Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
72442

Đánh giá trong Báo cáo nhân quyền của EU không đúng với thực tế Việt Nam!

Đây là khẳng định của cây bút Thu Lê bình phẩm về nội dung Báo cáo Nhân quyền và dân chủ trên thế giới năm 2022 của EU. Giống như nhiều ý kiến khác trên mạng xã hội những ngày qua, cây viết Thu Lê đã chỉ ra  04 nội dung nêu trong báo cáo được cho là đánh giá phiến diện và thiếu khách quan về Việt Nam, là nguyên nhân cho các thành phần chống phá Việt Nam được dịp “đục nước béo cò”, “châm dầu vào lửa” để dấy lên sự chống phá Việt Nam:

Thứ nhất, họ cho rằng những hạn chế đối với các quyền chính trị và dân sự vẫn tiếp tục diễn ra và không gian dành cho xã hội dân sự liên tục bị thu hẹp.

Thứ hai, các nhà báo, blogger về nhân quyền tiếp tục bị bắt và bị truy tố với những “ cáo buộc mơ hồ” về tội chống lại an ninh quốc gia.

Thứ ba, Báo cáo của EU cũng đưa ra nội dung sai trái khi cho rằng các phiên xử không công bằng, không có đại diện pháp lý…

Thứ tư, Báo cáo của EU còn quy kết tự do truyền thông bị hạn chế ở múc độ nghiêm trọng khi bị kiểm soát chặt chẽ hoặc bị chặn hoặc buộc phải xóa những nội dung chỉ trích Chính phủ.

Viện vào các nội dụng thiếu khách quan, thiên kiến, áp đặt nêu trên, các lực lượng chống phá Việt Nam nhân dịp này hùa vào nói xấu, bôi nhọ tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Một số phương tiện truyền thông ở bên ngoài, trong đó có RFA đi tiên phong cắt ghép nhiều nội dung nhằm xuyên tạc thực tế nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam. Ông Phin Robertson – Phó Giám đốc Phân ban châu Á của HRW cũng đánh giá với giọng điệu khá nặng nề khi cho rằng: “ Chính phủ Việt Nam sử dụng đi sử dụng lại điều 117 để bịt miệng bất cứ công dân nào dám sử dụng mạng Internet để chỉ trích Chính phủ hoặc lên tiếng ủng hộ dân chủ, nhân quyền.

Ngược lại với những đánh giá không khách quan của EU, Liên hợp quốc đã có những ghi nhận về tình hình nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam. Việc Việt Nam lần thứ hai trong những năm gần đây trúng cử là Thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc với số phiếu rất cao đã khẳng định uy tín của Việt Nam cũng như sự ghi nhận xác đáng của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Ở góc độ thực thi pháp luật, trong thời kỳ đổi mới đất nước, nhất là những năm gần đây, nước ta có nhiều cố gắng trong việc hoàn thiện các thể chế pháp luật trên các lĩnh vực và trong đó đặc biệt chú ý về lĩnh vực quyền con người. Điều này đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận và đánh giá cao. Một thực tế thuyết phục là Việt Nam đã tham gia 25 công ước của ILO, liên quan đến các lĩnh vực thương lượng tập thể, phòng chống các lĩnh vực thương lượng tập thể, phòng chống phân biệt đối xử, lao động trẻ em và lao động cưỡng bức.

Về kinh tế-xã hội, thành tựu trong xóa đói giảm nghèo, bảo đảm bình đẳng giới, nâng cao dân trí, phủ sóng Internet, thúc đảy quyền tiếp cận thông tin, phát triển báo chí truyền thông,… trở thành điểm sáng giúp Việt Nam phát triển kinh tế-xã hội ,  góp phần quan trọng vào đảm bảo và nâng cao chất lượng thụ hưởng quyền con người cho các tầng lớp nhân dân.

Về chính trị, mọi chỉ đạo, văn kiện, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam đều đề cao và đặt thúc đẩy quyền con người là trọng tâ, chính sách. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước năm 2011 đã xác định rõ: “ Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân”.

Đó là nhân tố, cơ sở lý giải vì sao đất nước yên bình, ổn định, người dân dành tín nhiệm cao đối với Đảng, Chính phủ và hài lòng với hiện tại. Chỉ số đo lường hạnh phúc, đo lường hài lòng của người dân Việt Nam đứng tóp đầu thế giới.

Như vậy, Bản Báo cáo về tình hình nhân quyền và dân chủ của các nước trên thế giới, trong đó nội dung viết về Việt Nam là không hề khách quan hay nói như một nhà nghiên cứu ở phương Tây là “ những báo cáo thường niên kiểu này” đã cho thấy “ các giá trị của EU về tôn trọng nhân phẩm, tự do, dân chủ, bình đẳng, pháp quyền và tôn trọng nhân quyền còn nhiều tranh cãi”. Do vậy, trong báo cáo của EU chúng ta thấy rõ vẫn lặp lại những giọng điệu cũ, quen thuộc và mang đầy màu sắc chủ quan khi mà họ bỏ qua hoặc bất chấp những thành tựu nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận!

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *