Lợi dụng vấn đề tranh chấp biển Đông và chủ trương này giải quyết tranh chấp biển Đông thông qua hòa bình, đối thoại để xuyên tạc Đảng, Nhà nước “nhu nhược”, “hèn nhát”. Chẳng hạn như:
Mới đây, một nhóm người dưới danh nghĩa “nhân sĩ trí thức” đã tự soạn thảo văn bản “Tuyên bố biển Đông”, rêu rao rằng đã thu thập được hơn 1.000 chữ ký để gửi cho các nhà lập pháp tại Hà Nội. Để tạo dư luận, họ tụ tập, tuần hành đến trước Đại sứ quán Trung Quốc, Bộ Ngoại giao, cho người quay clip tung lên mạng. Bản tuyên bố này có 4 điểm, trong đó đưa ra đề nghị Việt Nam hoàn chỉnh hồ sơ để kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế, giống như việc Philippines đã làm trước đây.
Gần đây trên Bureau CTM Media – Âu Châu đăng tải bài viết: “VN, Phillipines, China và UNCLOS.” cho rằng: “Mặc dù phán quyết của UNCLOS chỉ là chiến thắng trên danh nghĩa, UNCLOS không có khả năng thi hành phán quyết của mình. Vậy thì tại sao Phillipines vẫn kiện? Khi kiện Trung Cộng, Phillipines đã nói cho thế giới biết rằng Phillipines là một quốc gia có độc lập, có chủ quyền và Phillipines sẽ cương quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình. Đó là điều mà Đảng CSVN sẵn sàng hy sinh để đổi lấy sự toàn vẹn của Đảng hầu có thể cai trị đất nước Việt Nam trong lâu dài”. Bài viết còn lớn giọng láo xược, “dạy bảo”: “Phương cách tốt nhất là Việt Nam phải tách rời sự khẳng định chủ quyền biển đảo của mình ra khỏi cuộc chiến tranh Đài Loan mà có thể xảy ra bất cứ lúc nào và nguy cơ cho cuộc chiến tranh đó ngày càng gia tăng. Tốt nhất là Việt Nam nên kiện Trung Cộng trước toàn án UNCLOS ngay trong lúc này để tránh các hậu quả thảm hại hơn về sau”.
Rõ ràng, đây là kiểu đánh tráo khái niệm, vờ mượn dẫn chứng Phillipines khi kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế để “vẽ đường” cho Việt Nam, để kích động tâm lý người dân khiến họ nghĩ rằng, trong xử lý vi phạm chủ quyền thì “phải kiện” mà không thấy được nguyên tắc, đường lối giải quyết phù hợp, đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta. Trong vấn đề biển Đông, chúng ta kiên trì đấu tranh trên các mặt trận, mọi cấp độ, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các quốc gia trên thế giới, thẳng thắn đấu tranh kiên quyết, trao công hàm, tiếp xúc đại diện, lên tiếng phản đối Trung Quốc, yêu cầu tôn trọng chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Đồng thời, duy trì lực lượng chuyên trách, sử dụng biện pháp đấu tranh “hòa bình” không để xảy ra xung đột vũ trang. Bên cạnh đó, thường xuyên thông tin kịp thời tình hình diễn biến đến nhân dân, quản lý chặt chẽ tình hình an ninh trật tự và làm tốt công tác định hướng tư tưởng cho nhân dân.
Vấn đề ở đây là, không phải “kiện” hay không “kiện” mà là kiên quyết, khôn khéo, mềm mỏng giữ cho được chủ quyền biên giới, hải đảo của Tổ quốc, ổn định tình hình kinh tế – chính trị để phát triển.
Sự kiện Phillipines mất bãi cạn Scarborough vào tay Trung Quốc và thắng kiện Trung Quốc trước tòa án UNCLOS cũng để lại nhiều bài học sâu sắc cho việc giải quyết mối quan hệ với các nước lớn và các tranh chấp. Phillipines có Hiệp ước các lực lượng thăm viếng với Mỹ, hiệp định này cho phép hàng ngàn quân Mỹ tới Phillipines tập trận, bên cạnh đó là những lời hứa bảo đảm an ninh, chủ quyền cho Phillipines, nhưng khi Trung Quốc có hành động xâm chiếm bãi cạn Scarborough vào năm 2012, Mỹ không giữ lời hứa gây áp lực buộc Trung Quốc rời khỏi bãi cạn mà làm ngơ để Trung Quốc chiếm trọn và Tổng thống Phillipines, Duterte đe dọa hủy Hiệp ước với Mỹ và yêu cầu Mỹ giải thích lý do để Phillipines “mất lãnh thổ vào tay Trung Quốc”.
Cũng trong bài viết, một luận điệu nữa cũng được đưa ra: “Cuộc chiến tranh Đài Loan nếu xảy ra sẽ đưa Việt Nam vào tình trạng khó xử. Ủng hộ Trung Cộng tức là ủng hộ hành động xâm chiếm lãnh thổ bằng vũ lực, bất chấp công ước quốc tế, đồng nghĩa với sự chấp thuận việc Trung Cộng chiếm Trường Sa, Hoàng Sa và xây dựng các đảo nhân tạo trong vùng EEZ của Việt Nam. Phản đối Trung Cộng ngay khi chiến tranh Đài Loan xảy ra sẽ làm cho Trung Cộng càng tức giận hơn khi Trung Cộng cần có hậu thuẫn từ mọi nơi, đó là điều mà Đảng CSVN không bao giờ muốn”.
Cần khẳng định, trong quan hệ quốc tế, các quốc gia có trách nhiệm tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các quốc gia có chủ quyền khác; không can thiệp vào công việc nội bộ của của quốc gia khác và tôn trọng quyền được tự quyết định vận mệnh của chính các quốc gia mà không có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài. Ngày 25/10/1971, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 2758 về “một Trung Quốc”. Theo đó, Liên hợp quốc công nhận đại diện của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Quốc tại đây. Vì vậy Việt Nam khẳng định quan điểm kiên trì thực hiện chính sách “một Trung Quốc” là hoàn toàn đúng với quy định của luật pháp quốc tế. Vấn đề giữa Đài Loan và Trung Quốc là câu chuyện nội bộ. Do đó không có lý do gì để Việt Nam có thể can thiệp, bênh bên này, hạ bệ bên kia. Vấn đề mà Việt Nam cần quan tâm chỉ là Đài Loan và Trung Quốc không gia tăng căng thẳng, không gây ảnh hưởng đến an ninh khu vực, nhất là nguy hại tới chủ quyền của Việt Nam.
Cuối cùng, cũng cần phải nói, hiện nay có những kẻ nói tiếng Việt nhưng lại “tự nhục”, quay lưng tấn công chính đất nước mình. Có những kẻ đi “đòi hòa bình” cho quốc gia khác nhưng lại “mời” kẻ khác xâm chiếm Tổ quốc mình. Có những kẻ “khóc cho nền dân chủ” của một đất ước xa xôi chưa bao giờ đặt chân đến nhưng lại xỉa xói sự hi sinh của các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập dân tộc. Có những kẻ phá hoại hòa bình, ổn định của đất nước nhưng lại cho mình là “người giải cứu thế giới”. Thực sự quá lạ lùng! Thiết nghĩ các “nhà dân chủ” hãy tu tâm, tu tính, lo cho bản thân mình hơn là đi sàm bàn những câu chuyện quốc gia đại sự bằng cái nhìn méo mó, thiển cận. Vận mệnh của đất nước Việt Nam do nhân dân Việt Nam quyết định, quyết không trông chờ hay phải nhờ cậy ai đó. Xin hãy thôi nhân danh này nọ để lợi dụng kích động, chống phá cũ rich này đi.