Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
49719

Cựu quân nhân quân đội Mỹ thú nhận về Guantanamo – “Đó là sự tra tấn”

Ngày 02-09-2021, chương trình thời sự Tagesschau đài truyền hình ARD (kênh số 1 hệ thống đài truyền hình trung ương Đức) đăng bài của tác giả John Goetz và Stefan Buchen, làm việc tại đài truyền hình công cộng NDR về lần đầu tiên trên phạm vi toàn thế giới, các cựu quân nhân Mỹ công khai thừa nhận rằng họ đã ngược đãi tù nhân Guantanamo. Một cựu quân nhân đã tiết lộ về sự tra tấn đối với đài truyền hình công cộng NDR và tờ báo Thời Đại (Zeit). Bài báo được Việt kiều Đức Hồ Ngọc Thắng biên dịch đã khiến nhiều người đọc Việt Nam liên tưởng đến sự tra tấn dã man của lính Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn với chiến sỹ, đồng bào ta trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
====
“Sự sợ hãi của anh ấy là tuyệt đối. Anh ấy có thể nghĩ rằng mình sắp bị giết.” Đây là cách mà một cựu nhân viên của “Nhóm Dự án Đặc biệt” (Special Project Teams), người tự gọi mình là “Mister X”, mô tả nạn nhân của mình.
Trong cuộc phỏng vấn, “Mister X” ban đầu nói về “những kỹ thuật mạnh mẽ” ngày nay là bất hợp pháp. Khi được hỏi, cựu thành viên của đội thẩm vấn Hoa Kỳ sau đó thừa nhận: “Đó là sự tra tấn”. Các lính canh khác cũng đã tra tấn, và có lần nạn nhân của họ bị chảy máu mũi, môi và mắt bị rách, sưng tấy.
“Suýt bị giết hai lần”.
Mohamedou Ould Slahi, hiện đang sống ở Mauritania, mô tả các quá trình này một cách trùng khớp như thế. Một kẻ hành hạ liên tục dội những xô nước lạnh lên người anh để bắt anh nói chuyện. “Tôi cần phải đưa ra một lời thú nhận, nhưng ngay cả khi tôi có điều gì đó để nói, tôi sẽ không thể nói được nữa. Tôi đã quá hạ thân nhiệt. Người đàn ông này đã suýt giết tôi hai lần”, người đàn ông 51 tuổi, tên Slahi kể lại.
Được huấn luyện trong trại Al Qaeda, Slahi đến Đức từ Mauritania vào năm 1988 với tư cách là người nhận học bổng của Hiệp hội Carl Duisburg. Trong thời gian học, anh tình nguyện tham gia tổ chức Mujahideen ở Afghanistan, với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, anh đã chiến đấu chống lại chính phủ Afghanistan, được Liên Xô hỗ trợ. Anh ta đã trải qua vài tháng trong trại huấn luyện do thủ lĩnh al-Qaeda sau này là Osama bin Laden điều hành.
Sau khi trở về Đức, anh ta đã cắt đứt liên lạc với Al Qaeda – theo tuyên bố của chính anh ta – nhưng vẫn liên lạc với những người bạn trong cộng đồng Hồi giáo. Slahi bị Mỹ bắt cóc và đưa tới Guantanamo, bị giam trong trại gây tranh cãi từ năm 2002 đến 2016. Bộ Quốc phòng Mỹ cáo buộc anh ta đã tuyển mộ 3 trong số 4 phi công tử nạn có liên quan theo sự ủy thác của Bin Laden. Nhưng điều đó không bao giờ dẫn đến một bản cáo trạng hoặc thủ tục xét xử thông thường. Sau khi cả cơ quan tư pháp quân sự Hoa Kỳ và các cơ quan tình báo đưa ra kết luận rằng không có bằng chứng chống lại Slahi, chính phủ Hoa Kỳ đã trả tự do cho anh ta vào năm 2016.
Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người và bầu trời
Bị đe dọa hiếp dâm
Slahi luôn cam đoan về sự vô tội của mình. Lời thú tội mong đợi chỉ xảy ra khi người đứng đầu “Đội chuyên án”, một sĩ quan cảnh sát cao cấp từ Chicago tên là Richard Zuley, thay đổi phương pháp thẩm vấn. Zuley báo cáo rằng vào năm 2003, ông ta đã đưa cho Slahi một bức thư trông giống như một bức thư chính thức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, và qua đó đánh lừa một mối đe dọa. Bức thư gợi ý rằng mẹ của Slahi có thể được đưa đến Guantanamo và để lại đó cho các tù nhân nam. Zuley mô tả sự thành công của việc giả mạo đe dọa cưỡng hiếp của mình: “Tôi quan sát khi mắt anh ấy lướt qua bốn trong năm đoạn của bức thư. Tôi thấy nước mắt anh ấy trào ra và chảy dài trên khuôn mặt.” Sau đó, Slahi đã cung cấp nhiều thông tin được cho là mô tả hoạt động bên trong của tổ chức khủng bố Al-Qaeda.
 Tuy nhiên, thành công lớn, mặc dù đáng ngờ, của thẩm vấn viên Hoa Kỳ đã không được hoàn thành vài tháng sau đó khi một cuộc kiểm tra bằng Máy phát hiện nói dối (polygraph) chính thức do người Mỹ thực hiện cho thấy “lời thú nhận” của Slahi sau khi bị đe dọa cưỡng hiếp chủ yếu là thông tin sai lệch. Việc lặp lại thử nghiệm này cũng xác nhận kết quả đó.
Một nhà phân tích từ “Nhóm chuyên án”, người phụ nữ đã thẩm vấn Slahi kỹ càng, xác nhận rằng “phương pháp thẩm vấn đặc biệt” trong trường hợp Slahi đã được đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld phê duyệt. Ở Guantanamo, chính bà đã khuyến nghị cách ly người đàn ông Mauritania khỏi những tù nhân khác, điều này sau đó đã xảy ra. Bà cũng chứng kiến cảnh Slahi bị đánh bởi những lính canh khác.
Công tố viên nhận thấy sự tra tấn
“Những gì mà người ta đã làm với Slahi là tra tấn”, cựu công tố viên quân sự Mỹ Stuart Couch, người đã điều tra vụ Slahi, thừa nhận. Couch, hiện đang làm thẩm phán, nói rằng dù sao thì các lời khai đó không thể được sử dụng tại tòa vì chúng được thu thập bất hợp pháp.
Hôm nay, các thành viên của nhóm thẩm vấn Hoa Kỳ nhìn lại công việc của họ ở Guantanamo theo những cách khác nhau. Trong khi “Mister X” bày tỏ sự hối tiếc về những hành động bạo lực của mình đối với Slahi và mô tả họ là “sai trái”, thì cựu trưởng nhóm Zuley khẳng định rằng các phương pháp này là phù hợp. Zuley nói: “Công việc của chúng tôi là thu thập thông tin ẩn để ngăn chặn một cuộc tấn công khủng bố khác có thể xảy ra đối với Hoa Kỳ.
“Như thế vẫn không đủ”
Bà cựu phân tích của “Nhóm Dự án Đặc biệt” cũng biện bạch cho phương cách này cho đến ngày hôm nay: “Rốt cuộc, Slahi đã dành 14 năm ở Guantanamo. Như vậy còn hơn không. Nhưng vẫn chưa đủ.” Khi được hỏi thế nào là “đủ”, cựu nhân viên chính phủ trả lời: “Cái chết. Lẽ ra anh ta phải chuộc lỗi bằng mạng sống”. Một người lính canh hôm nay cho biết: “Tôi không thể xin lỗi cho chính phủ. Tôi không thể. Nhưng tôi có thể xin, hãy tha thứ cho tôi.”
===
Ông Hồ Ngọc Thắng, từng là cựu chiến binh chống Mỹ trước khi sng Đức cho rằng, “với người Việt Nam chúng ta điều đó không có gì là lạ, lính Mỹ đã tra tấn rất dã man người Việt yêu nước, họ coi mạng người không ra gì. Thế mà nhiều thế lực ở Mỹ và phương Tây luôn nói về nhân quyền, dân chủ và nhân cách của con người. Đúng là một lũ đạo đức giả”
Có thể là hình ảnh về 2 người, mọi người đang đứng và văn bản cho biết 'Tù binh Cách mạng do My Ngụy trao trả Revolutionist prisoners returned by the Former regime Phato rid'Có thể là hình ảnh về 2 người và văn bản cho biết 'Tu binh ngụy được Cách mạng trao trà by the Revolutionists Former Regime prisoners returned Pho'
              Đây là hình ảnh so sánh chân thực giữa tù binh cả hai phía sau khi “trao trả” cho nhau trong chiến tranh chống Mỹ

Tướng Nguyễn Thanh Tuấn, nguyên Cục trưởng Cục Tuyên huấn TCCT QĐNDVN bình phẩm: “Thực ra những gì đã xảy ra với những tù nhân bị Mỹ giam giữ tại Guantánamo so với những gì quan thầy Mỹ huấn luyện cho bọn tay sai ngụy Sài Gòn để tra tấn đồng bào và chiến sĩ ta thì không là gì cả . Ai đã ra Phú Quốc , Côn Đảo , xem các dụng cụ tra tấn mới thấy sự dã man nhưng như thế cũng chưa thấy hết so với những tên ác ôn khi bắt và tra tấn cán bộ, bộ đội và đồng bào ta khi chúng nghi là cơ sở Cách mạng . Gia đình tôi , đồng đội tôi những người từng bị tù đày là nhân chứng sống cho tội ác chống lại con người của Mỹ , ngụy”.

Đó là lý do, chính quyền Mỹ các thời kỳ đều tìm cách phủ nhận tội ác của họ ở Việt Nam. Họ cần nuôi dưỡng đội quân người Việt làm nhân chứng khẳng định rằng, chiến tranh Việt Nam là “cuộc nội chiến”, là “miền Bắc cưỡng chiếm miền Nam”, là cuộc chiến “ý thức hệ” để phủi tay mọi tội ác nuôi dưỡng, chỉ đạo, giật dây, điều khiển cũng như trực tiếp can dự gây ra bao tội ác đối với nhân dân, quân nhân, tù binh người Việt trong chiến tranh. Ấy vậy mà giờ đây, ngày ngày, họ vẫn đóng vai là “quan tòa” đòi phán xét chính phủ Việt Nam có đảm bảo nhân quyền hay không, họ cho việc bắt xử lý những kẻ chống phá đất nước, làm tay sai, gián điệp cho thế lực phản động, thù địch ở nước ngoài là “vi phạm nhân quyền”, là “đàn áp bất đồng chính kiến”…

Hiếu Ngọc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *