Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
22727

Dương Quốc Chính cố ngụy biện cho thất bại Mỹ ngụy bằng việc đổ lỗi cho Kissinger!

 

Sự kiện qua đời của Henry Kissinger – cựu Ngoại trưởng quyền lực nhất thời hậu chiến, đồng thời là cựu Cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ dưới hai đời Tổng thống Mỹ là Richard Nixon và Gerald Ford, là nhân vật gây tranh cãi nhất trong lịch sử đối ngoại Mỹ, người có vai trò trực tiếp trong kéo dài cuộc chiến vô vọng của Mỹ ở Việt Nam, từng thúc đẩy kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh” , tham gia vào quá trình đàm phán Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam năm 1973 gây nhiều tranh cãi trên mạng xã hội. Sau khi hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký ngày 27/1/1973, hai ông Lê Đức Thọ và Kissinger được trao giải Nobel Hòa bình, trở thành một trong những sự kiện gây tranh cãi nhất lịch sử giải này kể từ khi ra đời năm 1895. Ông Lê Đức Thọ gây chấn động truyền thông quốc tế khi từ chối nhận giải thưởng, ông cho rằng hòa bình chưa thực sự lập lại trên đất nước Việt Nam và “người xứng đáng nhận giải thưởng Nobel Hòa bình chính là nhân dân Việt Nam”. Nếu như với Trung Quốc, ông ta được coi là “người bạn lớn”, thì với thành phần tự xưng “đấu tranh dân chủ cho Việt Nam” thì ông này bị xem là “tội đồ” đã “bỏ rơi Việt Nam Cộng hòa”. Có thể nhìn thấy rõ hơn xu hướng tẩy chay, căm hận Kissinger qua bài viết của Dương Quốc Chính – một kẻ chuyên nghề chống phá với tiêu đề “Kissinger và sự ảnh hưởng tới Việt Nam” cho rằng “có thể thấy rằng Kissinger là một nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc Mỹ bỏ rơi VNCH, dẫn tới sự sụp đổ, khiến nhiều người Việt cho rằng ông ta là kẻ tội đồ”.

Bình luận về bài viết của Dương Quốc Chính, ông Tô Hoài Hưng cho rằng, Kissinger là “tội đồ” của nhân dân Việt Nam vì chính ông ta là một trong những kiến trúc sư trưởng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ mà đỉnh điểm là chiến dịch 12 ngày đêm đem B52 rải thảm ở miền Bắc, đặc biệt là tại thủ đô Hà Nội. Chỉ sau thất bại này Kissinger mới chịu cúi đầu ký Hiệp định Paris vào ngày 27/1/1973. Còn việc cho rằng: “Kissinger là một nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc Mỹ bỏ rơi VNCH, dẫn tới sự sụp đổ” là hoàn toàn không chính xác, đó chỉ là sự đổ thừa cho sự thất bại tất yếu của chế độ tay sai Việt Nam Cộng hòa. Cần khẳng định rằng, Mỹ phải rút ra khỏi cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là sự thất bại trên chiến trường cùng với sự phản đối của chính giới và người dân Mỹ cũng như nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Ông Robert McNamara, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, năm 1995 khi sang Hà Nội dự Hội thảo khoa học đã thừa nhận rằng: “Từ sau Tết Mậu Thân (1968), không ai trong giới cầm quyền và giới quân sự Mỹ nói tới khả năng giành chiến thắng bằng quân sự ở Việt Nam, mà chỉ là rút quân Mỹ trong danh dự, hòa bình trong danh dự”.

Nhớ lại, tướng Westmoreland chỉ huy quân Mỹ trong chiến lược chiến tranh cục bộ đã công bố kế hoạch của chiến lược này là: năm 1965 đưa ồ ạt quân Mỹ vào Việt Nam để ngăn chặn chiều hướng thua, bất chấp nỗ lực đưa cho tướng Westmoreland gần 50 vạn quân Mỹ, đánh nhau 3 năm liền mà vẫn không giữ nổi sứ quán Mỹ ở Sài Gòn khiến Tổng thống Giôn-xơn ngày 31/3/1968 đã có một quyết định đúng- tuyên bố không ra ứng cử tổng thống nhiệm kỳ 2; ngừng ném bom Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra; chấp nhận đàm phán, phi Mỹ hóa cuộc chiến tranh. Ông Nixon muốn đắc cử Tổng thống Mỹ đã tuyên bố: nếu được bầu, ông sẽ rút quân Mỹ khỏi Việt Nam và lấy tù binh về.

Có thể thấy rằng, Mỹ là nước có tiềm lực kinh tế, quân sự lớn. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã huy động sức mạnh đến mức cao nhất có thể huy động được: 545.000 quân Mỹ, 72.000 quân đồng minh, với vũ khí kỹ thuật hiện đại nhất, kể cả loại máy bay chiến lược B52 chưa từng được sử dụng trong cuộc chiến tranh nào, với thời gian quân Mỹ trực tiếp chiến đấu từ năm 1965 đến năm 1972. Đó là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất, dài ngày nhất của nước Mỹ trong thế kỷ 20. Mỹ có bom hạt nhân nhưng dễ gì sử dụng vũ khí này vì tình hình nước Mỹ, tình hình thế giới; hơn nữa còn vì gần 600 tù binh Mỹ (phần lớn là phi công) đang bị giam giữ ở Bắc Việt Nam đã không cho phép. Mỹ đã thất bại nặng nề cả về quân sự, chính trị và ngoại giao. Mỹ đã buộc Thiệu phải cùng ký vào Hiệp định.

Như vậy, hoàn toàn có thể khẳng định rằng, việc Mỹ phải rút quân khỏi Việt Nam là điều bắt buộc. Mỹ không có sự lựa chọn nào khác, đừng đổ lỗi cho Kissinger hay bất cứ một lãnh đạo nào khác của nước Mỹ như giọng điệu của Dương Quốc Chính và đám tàn quân VNCH. Bản chất của chế độ tay sai Mỹ của Việt Nam Cộng hòa đã được bộc lộ rõ qua phát ngôn của người đứng đầu cái chế độ này là Nguyễn Văn Thiệu, rằng: “Mỹ còn viện trợ, chúng tôi còn chống Cộng. Mỹ dừng viện trợ, chỉ cần 3 ngày chứ đừng nói đến 1 tuần, 1 tháng, 1 năm là chúng tôi sẽ rời dinh Độc Lập”. Điều đó cũng đã được chứng minh rõ ràng rằng chỉ sau 2 năm Mỹ cắt giảm viện trợ, Nguyễn Văn Thiệu đã phải tuyên bố toàn quân “tùy nghi di tản” và bản thân thì vội vã cao chạy xa bay bỏ mặc hết những cái gọi là “Tổ quốc-Danh dự-Trách nhiệm” mà ông ta suốt ngày rêu rao.  Thật nhục nhã cho thân phận những kẻ tay sai, bán nước cố ngụy biệu kiểu  như Dương Quốc Chính!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *