Mới đây, báo chí phản ánh, Nhật Bản phải chi 1,9 tỷ USD nuôi quân Mỹ đóng quân trên lãnh thổ của mình. Trước đó có thông tin, Mỹ đòi Nhật tăng lên 8 tỷ USD, Hàn Quốc phải chi 5 tỷ USD cho năm 2021, theo như hạch toán của Mỹ.
Đối với Nhật, từ khi Thế chiến II kết thúc, theo Điều ước An ninh Nhật – Mỹ và Thỏa thuận Địa vị quân đội Mỹ tại Nhật Bản, Nhật Bản cung cấp không hoàn lại căn cứ đóng quân và trang thiết bị cho Mỹ đồng thời chịu toàn bộ kinh phí cho quân đội Mỹ tại Nhật Bản, bao gồm (1) Phí dành cho khu vực xung quanh căn cứ (bao gồm chi phí cho các dự án nhà ở chống tiếng ồn, dự án an định dân sinh, phí bàn giao điều chỉnh sắp xếp xung quanh thiết bị phòng vệ đặc biệt (tiền trợ cấp cho chính quyền các địa phương có thiết bị quân dụng gây ảnh hưởng đến người dân như cửa khẩu, sân bay, sân tập luyện, kho đạn,…), tiền bồi thường cho người dân sinh sống gần khu vực sân bay bị ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng,…); (2) tiền thuê đất tư nhân hoặc thiết bị của nhà nước; (3) phí di chuyển trang thiết bị và (4) các chi phí khác, ví dụ như tiền bồi thường cho ngư dân khi quân đội luyện tập trên biển.
Không chỉ có Nhật Bản liên tục bị thúc giục tăng tiền nuôi các căn cứ quân sự Mỹ, Hàn, NATO, Đức…đều phải chấp nhận móc hầu bao mỗi năm tăng thêm theo dự toán của Mỹ. Cuối năm 2020, Saudi Arabia được cho là đã thanh toán khoản tiền lên tới 500 triệu USD để trang trải chi phí hoạt động của quân đội Mỹ tại quốc gia Arab này.
Theo Tạp chí The Diplomat, Mỹ hiện có xấp xỉ 800 căn cứ quân sự trên khắp thế giới, điều hành bởi hơn 230.000 nhân viên quân sự. Mỹ cũng có khoảng 80.000 binh sĩ đang đóng quân tại Đông Á và Thái Bình Dương, trong đó có 50.000 binh sĩ tại 109 căn cứ ở Nhật Bản, 28.000 quân nhân khác làm nhiệm vụ tại 85 căn cứ ở Hàn Quốc. Ngoài ra, tại châu Âu, Mỹ vẫn duy trì 65.000 binh sĩ đóng tại 58 căn cứ ở Italy và 179 căn cứ ở Đức.
Còn theo tờ World Bulletin, số căn cứ quân sự của Washington ở nước ngoài là 850, nhưng nếu tính cả các căn cứ nằm trong lãnh thổ Mỹ thì tổng cộng nước này có tới… 5.300 căn cứ. Chỉ có 43 quốc gia trên thế giới không có sự hiện diện của các lực lượng quân sự Mỹ. Tờ The Nation mô tả, các căn cứ quân sự của Mỹ, mỗi căn cứ là một chấm đỏ trên bản đồ, trải dài 70 quốc gia khắp các châu lục, trừ Nam Cực. Một số chuyên gia khác nhìn nhận mạng lưới cơ sở quân sự ở nước ngoài của Mỹ giống như một “mạng nhện” khổng lồ phủ kín địa cầu.
Tuy nhiên, người ta cho rằng, con số thực có thể còn cao hơn những gì đã được công bố, bởi Mỹ chắc chắn còn sở hữu những căn cứ quân sự bí mật. Riêng tại Iraq, thời điểm cao trào vào năm 2004, Mỹ duy trì tới trên dưới 400 căn cứ, doanh trại và đồn bốt. Tờ The Conversation mới đây gây bất ngờ khi khẳng định Mỹ đã triển khai lực lượng tới gần 140 quốc gia, song không nêu chi tiết về con số này.
Đến sau Thế chiến II, Mỹ bắt đầu đẩy mạnh quá trình hiện diện quân sự ở nước ngoài, trong bối cảnh các cường quốc truyền thống như Anh và Pháp bắt đầu phải từ bỏ các thuộc địa khắp thế giới, đặc biệt ở châu Á, do làn sóng đấu tranh giành độc lập của người bản địa.
Từ thời điểm Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô nổ ra, việc “dấu chân” của các đồng minh ngày càng thu hẹp trên phạm vi toàn cầu khiến Mỹ lo sợ rằng họ “đang mất đi sự kiểm soát đối với thế giới”, theo diễn giải của David Vine, tác giả cuốn sách “Island of Shame” nói về số phận bán đảo Chagos.
Tuy nhiên, khi Liên Xô tan rã, Washington không những không giảm bớt căn cứ của mình ở châu Âu mà ngày càng mở rộng hiện diện về hướng Đông Âu, vốn là các nước thành viên Hiệp ước quân sự Warsaw. Hiện Mỹ đang đàm phán với Bulgaria và Rumani về khả năng triển khai thường trực, sau khi đạt một loạt thoả thuận với Ba Lan.
Theo tính toán của chuyên gia David Vine, để duy trì số căn cứ quân sự bên ngoài lãnh thổ cùng hàng trăm ngàn binh lính, chỉ riêng năm 2014, Chính phủ Mỹ phải chi ra 85-100 tỷ USD, nếu cộng thêm những căn cứ thiết lập tạm thời ở vùng có chiến sự thì con số là 160-200 tỷ USD.Trong khi đó, The Conversation dẫn một báo cáo chính thức của Bộ Quốc phòng Mỹ thì rằng chi phí vận hành căn cứ quân sự ngoài nước chỉ vào khoảng 24,4 tỷ USD cho năm tài khoá 2020(?)
Thực tế trên cho thấy, Mỹ không cần chiếm đóng, xâm lược bất cứ nước nào trên thế giới, mà chỉ cần thỏa thuận các nước cày quốc, kiếm thật nhiều tiền để nuôi quân Mỹ bảo kê, mua vũ khí Mỹ sản xuất… là Mỹ duy trì quyền lực khắp thế giới, nuôi dưỡng đế chế quân sự khổng lồ cùng hàng triệu quân nhân Mỹ.
Còn nhớ, giới nhân sỹ trí thức, các nhà đấu tranh zân chủ, các nhà yêu nước ba que hải ngoại luôn miệng đòi Việt Nam phải “thân Mỹ”, hợp tác quân sự toàn diện với Mỹ, chấp nhận ô bảo trợ quân sự của Mỹ để chống lại sự xâm lược, dã tâm độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Họ ca tụng rằng, Mỹ không phải chế độ thực dân, đế quốc, không cần xâm lược các nước làm gì, nên Việt Nam nên nghiêng hẳn về Mỹ để nhận bảo trợ chủ quyền, tăng cường sức mạnh quân đội quốc gia, không tội gì mất tiền để chạy đua vũ trang, trang bị vũ khí tối tân…
Bằng cách thức “yêu nước” của họ, thật may cho dân Việt, là họ chỉ có thiểu số một nhúm người và không có cơ may phục quốc VNCh hay lật đổ chế độ hiện hành. Còn không số phận VN chưa chắc được như Hàn, Nhật…vì không thể cắt cả đống tiền đi nuôi quân Mỹ, mua vũ khí Mỹ được.
Khánh Chi
Các link bài tham khảo
- https://vtv.vn/the-gioi/my-yeu-cau-nhat-ban-tra-them-chi-phi-quan-su-20191116173042302.htm
- https://nslide.com/bai-viet/giai-mat-nhat-ban-chi-bao-nhieu-de-nuoi-quan-doi-my.sim6wq.html
- https://zingnews.vn/han-quoc-tu-choi-tra-my-5-ty-usd-chi-phi-hien-dien-quan-su-post1014917.html
- https://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/my-khien-saudi-phai-tra-tien-cho-can-cu-cua-my/20210213085842004
- https://dantri.com.vn/the-gioi/cac-can-cu-quan-su-cua-my-o-nuoc-ngoai-20150908064202576.htm