Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
26112

Đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ lần thứ 24: Vì sao phe zân chủ im ắng?

Thông thường trước mỗi lần diễn ra Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ y như là làng zân chủ, chống cộng lại sôi sùng sục, nhộn nhịp với các cuộc gặp, tiếp xúc với nhân viên ngoại giao Mỹ, thành viên đoàn đối thoại hay gửi thỉnh nguyện thư, gửi đơn thỉnh cầu hay báo cáo về việc Việt Nam vi phạm nhân quyền, dân chủ này nọ, đề nghị Chính phủ Mỹ can thiệp, buộc Việt Nam phải thế nọ thế kia. Tuy nhiên, trước phiên Đối thoại nhân quyền lần thứ 24 này, ngoài việc Việt Tân cùng với Hội đồng liên tôn gửi tới Bộ Ngoại giao Mỹ báo cáo tố Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo và đòi trả tự do cho Ms Nguyễn Trung Tôn kiêm thủ lĩnh miền Trung của tổ chức phản động Hội Anh em dân chủ ra thì tiệt không có bất cứ hoạt động sôi động nào như mọi năm.

Xem link https://vieview.rfaweb.org/vietnamese/in_depth/interfaith-council-demands-release-of-pastor-nguyen-trung-ton-ahead-of-human-rights-dialogue-10052020171128.html

Kỳ lạ hơn, khi kết thúc phiên Đối thoại nhân quyền lần thứ 24 này ngày 6 tháng 10 năm 2020 bằng phương thức trực tuyến, lác đác một số truyền thông nước ngoài đưa vài dòng ngắn gọn, phát lại y nguyên thông cáo báo chí của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam rằng, phiên Đối thoại diễn ra trong 3 giờ đề cập đến nhiều vấn đề nhân quyền, bao gồm tầm quan trọng của những tiến bộ đang tiếp diễn và hợp tác song phương về pháp quyền, tự do ngôn luận và hội họp, tự do tôn giáo và quyền của người lao động. Cuộc Đối thoại năm nay cũng bao gồm quyền của các thành phần dân số dễ bị tổn thương, như những nhóm sắc tộc thiểu số và người khuyết tật. Trong thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhấn mạnh việc thúc đẩy nhân quyền và các quyền tự do căn bản vẫn là cốt lõi quan trọng trong chính sách ngoại giao của Mỹ và đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng thêm nữa Đối tác Toàn diện Mỹ-Việt.

Theo thông tin tiết lộ từ cây viết Khổ Qua cho biết, trong ý kiến mở đầu cuộc đối thoại, cả hai bên đều cho rằng việc thúc đẩy nhân quyền vẫn và sẽ là một trụ cột quan trọng để xây dựng và phát triển mối quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ – Việt Nam đã được thiết lập. Trong những vòng đối thoại gần đây hai nước đã đạt được những bước tiến đáng khích lệ…Trước hết là sự tôn trọng thể chế của mỗi nước và thái độ xây dựng… Về nội dung cả hai bên đều nhấn mạnh việc tôn trọng và bảo đảm quyền con người trước hết phải dựa trên các quy định của pháp luật, trong đó có các quyền tự do ngôn luận- báo chí, quyền lập hội và hội họp hòa bình, quyền tự do tôn giáo và quyền lao động. Đồng thời hai bên cũng nhấn mạnh đến quyền của các nhóm dân cư dễ bị tổn thương, trong đó có quyền của người nhập cư, người da mầu, các nhóm dân tộc thiểu số và người khuyết tật…

Nhưng trong cuộc đối thoại này hai bên vẫn còn những khác khác biệt do thể chế quốc gia, truyền thống lịch sử, văn hóa…điều kiện kinh tế xã hội của mỗi nước…Phía Việt Nam quan tâm đến những vấn đề về kỳ thị, phân biệt đối xử với người da mầu ở Hoa Kỳ. Chẳng hạn hình ảnh một cảnh một cảnh sát Hoa Kỳ dùng đầu gối kẹp cổ một người da mầu. Hoặc cảnh nhiều người vô gia cư sống ở vỉa hè, lề đường. Điều này là không thể chấp nhận được, nhất là đối với một quốc gia giầu có bậc nhất thế giới. Đáng lưu ý nhiều hãng thông tấn báo chí có trụ sở ở Hoa Kỳ thường xuyên đăng tải phát sóng nhiều thông tin xuyên tạc về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, nhất là về quyền tự do ngôn luận, báo chí.

Cây viết lại cũng đánh giá, vòng đối thoại 24 diễn ra trong bối cảnh dịch covid, phương thức đối thoại trực tuyến, nhưng vẫn bảo đảm được sự thẳng thắn, cởi mở, trên tinh thần xây dựng-hiểu biết lẫn nhau. Với kết quả của vòng đối thoại này người ta có thể nghĩ đến các vòng đối thoại sau sẽ mang lại kết quả tốt đẹp hơn. Ông cũng nêu lên quan điểm trong đối thoại nhân quyền, Đảng CSVN chủ trương: Trong đối thoại cần nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp bất đồng và những sự hiểu biết khác nhau giữa Việt Nam với các đối tác quốc tế, đồng thời kiên quyết bảo vệ quan điểm, lập trường, lợi ích quốc gia – dân tộc, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng vấn đề dân chủ, quyền con người để can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta.

http://huongsenviet.com/doi-thoai-nhan-quyen-viet-my-lan-thu-24-nhung-buoc-tien-va-su-khac-biet/

Có thể thấy, với nội dung tóm tắt như trên, hai bên đều nêu ra đánh giá kết quả, hạn chế về thực trạng nhân quyền của nhau, chứ không phải là phiên đấu tố, quy chụp tình hình nhân quyền Việt Nam như giới zân chủ, chống cộng tưởng tượng. Trong bối cảnh, Hoa Kỳ đầy rẫy vấn nạn nhân quyền, đang lo đối phó với phong trào BLM, bạo loạn, biểu tình, quyền cho người da màu, quyền lao động, quyền sống cho người vô gia cư…kia thì xi nhê gì so với mặt hạn chế về nhân quyền  của Việt Nam mà ngày ngày mấy Ủy ban tự do tôn giáo  hay dân chủ, nhân quyền, quyền lao động nào đó của Mỹ vẫn trình diễn theo văn phong, tài liệu từ đám chống cộng bơm vào!?!

Vậy nên, dễ hiểu vì sao, chưa bao giờ, phiên Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ lại yên ắng như năm nay, giới chống cộng lại tiu ngỉu và thất vọng như thế. Tương lai trông chờ vào sự can thiệp của Mỹ để khôi phục thể chế VNCH ngày càng xa vời vợi. Thất vọng rõ nhất thể hiện qua việc giới zân chủ than thở việc công an Việt Nam bắt Đoan Trang ngay sau phiên Đối thoại và chẳng lên tiếng gì khi Đoan Trang bị bắt, chứng tỏ Việt Nam chẳng còn sợ Mỹ hay nói khác Mỹ chẳng còn sức đâu chõ mũi vào chuyện Việt Nam nữa.

Hiếu Ngọc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *