Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
31981

GS,TS Đàm Đức Vượng:  Họ lại vu cáo chủ nghĩa xã hội độc tài!

 

Trước các luận điệu xuyên tạc, chống phá chế độ ngày càng trắng trợn khiến dân chúng và nhiều học giả trong nước bức xúc, buộc phải bày tỏ phản ứng, phản bác. Mới đây, GS, TS Đàm Đức Vượng đã công khai lên án bài viết của một người khác chính kiến: “Lý do vì sao chủ nghĩa xã hội cần phải độc tài?”, trong đó lý giải  “vì sao chủ nghĩa xã hội phải có một nhà độc tài (hoặc cơ chế độc tài) để thực thi chính sách của nó và sẽ không thể nào có ngoại lệ, nên tất cả những nước chủ nghĩa xã hội lớn hay nhỏ, toàn bộ hay bán phần đều có một cơ chế độc tài”.

Bài viết đưa ra 8 lý do giải thích vì sao chủ nghĩa xã hội cần phải độc tài, trong đó, nói rằng, “chủ nghĩa xã hội cấm quyền tư hữu, tất cả tài sản để được sở hữu toàn dân và chính phủ là người kiểm soát; chủ nghĩa xã hội yêu cầu và ép toàn bộ người dân làm theo một chính sách, không ngoại lệ; chủ nghĩa xã hội phát triển kinh tế dựa trên sự hoạch định tập trung, nghĩa là một kế hoạch được đưa ra bởi một ủy ban chính phủ tập trung hoặc một cá nhân tập trung, nên quyền lực kinh tế luôn nằm trong tay một thiểu số nhỏ; chủ nghĩa xã hội yêu cầu trung thành mù quáng cho lý tưởng; chủ nghĩa xã hội yêu cầu người dân hy sinh vì lợi ích chung bằng biện pháp cưỡng chế; chủ nghĩa xã hội tịch thu và cấm thành tựu cá nhân, người nông dân trồng táo, quả táo đó không phải của người nông dân, mà của nhà nước…” Và bài viết kết luận: “Đó là vì sao chủ nghĩa xã hội và độc tài đi đôi với nhau, tuyệt đối không có ngoại lệ? Nền dân chủ chủ nghĩa xã hội đấy ư? Đó là một nghịch lý”.

GS TS Đàm Đức Vượng cho rằng, những lời nhận định trên đây về chủ nghĩa xã hội là hết sức vu vơ, không có căn cứ khoa học, cần phải phê phán.

Ông cho rằng, đã gọi là chủ nghĩa xã hội, thì không bao giờ có độc tài, là nói ngược lại thực chất của chủ nghĩa xã hội, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một nền dân chủ đi ngược lại với chế độ độc tài.

Ông lý giải, chế độ dân chủ bắt nguồn từ chính bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được xem là hình thức chính trị phổ thông của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Giải phóng người lao động khỏi bị áp bức, bóc lột là điều kiện cơ bản của tự do cá nhân, còn việc mọi người đều phải lao động và có quyền được hưởng lương, phụ cấp, nhuận bút (gọi chung là thù lao) theo lao động lại là điều kiện cơ bản của sự bình đẳng. Để đạt tới sự bình đẳng, tự do cá nhân và quyền lực nhân dân là mục đích lịch sử của chủ nghĩa xã hội. Song, dân chủ xã hội chủ nghĩa, đồng nghĩa với chủ động sáng tạo của nhân dân hết sức rộng rãi như phát triển kinh tế và văn hóa xã hội chủ nghĩa.

Chủ nghĩa xã hội được xây dựng một hệ thống dân chủ riêng, đáp ứng những điều kiện mới của lao động sản xuất và góp phần phát triển nhanh các quan hệ xã hội xã hội chủ nghĩa. Nhưng nhiệm vụ này không thể giải quyết ngay lập tức được, mà phải trải qua thời kỳ quá độ như V.I.Lênin từng khẳng định. Lý luận chủ nghĩa xã hội đã được các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội bổ sung và được các nhà chính trị, nhà khoa học kế tiếp không ngừng bổ sung. Đó là lý luận khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, giải phóng người lao động khỏi ách áp bức, bóc lột, giải phóng các dân tộc bị áp bức giành quyền độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời nhằm chống lại các giai cấp bóc lột và bảo vệ những lợi ích thiết thân của nhân dân đang xây dựng xã hội mới.

Thành quả lớn nhất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là việc tuyên bố và bảo đảm những quyền xã hội của cá nhân, quyền lao động, nghỉ ngơi, học hành, quyền được bảo đảm về vật chất và tinh thần. Những quyền xã hội không ngừng được mở rộng không ngừng được mở rộng và có thêm nội dung mới nhờ những thành tựu đạt được trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, nhờ sự tăng thêm cơ sở vật chất và của cải cho xã hội.

Nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội là “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”, có sức lao động mà lười biếng không làm, thì không được hưởng lợi ích. Dưới chủ nghĩa xã hội, số lượng và chất lượng như thế nào thì mức độ thỏa mãn các nhu cầu của mỗi người lao động tương xứng với kết quả lao động của họ, với sự đóng góp của họ vào tài sản chung của xã hội; ai làm việc nhiều hơn và tốt hơn, người đó nhận được nhiều tiền lương hơn. Chế độ này làm cho người lao động vì lợi ích vật chất của cá nhân mà quan tâm nâng cao trình độ nghề nghiệp của mình, phát huy năng lực, tham gia tích cực vào quá trình sản xuất và cống hiến, tăng số lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra. Sự lao động của mỗi con người sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa còn phụ thuộc vào sự đóng góp sức lao động của cả một tập thể sản xuất nói chung. Như vậy, nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội bảo đảm không chỉ sự khuyến khích lợi ích vật chất đối với cá nhân, mà còn có cả sự khuyến khích vật chất đối với tập thể nữa. Nó là cơ sở để thống nhất lợi ích của cá nhân với lợi ích của tập thể và lợi ích của toàn xã hội nói chung. Nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động” của chủ nghĩa xã hội còn là sự giáo dục nghĩa vụ lao động và rèn luyện tính tổ chức và tính kỷ luật, là phương tiện quan trọng để đấu tranh chống tệ ăn bám.

Có người hỏi rằng, chủ nghĩa xã hội còn có mâu thuẫn không? Câu trả lời là chủ nghĩa xã hội vẫn còn mâu thuẫn, nhưng không phải mâu thuẫn đối kháng, mà là mâu thuẫn trong nội bộ xã hội. Mâu thuẫn trong nội bộ xã hội là mâu thuẫn không còn các giai cấp đối kháng. Vì vậy, xã hội ấy đã thiết lập được sự thống nhất chính trị – xã hội và tư tưởng, từng bước xóa bỏ sự khác biệt về giai cấp.

Việt Nam đang tiến hành công tác tiếp tục mở rộng hơn nữa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Những nét tiêu biểu của quá trình này là làm cho toàn dân Việt Nam ngày càng quen với việc trực tiếp tham gia quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho một thái độ khoa học nghiêm túc đối với việc hoạch định chính sách trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, tạo điều kiện cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn.

Phương hướng quan trọng của toàn bộ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là phát triển toàn diện hệ thống chính trị, đáp ứng mọi nhu cầu đời sống của nhân dân. Những hình thức và phương pháp của quyền lực nhân dân và những nguyên tắc tự do cá nhân hình thành dưới chế độ xã hội chủ nghĩa sẽ được tiếp tục phát triển không ngừng và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa sẽ đạt tới đỉnh cao trong toàn bộ quá trình xây dựng đất nước.

Qua sự phân tích trên đây về chủ nghĩa xã hội và nần dân chủ xã hội chủ nghĩa thấy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa hoàn toàn không có gì gọi là độc tài. Những người quy kết cho chủ nghĩa xã hội độc tài là những người đi ngược lại với nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *