Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
9210

Giới thiệu về Công ước chống tra tấn – Bài 3

2.2. Nghĩa vụ của các quốc gia thành viên

Công ước Chống tra tấn đặt ra nhiều nghĩa vụ cho các quốc gia thành viên của Công ước. Các nghĩa vụ này có thể được chia thành các nhóm sau đây:

  1. a) Nghĩa vụ nghiêm cấm hành vi tra tấn

Theo Điều 2 Công ước Chống tra tấn, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp lập pháp, hành pháp, tư pháp và các biện pháp để nghiêm cấm hành vi tra tấn. Trong đó:

(1) Biện pháp lập pháp: ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nghiêm cấm hành vi tra tấn.

Trong khuôn khổ nghĩa vụ này, Điều 4 Công ước Chống tra tấn quy định rõ, các quốc gia thành viên Công ước có nghĩa vụ hình sự hóa hành vi tra tấn . Theo đó, mọi hành vi thỏa mãn các điều kiện được nêu định nghĩa tại Điều 1 Công ước Chống tra tấn và các hành vi chuẩn bị tra tấn, hành vi đồng lõa hoặc tham gia tra tấn đều phải được coi là tội phạm theo pháp luật hình sự của quốc gia. Đi cùng với quy định về tội phạm tra tấn, các quốc gia phải có quy định về hình phạt tương xứng với mức độ nghiêm trọng của tội phạm này.

(2) Biện pháp hành pháp: các biện pháp để tổ chức thi hành các quy định pháp luật về cấm tra tấn.

(3) Biện pháp tư pháp: các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử người thực hiện hành vi tra tấn.

Một trong các biện pháp tư pháp mà quốc gia thành viên được yêu cầu thực hiện là thiết lập quyền điều tra, truy tố, xét xử rộng nhất đối với các hành vi tra tấn (Điều 5). Theo đó, quốc gia thành viên

(4) Biện pháp khác: các biện pháp nhằm hỗ trợ, nâng cao hiệu quả của các quy định cấm tra tấn, chẳng hạn như tuyên truyền, phổ biến pháp luật; đào tạo cán bộ….
Ngoài ra, Điều 3 Công ước Chống tra tấn quy định nguyên tắc “không trục xuất, trả về, dẫn độ”. Theo đó, các quốc gia thành viên không được trục xuất, trả về hoặc dẫn độ những cá nhân tới quốc gia mà có căn cứ xác đáng để cho rằng ở quốc gia đó những cá nhân này có thể bị tra tấn. Quy định này cũng đồng thời tạo ra nghĩa vụ cho quốc gia thành viên phải hoàn thiện pháp luật quốc gia để đảm bảo trình tự, thủ tục xem xét, thực hiện trục xuất, trả về, dẫn độ có tính đến các nguy cơ tra tấn ở nước đến.

  1. b) Nghĩa vụ trừng phạt hành vi tra tấn

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 và Điều 8 Công ước, các quốc gia thành viên Công ước khi phát hiện hành vi tra tấn phải thực hiện điều tra, truy tố, xét xử; trong trường hợp không thể thực hiện điều tra, truy tố, xét xử, quốc gia phải thực hiện dẫn độ người bị nghi ngờ thực hiện hành vi tra tấn tới quốc gia có khả năng thực hiện việc truy tố, xét xử.

Bên cạnh đó, các quốc gia thành viên Công ước cũng có nghĩa vụ thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự để hỗ trợ việc điều tra, truy tố hoặc dẫn độ (Điều 9).

  1. c) Nghĩa vụ ngăn ngừa hành vi tra tấn
    Để có thể ngăn ngừa các hành vi tra tấn, Công ước Chống tra tấn quy định các quốc gia thành viên phải thực hiện các biện pháp giáo dục và tuyên truyền về cấm tra tấn.

2.3. Cơ chế giám sát việc thực hiện Công ước Chống tra tấn
Để giám sát việc thực hiện Công ước Chống tra tấn của các quốc gia thành viên, Công ước thiết lập ra Ủy ban Chống tra tấn và cơ chế báo cáo tình hình thực thi Công ước.

Ủy ban Chống tra tấn

Ủy ban Chống tra tấn được thành lập theo Điều 17 Công ước Chống tra tấn. Ủy ban gồm 10 chuyên gia độc lập, có đạo đức và năng lực chuyên môn cao, được công nhận trong lĩnh vực quyền con người; được bầu bởi các quốc gia thành viên Công ước Chống tra tấn. Các thành viên của Ủy ban làm việc theo nhiệm kỳ 4 năm và có thể được bầu lại. Sau mỗi 2 năm, 50% số thành viên của Ủy ban sẽ được bầu lại.

Ủy ban Chống tra tấn có 04 chức năng chính sau đây:

(1) Xem xét các báo cáo về tình hình thực hiện Công ước Chống tra tấn của các quốc gia thành viên;

(2) Nghiên cứu, xây dựng các Bình luận chung giải thích về các quy định của Công ước Chống tra tấn; và

(3) Xem xét các thông tin của một quốc gia báo cáo về tình hình không thực hiện Công ước của một quốc gia khác; hoặc khiếu kiện của cá nhân về tra tấn (chức năng này chỉ phát sinh khi quốc gia thành viên Công ước chấp nhận thẩm quyền Ủy ban theo Điều 21 và Điều 22 Công ước hoặc thông qua việc gia nhập Nghị định thư tùy chọn của Công ước Chống tra tấn).

(4) Điều tra tình trạng tra tấn diễn ra có hệ thống, trên diện rộng tại một quốc gia thành viên.

Cơ chế báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện Công ước

Theo Điều 19 Công ước Chống tra tấn, các quốc gia phải nộp Báo cáo định kỳ về tình hình triển khai thực hiện Công ước cho Ủy ban Chống tra tấn. Báo cáo lần đầu sẽ được nộp sau 1 năm kể từ ngày Công ước có hiệu lực đối với quốc gia thành viên và các báo cáo sau đó sẽ được nộp định kỳ sau mỗi 04 năm.

Sau khi nhận được báo cáo của quốc gia thành viên, Ủy ban Chống tra tấn phải thực hiện một phiên đối thoại trực tiếp với quốc gia đã nộp báo cáo để trao đổi về nội dung của báo cáo. Trên cơ sở kết quả xem xét báo cáo và phiên đối thoại trực tiếp với quốc gia thành viên, Ủy ban Chống tra tấn sẽ đưa ra các khuyến nghị để quốc gia thành viên nghiên cứu thực hiện. Kết quả thực hiện các khuyến nghị này sẽ được quốc gia báo cáo lại Ủy ban theo thời hạn mà Ủy ban ấn định hoặc được lồng ghép vào báo cáo định kỳ tiếp theo.

2.4. Hiệu lực, rút khỏi; giải quyết tra

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *