Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
21427

Bàn về tự do, dân chủ của Việt Nam qua chuyến thăm Ngoại trưởng Mỹ

 

Chuyến thăm Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony Blinken đã tới thăm Việt Nam theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn từ ngày 14 đến 16/4/2023 diễn ra trong bối cảnh quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực nhờ nền tảng quan hệ đã được hai bên gây dựng, vun đắp trong 28 năm qua. Chuyến thăm cũng có ý nghĩa đặc biệt khi 2023 là năm kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước (2013-2023).

Tuy nhiên, với thành phần chống phá Việt Nam, họ lại xem chuyến thăm như là cơ hội để vận động chính khách Mỹ can thiệp vào nội bộ Việt Nam, kiểu như “Ngoại trưởng Mỹ Anthoney Blinken tới Việt Nam làm gì? Hy vọng cải thiện nhân quyền?”, “Kêu gọi Ngoại trưởng Mỹ Blinken hãy sử dụng cây gậy thay vì củ cà rốt trong quan hệ với Việt cộng. Việt cộng ăn cà rốt sẽ cắn luôn người Mỹ. Nhưng cây gậy sẽ thuần hóa được Việt cộng” … Thậm chí, họ lợi dụng chuyến thăm này để công kích quan hệ ngoại giao với Trung Quốc kiểu như “Ngoại trưởng Mỹ thăm Việt Nam nâng tầm quan hệ sẽ “khiến Trung Quốc không vui” ..

Không như họ mong đợi, chuyến thăm tốt đẹp của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony Blinken đã một lần nữa khẳng định về một Việt Nam yên bình, thân thiện và mến khách. Không có phát biểu can thiệp đến vấn đề nhân quyền hay nội bộ Việt Nam. Không có sự “đề nghị” trả tự do hay hỗ trợ nhân đạo cho bất cứ “tù nhân lương tâm” nào. Ngược lại là phát biểu mong muốn thúc đẩy, nâng tầm quan hệ song phương, tôn trọng chế độ chính trị Việt Nam…đã khiến những kẻ la ó, rùm beng truyền thông trước chuyến thăm chưng hửng.

Chứng kiến cảnh Ngoại trưởng Antony Blinken đã đi dạo ở phố cổ, nghe nhạc jazz và ăn tối trên phố Tràng Tiền. Ông Antony Blinken đã có phút thảnh thơi khi ghé vào quán nhạc jazz Bình Minh ở số 1 Tràng Tiền, cùng thưởng thức âm nhạc với nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh, đi bộ dọc ngõ Tràng Tiền, vào quán cơm Tay Cầm – gà Xối Mỡ dùng bữa tối,… giống như bất cứ nguyên thủ nào Mỹ, Châu Ân đến Việt Nam. Điều đó cho thấy, nếu một quốc gia mất tự do, dân chủ, nhân quyền, an ninh bất ổn thì nguyên thủ, chính khách quốc tế có được tự do đi lại, tận hưởng sự thanh bình bên cốc trà đá hay ly cà phê, bình dị với món phở hay bún chả trên phố? Một đất nước mất nhân quyền thì nguyên thủ các quốc gia trên thế giới có thể tự do đi lại tham quan danh lam, thắng cảnh, trải nghiệm ẩm thực trong sự mến khách của người dân mà không phải lo về hành động mất an toàn có thể diễn ra?

Những giá trị và truyền thống tốt đẹp, sự hiếu khách cùng những trải nghiệm thanh bình, ấm cúng đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong cảm nhận của Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng như các chính khách từng đến Việt Nam. Điều đó đã và đang giúp Việt Nam trở thành điểm đến thân thiện trong mắt bạn bè quốc tế, đồng thời bác bỏ những luận điệu của các thế lực xấu vu cáo Việt Nam không có tự do, dân chủ, nhân quyền…

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em mang những đặc điểm văn hóa đa dạng bản sắc, trong đó dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ lớn nhất, cư trú phân tán và xen kẽ nhau. Bảo vệ và thúc đẩy phát triển bình đẳng dân tộc, phát triển quyền con người là chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Việt Nam luôn xem con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và công cuộc phát triển đất nước, nỗ lực vì mục tiêu nâng cao đời sống, quyền thụ hưởng của người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau. Các quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam, được bảo vệ, thúc đẩy bởi các văn bản pháp luật cụ thể và được triển khai trong thực tiễn. Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật. Bất cứ ai vi phạm pháp luật đều phải bị chế tài tương ứng. Nhà nước nỗ lực để bảo đảm sự thụ hưởng đầy đủ các quyền của mỗi người dân trong một xã hội an toàn, trật tự và công bằng. Không ai bị bắt giữ, xét xử vì thực hiện các quyền con người một cách chính đáng.

Vấn đề dân chủ, nhân quyền được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp đúng đắn, phù hợp và đạt được nhiều kết quả thiết thực, không thể phủ nhận. Tôn trọng, thực thi, bảo vệ nhân quyền là một chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Tuy Ngày Nhân quyền thế giới bắt đầu có từ 10/12/1948 nhưng quyền con người, quyền công dân của người dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được hiến định tại Hiến pháp 1946 và tiếp tục được bổ sung rõ ràng hơn, đầy đủ hơn tại các Hiến pháp 1959, 1980, 1992 và nhất là tại Hiến pháp 2013. Tính đến năm 2021, Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản của Liên hợp quốc về quyền con người; phê chuẩn, gia nhập 25 công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trong đó có 7/8 công ước cơ bản liên quan đến các lĩnh vực thương lượng tập thể, phòng, chống phân biệt đối xử, lao động trẻ em và lao động cưỡng bức…

Việc Việt Nam trúng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ thứ 2 (2023- 2025) và với những đóng góp trực tiếp vào công tác bảo vệ, thúc đẩy quyền con người trên toàn thế giới là minh chứng về vị thế, uy tín của Việt Nam, phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Những đóng góp cho nhân quyền thế giới của Việt Nam đã và đang được quốc tế có những đánh giá cao, là những thành tựu không thể phủ nhận, góp phần khẳng định tiếng nói về quyền con người của Việt Nam với thế giới. Những kết quả, thành tựu to lớn trên lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ, bảo đảm quyền con người mà Việt Nam đã đạt được là minh chứng sinh động cho thấy quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam là đúng đắn, là vì quyền con người.

Những thành tựu Việt Nam đạt được thể hiện rõ trên các lĩnh vực như trong xây dựng hệ thống pháp luật, triển khai thực thi quyền con người; tham gia ký các công ước quốc tế, điều ước quốc tế về quyền con người và cam kết thực hiện, coi đó là trách nhiệm chính trị, pháp lý của Nhà nước. Việt Nam hoàn thành trước hầu hết các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) và đang tích cực triển khai thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG), nhất là đóng góp của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền (với chu kỳ III, Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm 82,6% các khuyến nghị đã chấp thuận). Cùng với đó, việc khởi động tiến trình Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV là thêm một minh chứng cho thấy không phải Việt Nam “sợ nhân quyền”, “không thực thi nhân quyền” như các luận điệu xuyên tạc mà là luôn chú trọng đảm bảo nhân quyền, quyền công dân cho người dân. Ngày 3/4/2023 (giờ địa phương), tại trụ sở Văn phòng Liên Hiệp quốc tại Geneva (Thụy Sỹ), Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc đã đồng thuận thông qua Nghị quyết kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR) và 30 năm Tuyên bố cùng Chương trình hành động Viên (VDPA) do Việt Nam đề xuất và soạn thảo.

Thực tiễn đó không thể phủ nhận, xuyên tạc với bất cứ lý do gì.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *