nghị định là Nghị định 62 năm 2012 và Nghị định 09 năm 2013. Thủ tướng Chính phủ ban hành 02 Quyết định (Quyết định số 1427 năm 2011 và 2546 năm 2015, phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống mua bán người giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020. Theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng 03 Thông tư, Thông tư liên tịch. Cụ thể là: Thông tư liên tịch số 134 năm 2013 của Bộ Tài Chính và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn nội dung, mức chi cho công tác hỗ trợ nạn nhân. Năm 2019, thay thế bằng Thông tư số 84/2019/TT-BTC ngày 27/11/2019, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2020; Thông tư liên tịch số 01 năm 2014 của  Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Ngoại giao hướng dẫn trình tự, thủ tục và quan hệ phối hợp trong việc xác minh, xác định, tiếp nhận và trao trả nạn nhân bị mua bán;  Thông tư số 35 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 09.

Có thể khẳng định, hệ thống văn bản hướng dẫn và thi hành Luật phòng, chống mua bán người cơ bản đồng bộ, có tính khả thi, tạo khung pháp lý thuận lợi để thực hiện công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về hoà nhập cộng đồng. Các Bộ, ngành liên quan đã xây dựng các quy trình, quy chuẩn rõ ràng về công tác xác minh, tiếp nhận bảo vệ nạn nhân bị mua bán trong nước và mua bán ra nước ngoài; ban hành các chính sách, chế độ cụ thể để hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 1724 năm 2012 và Quyết định số 1057 năm 2016 phê duyệt Đề án “Tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán” giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020. Ngoài ra, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác hỗ trợ nạn nhân; phối hợp với các tổ chức quốc tế trong hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về và thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra công tác hỗ trợ nạn nhân; chỉ đạo lồng ghép việc hỗ trợ nạn nhân với các chương trình giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, phòng chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *