Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
15914

Đi lao động có phải là “làm cu li”?

 

Trong khi các trang truyền thông cờ vàng dành khá nhiều giấy mực để phê phán hiện tượng xuất khẩu lao động ở Việt Nam, các số liệu và lời kể của người trong cuộc cho thấy thực tế không toàn một màu đen như những gì họ mô tả.

Để biết cái nhìn của truyền thông cờ vàng về hiện tượng xuất khẩu lao động, ta hãy thử đọc một bài viết được đăng lên fanpage của đảng Việt Tân hôm 19/03, mang tựa đề “Người Việt xa xứ vì đâu”. Trong bài, tác giả miệt thị rằng những người Việt xuất khẩu lao động “thực chất là đi làm cu li cho nước ngoài”, và chính sách xuất khẩu lao động của Việt Nam đã tạo ra số phận “cu li” đó. Bài viết cũng cho rằng người Việt Nam sang nước ngoài xuất khẩu lao động là vì ở Việt Nam không có việc làm, không có thực phẩm sạch, không có giáo dục tốt, vì vậy không sống được, phải sang nước ngoài mới có tương lai. Và theo tác giả, tất cả những vấn đề vừa nêu đều xuất phát từ chế độ độc đảng. Bài viết đặt câu hỏi: “Thử hỏi trong những nước dân chủ giàu mạnh có người nào phải đi xuất khẩu lao động hay vượt biên đến nước khác hay không?”.

Trên những điểm vừa nêu, tác giả bài viết đều đang sa vào ảo tưởng.

Trước hết, có thật người Việt Nam đi xuất khẩu lao động là làm cu li cho nước khác? Nếu chuyện này là đúng, thì vì sao các công nhân thất nghiệp ở nước sở tại lại phải biểu tình để phản đối việc thuê mướn lao động nước ngoài, bao gồm người Việt Nam? Chẳng lẽ công nhân các nước phát triển muốn làm cu li mà không được, nên mới phải biểu tình? Nếu chuyện này đúng, thì có vẻ số phận của họ còn tệ hơn số phận của những người Việt Nam đi xuất khẩu lao động. Ở đây, người viết bài và đảng Việt Tân đã quên đi một nguyên tắc rất căn bản: trong nền kinh tế thị trường, người lao động có quyền tìm đến nơi trả giá cao, để rồi lấy đi việc làm của những người lao động khác không thể cạnh tranh. Và cả hai bên đều là người lao động có đủ quyền, đều đang bán sức lao động của mình một cách tự nguyện, chứ không hề “làm cu li” cho người khác.

Tiếp nữa, có phải họ “bỏ nước ra đi”, vì ở Việt Nam không sống được không? Một phóng sự gần đây của RFA tiếng Việt đã cho thấy một bức tranh rất khác. Người được RFA phỏng vấn cho biết cũng như nhiều người Việt khác, anh ta có việc làm trong nước, nhưng muốn ra nước ngoài lao động để tìm kiếm vận may. Ngay cả khi có thẻ xanh, anh ta cũng định làm việc vài năm để lấy tiền rồi về nước chứ không ở lại, do cuộc sống ở nước ngoài không lý tưởng như anh ta nghĩ. Nhìn chung, đa số người Việt xuất khẩu lao động vẫn gắn bó với Việt Nam, chứ không hề “bỏ nước ra đi” vì không sống được. Điều này thế hiện rõ qua cái thực tế rằng trong 9,5 tỉ USD kiều hối mà Tp.HCM nhận được vào năm 2023 (tăng 43,3% so với năm 2022), đa số tiền xuất phát từ những người mới đi xuất khẩu lao động ở các nước Châu Á, chứ không phải từ bộ phận đi tị nạn trước đó. Và một tỉ lệ lớn trong số kiều hối này đã được gửi về vì mục đích đầu tư tại Việt Nam. Ví dụ này cho thấy chính sách xuất khẩu lao động vẫn đang tiếp sức cho nền kinh tế Việt Nam và các gia đình sinh sống trên Việt Nam, chứ không làm nguồn lực của đất nước bị thất thoát.

Tiếp nữa, có phải người dân các nước đa đảng không ra nước ngoài lao động không? Theo khảo sát năm 2011 của tập đoàn GFK, cứ 4 người Anh thì có một người mong muốn ra nước ngoài làm việc để thoát khỏi cuộc sống đắt đỏ và mức lương được cho là chưa hợp lý. 36% người có bằng cử nhân và 38% người có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ cho bày tỏ việc cân nhắc việc chuyển ra nước ngoài. Các thành phố lớn ở Việt Nam đang xuất hiện các khu phố Hàn, khu phố Nhật, khu phố Tây, là nơi tập trung những người nước ngoài sang Việt Nam làm việc. Nhiều người trong số đó không phải là cấp quản lý, mà chỉ làm những công việc thông thường như đầu bếp hay dạy tiếng nước ngoài. Lao động ở nước ngoài là chuyện bình thường trong mắt người dân các nước phát triển, và một quan điểm theo kiểu Việt Tân có thể bị họ xem là dân tuý.

Trong trường hợp này, các nhà chống cộng đã thể hiện rằng họ không hề hiểu các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường, dù họ tuyên bố rằng đây là một trong các giá trị mà họ bảo vệ. Họ cũng bóp méo bản chất vấn đề để hạ thấp một chính sách có ích cho người dân, mà nhiều người dân tự nguyện tham gia. Như vậy, họ đã thể hiện rằng mình không có nền tảng lý tưởng, cũng không có nền tảng lòng dân. Không đáng ngạc nhiên khi những hoạt động họ vẽ ra ngày càng tàn lụi.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *