Trước sự việc các trang mạng chống chính quyền lợi dụng việc một số vị lãnh đạo cấp cao từ chức, thay đổi nhân sự liền tung lên một loạt bài với kiểu nhận định “Việt Nam đang khủng hoảng về nhân sự và lãnh đạo”. Bàn về luận điệu này, GS.TS Đàm Đức Vượng khẳng định: không có chuyện Việt Nam đang khủng hoảng về nhân sự và lãnh đạo, mà vấn đề nhân sự và lãnh đạo đang được củng cố từng bước vững chắc. Mắc khuyết điểm phải nghỉ là lẽ đương nhiên. Bầu cử ở Việt Nam là thực chất chứ không phải là hình thức. Sau khi lấy ý kiến của người dân, Mặt trận Tổ quốc giới thiệu người ra ứng cử và dân bầu. Đối với những cán bộ cấp cao, Trung ương họp xem xét và quyết định trên cơ sở đề xuất của Bộ Chính trị. Như vậy là rất chặt chẽ, cân nhắc.
Để làm rõ thêm khẳng định của mình, GS.TS Đàm Đức Vượng cho rằng trong thời gian qua, Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư làm khá tốt công tác cán bộ, đã mạnh dạn và thẳng thắn phanh phui những người không còn đủ tiêu chuẩn, sa vào vòng tiêu cực, đó là dấu hiệu tốt, được các đảng viên chân chính và nhân dân đồng tình ủng hộ. Đây cũng là bước tiến quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, chứng tỏ rằng, Đảng đang mạnh lên, chứ không phải đang yếu đi.Nhân sự cấp cao được kiện toàn kịp thời, đồng bộ, đúng quy định, quy trình, với sự đồng thuận cao của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội và được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân. Hệ thống chính trị không hỏng, trái lại, vẫn đang vận hành tốt, từng bước vững chắc.
Nhiều văn kiện của Trung ương đã phản ánh khá đầy đủ về quy định, quy hoạch, quy trình cán bộ, là sự tiếp tục, cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất, tổng thể, liên thông trong công tác cán bộ của hệ thống chính trị. Bảo đảm thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định, đồng thời phát huy đầy đủ trách nhiệm của cá nhân, trước hết là người đứng đầu trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng thực hiện định hướng và quyết định những chủ trương, vấn đề hệ trọng về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ, nhất là cán bộ ở cấp chiến lược. Trung ương phân cấp cho các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ nơi công tác, sinh hoạt ở địa phương, cơ quan, đơn vị, trong đó có cán bộ thuộc diện cấp trên quản lý và chịu trách nhiệm trước cấp có thẩm quyền về phạm vi được phân cấp, ủy quyền trong công tác cán bộ. Cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan đơn vị lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát, lấy phiếu tín nhiệm theo quy định; xem xét, quyết định hoặc đề nghị khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; cho từ chức, miễn nhiệm đối với cán bộ được phân cấp quản lý không đủ tiêu chuẩn.
Đại hội XIII của Đảng đánh giá: “Công tác cán bộ là “then chốt của then chốt” có nhiều đổi mới, đạt một số kết quả quan trọng. Việc chống chạy chức, chạy quyền được coi trọng, đã có tác động cảnh báo, răn đe và ngăn chặn. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ được quan tâm hơn. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về tổ chức, bộ máy, biên chế; giảm đầu mối, giảm cấp trung gian, giảm số lượng cán bộ lãnh đạo, giảm biên chế; cơ cấu lại, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, giảm chi phí hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động”2.
Vấn đề đặt ra hiện nay trong công tác cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược, có chức có quyền, cần phải kiên trì phòng, chống thoái hóa, biến chất, nâng cao đạo đức cách mạng, đạo đức “làm quan”, tuyệt đối gương mẫu, có như vậy mới được nhân dân tín nhiệm và tin tưởng.
Những người chống phá đất nước, công tý rằng, Đảng đang khủng hoảng về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ, hệ thống chính trị hỏng là không đúng với thực tế, cần phải trao đổi lại cho rõ.