Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
34584

Giết thường dân vô tội? Không thành vấn đề nếu đó là Hoa Kỳ!

Đó là tên bài báo của RT DE (kênh tiếng Đức của đài truyền hình Nga RT có trụ sở ở Berlin) đăng ngày 16-11-2021 của tác giả Tom Fowdy – một nhà văn và nhà phân tích chính trị và quan hệ quốc tế Đông Á người Anh nói về “trật tự quốc tế” do Mỹ đứng đầu lại bị lật tẩy bởi thói đạo đức giả khi người ta biết rằng về cơ bản là không thể tìm ra thủ phạm và do đó không ai bị trừng phạt vì một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ khiến nhiều thường dân Afghanistan thiệt mạng. Bài viết được Việt kiều Đức Hò Ngọc Thắng chuyển ngữ:
===
Trong bối cảnh hỗn loạn ở Afghanistan, khi Hoa Kỳ vội vã rút khỏi nước này vào tháng 8 năm ngoái, thông tin tình báo chỉ điểm sai về nhóm khủng bố ISIS-K đã dẫn đến một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ nhằm vào Kabul. Một số người vô tội – trong đó có nhiều trẻ em – đã thiệt mạng trong vụ này. Vài tháng sau, “Ủy ban điều tra độc lập của Lầu Năm Góc” đã xác định rằng không có hành vi sai trái hoặc sơ suất đằng sau vụ tấn công và không đề nghị hình thức kỷ luật đối với những người chịu trách nhiệm chỉ đơn giản là “đưa ra kết luận sai” trong việc lựa chọn mục tiêu của họ.
Có thể là hình ảnh về 8 người và ngoài trời
Ảnh: Những người thân và hàng xóm của gia đình Ahmadi tập trung vào thứ Hai, ngày 30-8-2021, ở Kabul, Afghanistan, bên cạnh phần còn lại của chiếc xe bị cháy do trúng đạn của một máy bay không người lái của Mỹ vào buổi trưa ngày chủ nhật.
Bản quyền ảnh: Gettyimages.ru © Marcus Yam / Kontributor
Báo cáo của ủy ban điều tra này sẽ không gây ngạc nhiên nữa cho những ai không bị che mắt bởi những tuyên truyền thiếu căn cứ của các phương tiện truyền thông chính thống do các tập đoàn truyền thông thống trị và vì lợi ích của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Mỹ lại sát hại dân thường mà không xin lỗi và không phải để lại hậu quả. Đó là một mô hình lặp đi lặp lại xuất hiện ở nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt là những quốc gia đã bị Mỹ tấn công hoặc xâm lược, từ Afghanistan, Iraq đến Syria.
Mặt khác, nếu một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái tương tự đến từ Trung Quốc, Nga, Iran hoặc bất kỳ quốc gia nào khác mà Mỹ coi là kẻ ác, thì các phương tiện truyền thông chính thống và giới tinh hoa chính trị sẽ đồng loạt hú hét và lên án mạnh mẽ cuộc tấn công này và cho đó là một bằng chứng tiếp theo về sự tàn bạo của kẻ xâm lược và được coi là tội ác chiến tranh. Trong quá khứ, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quốc gia khác vì những lý do ít nghiêm trọng hơn – nhân danh bảo vệ con người hay “nhân quyền”.
Lấy ví dụ, vô số lệnh trừng phạt được áp dụng đối với Cuba chỉ sau một “ngày biểu tình chống chế độ”. Ai ngạc nhiên rằng “trật tự quốc tế” do Mỹ đứng đầu đang đối mặt với sự vỡ mộng và phản kháng ngày càng tăng? Và rằng trật tự này ngày càng được coi là ít hơn một chút so với các lợi ích cốt lõi của Mỹ, trái ngược với cái gọi là các giá trị phi thường và tính nhà nước pháp quyền mà họ cố gắng duy trì?
Cuối cùng, hành động lớn hơn lời nói, và người ta có thể thấy điều gì khác ở hành vi này ngoài một hệ thống toàn cầu “làm theo những gì tôi nói với bạn chứ không phải cách tôi làm”, về cơ bản là không bình đẳng, lừa dối và bất công.
Mỹ và các đồng minh thân cận nhất – đặc biệt là các quốc gia trong “Anglosphere” (có nghĩa là vùng văn hóa tiếng Anh – HNT) tự mô tả mình là những quốc gia chân thành và nhân từ nhất trong lịch sử. Họ bóp méo những gì trên thực tế là chủ nghĩa đế quốc trần trụi, sự chinh phục của kẻ thù và chủ nghĩa bành trướng, đồng thời nuôi dưỡng công dân của họ bằng những huyền thoại vĩ đại chẳng hạn như Chiến tranh thế giới thứ hai, để bây giờ là họ có thể trở thành vị cứu tinh và người bảo vệ thế giới tự do, vốn đang bị nuốt chửng mạnh mẽ bởi công chúng phương Tây rộng rãi.
Câu chuyện về sự đặc biệt này dẫn đến một chính sách đối ngoại, trong đó hành động gây hấn chống lại người khác không được coi là như thế – chiến tranh và khủng bố – mà là sự thúc đẩy lợi ích chung chỉ cam kết vì lợi ích mà người ta tấn công trên phương diện quân sự và chính trị.
Sự lừa dối lớn nhất của Mỹ và các đồng minh là giả vờ rằng khái niệm “lợi ích quốc gia” liên quan đến quyền lực hoặc sự giàu có không tồn tại với nhau, mà chỉ tồn tại với những người bác bỏ. Đối với phương Tây, “lợi ích quốc gia” được thể hiện trong các giá trị mà họ cho là phổ quát cho tất cả mọi người. Những xung đột và những thực tế phức tạp về vật chất và kinh tế – xã hội của nền chính trị thế giới được thu gọn lại thành một câu chuyện cổ tích về người tốt hay kẻ xấu.
Tuy nhiên, vì hầu hết tất cả các trung tâm quyền lực, giới tư bản và phương tiện truyền thông đều tham gia vào thần thoại đáng ngờ này, nó trở nên tự khẳng định mình đến mức những ai trở thành nạn nhân của nó đều bị mất quyền lực và không thể nói vì lợi ích của họ, điều này làm sai lệch thực tế. Nếu người ta muốn hết lòng tin vào các phương tiện truyền thông chính thống, người ta có thể thực sự nghĩ rằng sự phản đối phổ biến đối với Mỹ không tồn tại trên thế giới và chỉ là một phát minh của đối thủ bởi vì phương Tây luôn cho rằng mọi người đều tự động hướng tới các giá trị phương Tây.
Do đó, cuộc xâm lược Iraq năm 2003 được trình bày không phải vì thực tế của nó, cụ thể là việc Mỹ và các đồng minh của họ cướp đi một quốc gia quan trọng về mặt chiến lược và giàu dầu mỏ, mà là một sự giải phóng đất nước khỏi một chế độ chuyên chế được cho là đã đe dọa thế giới. Tất cả thường dân Iraq đã bị giết trong cuộc xâm lược và cuộc nổi dậy sau đó? Họ được cho là đã được cứu bởi Mỹ.
Do đó, tình hình ở Afghanistan là một chiếc kính lúp quan trọng mà qua đó người ta có thể nhìn thấy những sự thật bị che giấu. Và như đã thấy, Mỹ có sức mạnh và khả năng sẵn sàng thực hiện hành động tàn bạo đối với người dân ở các quốc gia nghèo khó không có tiếng nói trên thế giới, sau đó quét họ xuống dưới tấm thảm như thể họ chưa từng tồn tại để tái khẳng định chủ nghĩa ngoại lệ (khái niệm trong tiếng Anh Exceptionalism – HNT) truyền thống luôn luôn được tuyên bố cho mình.
Các phương tiện truyền thông chính thống thường hạ thấp các quy trình này hoặc bỏ qua chúng hoàn toàn. Nhưng nếu bất kỳ ai khác ngoài Hoa Kỳ hoặc những người ủng hộ nước này làm điều như vậy, sẽ bị đáp trả bằng sự tự cho mình là đúng, sự ồn ào về đạo đức và sự lên án gay gắt.
Nhưng tiêu chuẩn kép đạo đức giả này về việc ai nên và không nên chịu trách nhiệm cho thấy cách tiếp cận của Janus (*) đối với các mối quan hệ quốc tế và phân loại cuộc sống con người thành hai giai cấp. Nó thúc đẩy ý tưởng rằng hoàn toàn có thể chấp nhận được và hợp pháp khi để người dân ở miền Nam toàn cầu chết nhân danh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ để phương Tây có thể duy trì các đặc quyền của riêng mình.

Trong trường hợp của Afghanistan, hóa ra “nền dân chủ” kiểu Mỹ – thứ mà người Mỹ đã cố gắng thấm nhuần và áp đặt lên họ trong 20 năm qua – không đóng vai trò gì đối với người dân ở đó. Ngay sau khi Mỹ rời khỏi đất nước, người ta nhanh chóng nhận ra rằng cuộc thử nghiệm chính trị mà họ đã thực hiện đối với đất nước được xây dựng trên cát. Ý tưởng về nước Mỹ như một vị cứu tinh chưa bao giờ tồn tại trên thực tế ở Afghanistan. Không chỉ bởi vì Hoa Kỳ chiếm đóng đất nước này vì những lý do khác, mà còn bởi vì bản thân Hoa Kỳ tin tưởng quá nhiều vào lịch sử đạo đức giả của chính mình đến mức họ không bao giờ muốn hiểu Afghanistan theo các điều kiện của mình, và không bao giờ nghĩ rằng cần phải làm như vậy.
Trong bối cảnh này, ngay cả khi việc đối xử với phụ nữ của họ không thể được ủng hộ, chúng ta có lẽ nên thấy Taliban không phải là những kẻ khủng bố man rợ hung ác bị người dân Afghanistan kiềm chế, và hơn thế nữa khi những người theo chủ nghĩa dân tộc Pashtun được trao quyền và nhận được hỗ trợ của những người Afghanistan muốn chấm dứt việc chiếm đóng đất nước của họ và lật đổ chính phủ chư hầu thối nát đang cai trị họ theo lệnh của Hoa Kỳ.
Giữa cuộc tấn công bằng máy bay không người lái man rợ được mô tả ở trên, mà Mỹ không tự chịu trách nhiệm, có thể hiểu tại sao tâm trạng ở Afghanistan có thể là tâm trạng của sự giải phóng. Nhưng sự dối trá của chủ nghĩa ngoại lệ Mỹ vẫn tồn tại khi nó vấp phải tai họa này đến tai họa khác.
(*) Chú thích của người biên dịch: Trong tôn giáo và thần thoại La Mã cổ xưa, Janus là vị thần của sự khởi đầu và quá trình chuyển đổi, và do đó là của các cổng, cửa, ô cửa, lối đi và các kết cục. Ông thường được mô tả là có hai khuôn mặt, do khi ông nhìn tới tương lai và quá khứ.
===
Ông Hồ Ngọc Thắng cho rằng, đây là một bài viết khách quan và rất thẳng thắn, đã vạch trần bản chất chủ nghĩa đế quốc và truyền thông phương Tây. Điều đáng quý, tác giả bài viết không phải thành viên của một đảng cộng sản mà là một nhà văn và nhà phân tích chính trị và quan hệ quốc tế, một công dân của Vương quốc Anh.
Đọc bài viết này, dân mạng Việt không thể không liên hệ đến những tội ác man rợ xảy ra khi Mỹ và liên quân xâm lược Việt Nam. Đó là lý do khiến Việt Nam luôn trở thành khát vọng, là bài học mà những quốc gia yếu thế bị Mỹ “mang món quà dân chủ, nhân quyền” đến khao khát. Nguyên nhân căn bản nhất đem lại thành công cho Việt Nam chính là nhờ Việt Nam có một chính đảng vì dân tộc như Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và có một lãnh tụ thiên bẩm như Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn dắt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *