Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
22422

Cuộc chiến truyền thông của Đức và EU với Nga!

Đó là tên bài báo tiếng Đức “Gedankenfreiheit 2021” (có nghĩa là “Tự do Tư tưởng 2021”) của nhà báo Reinhard Lauterbach đăng trên tờ Thế giới trẻ (Junge Welt) ở Thủ đô Berlin đăng ngày 18-03-2021. Bài báo được Việt kiều Đức Hồ Ngọc Thắng chuyển ngữ. Bài báo cho thấy, nước Nga bây giờ cũng như Liên Xô trước đây, luôn chịu sự tác động mạnh mẽ của truyền thông phương Tây tấn công, cổ vũ công khai chống lại chính quyền hiện hành. Tuy nhiên nước Nga giờ đây cũng đã có hệ thống truyền thông khá mạnh mẽ “ăn miếng trả miếng” với truyền thông Đức và phương Tây.
===
Lời dẫn: Cách đây vài năm, Nga đã phân loại một số phương tiện truyền thông phương Tây phát bằng tiếng Nga là “điệp viên nước ngoài”. Điều đó đã dẫn đến một làn sóng phẫn nộ ở phương Tây vào thời điểm đó: Làm thế nào người ta có thể hạn chế quyền tự do báo chí theo cách này. Đó còn là một bình luận thận trọng nhất. Tuy nhiên, nếu các phương tiện truyền thông của Nga ở phương Tây hoạt động bằng tiếng địa phương, thì họ không chỉ bị coi là “đặc vụ nước ngoài” mà còn bị đối xử y như vậy.
Điều này được thể hiện qua các hạn chế mới nhất đối với đài RT DE (kênh tiếng Đức đài truyền hình Nga có trụ sở ở Berlin). Nếu quyết định của đài truyền hình này chọn ngân hàng Commerzbank thuộc sở hữu nhà nước Đức để mở tài khoản ngân hàng được đưa ra từ việc cân nhắc mua một yếu tố tái bảo hiểm chính trị ở đây, thì đây thực sự là một tính toán sai lầm. Tất nhiên, ngay cả khi nhà nước Đức tuyên bố rằng họ không gây ảnh hưởng đến quyết định của ngân hàng từ chối cho RT DE mở tài khoản. Matxcơva coi đây là một vấn đề chính trị và đe dọa trả đũa các phương tiện truyền thông Đức đang hoạt động tại Nga.
Trước hết, điều đó có nghĩa là đối với đài Làn Sóng Đức (Deutsche Welle), chương trình của họ cũng phát sóng từ Moscow cho khán giả nói tiếng Nga và không che giấu những lời khuyên nhủ chống lại chính phủ Nga – bao gồm cả lời kêu gọi “Moscow, hãy xuống đường!”. Khó có thể không nhận thấy sự can thiệp vào công việc nội bộ của nước sở tại trong việc này.
Cuộc đấu tranh cho “chủ quyền thông tin” đang bộc lộ ra như là một trong những mặt trận của cuộc đối đầu đang phát triển giữa phương Tây và Nga. Những lập trường đi chệch khỏi sự đồng thuận thống trị đang ngày càng bị kỳ thị là “làm cho phân hủy” và “gây mất ổn định”, như trường hợp của đài truyền hình Nga RT DE ở Đức. Người ta nói rằng nhà đài này muốn gieo rắc “sự rối ren” và “nghi ngờ” về các bài đọc chính thức. Đó thậm chí có thể là như thế. Nhưng, thứ nhất, đó sẽ không là gì khác ngoài tín điều của thời hậu hiện đại – được phát triển ở phương Tây – rằng không có chân lý, mọi thứ đều là quan điểm. Và thứ hai, việc phê bình tư tưởng cũ nhưng tốt là đáng giá trong bối cảnh này: Người nào phàn nàn “sự rối ren” và “sự nghi ngờ” là nguồn gốc của “sự mất ổn định” và “sự phân hủy” thì người đó đòi hỏi chủ thể cũ xấu về đức tính trung thành và niềm tin đối với với “chủ quyền thông tin” của quốc gia đó. Như vậy yêu sách của nhà nước, có thể ra lệnh không chỉ cho hành động mà còn cả cho suy nghĩ. “Tư tưởng có tự do không?” Hôm nay thì không còn nữa.
Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng, TV, màn hình, trong nhà và văn bản cho biết 'PFNTCE VE PUTIN: INFORMATION WARFARE THE NORM AND NAVALNY PROBE' ARTO THAT LIVE WARFARE THE NORM HAT'
Ảnh: Ai chống lại ai trong „cuộc chiến thông tin“ – Trường quay của đài truyền hình RT ở Moscow (17/12/2020)
Đường link của bài báo:
Ông  Hồ Ngọc Thắng bình phẩm, “Đức đang thực hiện chiến dịch chống Nga trên mặt trận truyền thông. Nhưng Nga sẽ đối phó theo phương cách, ăn miếng trả miếng. Thói đạo đức giả của phương Tây ngày càng được bộ lộ trên mọi phương diện”.
Bài báo cho ta thấy, mọi luận điệu về cái gọi là tự do báo chí, tự do tư tưởng chỉ là hão huyền, bánh vẽ. Chỉ những kẻ cố tình bịt tai che mắt mới tin vào mấy thứ tự do dân chủ giả hiệu mà phương Tây đang cổ súy.
Hiếu Ngọc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *