Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
14616

Cuộc chiến pháp lý giữa Tổng thống Trump và TikTok

 

TikTok đang lên kế hoạch kiện chính quyền Washington, thách thức lệnh hành pháp của Tổng thống Trump cấm dịch vụ này tại Hoa Kỳ. Theo kế hoạch, đơn kiện sẽ được trình vào ngày 11-8 (theo giờ Mỹ)

Ứng dụng chia sẻ video cực kỳ phổ biến với thế hệ điện thoại thông minh này dự kiện đệ đơn kiện lên toà án quận Nam California, nơi đặt trụ sở hoạt động của TikTok tại Mỹ.

Trong đơn kiện của mình, TikTok cáo buộc rằng hành động của Tổng thống Donald Trump là vi hiến vì nó không cho công ty cơ hội được phản ứng. TikTok cũng cáo buộc rằng lời biện minh về an ninh quốc gia của chính quyền Washington đối với lệnh này là vô căn cứ.

Đại diện hãng TikTok trả lời đài NPR: “Lệnh cấm được tiến hành dựa trên suy đoán và phỏng đoán thuần túy; không có phát hiện nào về thực tế và chỉ có  những lời ngụy biện”

Nhà Trắng từ chối bình luận về vụ kiện tụng dự kiến này. ​​”Chính quyền cam kết bảo vệ người dân Mỹ khỏi tất cả các mối đe dọa liên quan đến an ninh mạng đối với cơ sở hạ tầng quan trọng, sức khỏe cộng đồng và an toàn cũng như kinh tế và an ninh quốc gia”, theo phát ngôn viên Nhà Trắng Judd Deere.

Lệnh trừng phạt TikTok là gì

Theo lệnh hành pháp được Tổng thống Mỹ Donald Trump ký tối 6-8, “bất kỳ giao dịch nào” giữa công dân Mỹ và công ty mẹ của TikTok có trụ sở tại Bắc Kinh, ByteDance, sẽ bị đặt ngoài vòng pháp luật sau 45 ngày vì lý do an ninh quốc gia”. Với lệnh cấm này, Mỹ coi như đang khai tử TikTok trên đất nước này.

Thực tế, TikTok khá phổ biến đối với thanh thiếu niên và lứa tuổi 20 ở Mỹ, nơi có hơn 100 triệu người dùng đã tải ứng dụng này. Họ sử dụng nó để chia sẻ các điệu nhảy và tiểu phẩm hài trong video dài 60 giây, thường được lan truyền mạnh mẽ. Ứng dụng này là một hiện tượng văn hóa đến nỗi nó đã trở thành một nền tảng để khám phá âm nhạc mới và thậm chí đã tung ra một số bản hit đột phá đứng đầu bảng xếp hạng Billboard.

Ứng dụng này cũng đã được sử dụng để chống đối Tổng thống Mỹ, bao gồm cả khi hàng nghìn thanh thiếu niên đặt vé tham dự cuộc biểu tình ở Tulsa, Okla.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp với TikTok

Khi lệnh cấm có hiệu lực, ứng dụng có thể không còn gửi được các bản cập nhật phần mềm, khiến TikTok không thể quản lý trên điện thoại thông minh và cuối cùng là không hoạt động. Lệnh này cũng cắt đứt quan hệ giữa TikTok và các nhà quảng cáo Mỹ và buộc Apple, Google phải xóa TikTok khỏi hệ thống ứng dụng dành cho thiết bị di động.

Hơn 1.000 nhân viên làm việc tại Mỹ của TikTok có thể bị nghỉ việc vô thời hạn và không có tiền lương. Chính quyền cũng có thể buộc các chủ nhà cho TikTok thuê phải chấm dứt hợp đồng. Và lệnh của Tổng thống Trump còn  có thể khiến các luật sư Mỹ không thể đại diện cho TikTok trong bất kỳ thủ tục pháp lý nào ở Mỹ.

Lệnh của Tổng thống Trump xuất hiện gấp rút và không bao gồm các khoản khắc phục hoặc ngoại lệ để TikTok duy trì bất kỳ đại diện pháp lý nào, điều mà công ty có kế hoạch lập luận là vi phạm quyền theo thủ tục tố tụng.

Bởi lẽ, theo thông lệ, nếu mở một cuộc điều tra, chính phủ sẽ thông báo cho công ty bằng trát đòi hầu tòa hoặc một số loại thông báo khác yêu cầu phản hồi đối với các cáo buộc về hành vi sai trái hoặc hành vi bất chính. Các nhà điều tra liên bang đôi khi cũng gọi đại diện của công ty đến một cuộc họp bí mật về một hành động cưỡng chế đang đe doạ.

Theo những người làm việc trong nhóm pháp lý của TikTok, không có cuộc tiếp cận nào như vậy từ Nhà Trắng để yêu cầu bằng chứng diễn ra trước lệnh hành pháp hôm 6-8. Các luật sư của TikTok xem đó là quy trình chuẩn tắt.

Phạt 300.000 USD nếu vi phạm

Sau thời hạn 45 ngày, việc kinh doanh với TikTok có thể bị phạt 300.000 USD cho mỗi vi phạm và những người vi phạm “cố ý” thậm chí có thể bị truy tố hình sự.

Một vấn đề khác có thể được nêu ra trong thách thức pháp lý của TikTok với Washington là lập luận rằng Tổng thống Donald Trump đã vượt quá thẩm quyền của mình.

Lệnh này được ban hành một phần theo quyền hành pháp được gọi là Đạo luật Quyền hạn kinh tế khẩn cấp quốc tế, trong đó trao cho tổng Thống quyền rộng rãi để áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế khi có “mối đe dọa bất thường”, chẳng hạn như nguy cơ đối với an ninh quốc gia.

Microsoft – gã khổng lồ công nghệ Mỹ sở hữu Xbox, LinkedIn và Skype đang đàm phán để mua TikTok

Có những ngoại lệ đối với sức mạnh đó mà các luật sư của TikTok có thể sẽ nhấn mạnh trong vụ kiện tụng của họ. Ví dụ: không thể sử dụng quyền hạn để điều chỉnh hoặc cấm “giao tiếp cá nhân” hoặc chia sẻ phim và các hình thức truyền thông khác, mà TikTok có thể tranh luận là mục đích sử dụng chính của ứng dụng.

Nếu Quốc hội tin rằng Tổng thống đã sử dụng quyền kinh tế khẩn cấp một cách bất chính, các nhà lập pháp có thể bỏ qua lệnh bằng cách thông qua một nghị quyết chấm dứt lệnh.

Nhưng bất kỳ sự phản đối nào từ Quốc hội là khó xảy ra, vì sự hoài nghi về mối quan hệ tiềm tàng của Đảng Cộng sản Trung Quốc với các công ty công nghệ của nước này đã thu hút sự ủng hộ của lưỡng đảng.

Thượng viện, bằng một cuộc bỏ phiếu hôm 5-8 đã thông qua dự luật cấm TikTok trên tất cả các thiết bị do chính phủ ban hành.

Washington lo ngại Trung Quốc tiếp cận dữ liệu của công dân Mỹ

Điều khoản dịch vụ của TikTok nêu rõ những gì nó thu thập được từ người dùng, bao gồm dữ liệu vị trí, lịch sử duyệt web và danh bạ cá nhân, có thể được chia sẻ với công ty mẹ ở Trung Quốc là ByteDance. Điều này đã làm dấy lên lo ngại ở Washington rằng các nhà chức trách trong chính phủ Trung Quốc có khả năng truy cập vào dữ liệu của công dân Mỹ và đưa thông tin đó vào để sử dụng trong một kế hoạch tống tiền hoặc trong một chiến dịch thông tin sai lệch có mục dích

Cả chính quyền Trump và những người chỉ trích TikTok bên ngoài chính phủ đều không đưa ra bằng chứng cho thấy ứng dụng video dạng ngắn này đã từng hợp tác với chính quyền Trung Quốc. Tuy nhiên, theo lời các chuyên gia công nghệ, những lo lắng về Trung Quốc là có cơ sở.

Cuộc chiến pháp lý sắp bắt đầu nếu TikTok quyết tâm kiện chính phủ Mỹ

Cựu quan chức Nhà Trắng Lindsay Gorman, người hiện là thành viên của Liên minh bảo đảm dân chủ, nói với NPR rằng công ty mẹ của TikTok, ByteDance, cuối cùng cũng thuộc sở hữu của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

“Thực tế khắc nghiệt về cách các doanh nghiệp hoạt động ở Trung Quốc có nghĩa là nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn có dữ liệu đó thì họ sẽ lấy được. Việc để TikTok thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc tạo ra lỗ hổng không gian thông tin tại thời điểm dẫn đến cuộc bầu cử khi giao tiếp chính trị ngày càng diễn ra trên nền tảng này”, Lindsay Gorman nói.

Các quan chức TikTok coi lệnh hành pháp về cơ bản là một chiến dịch gây áp lực, một cách buộc một công ty Mỹ phải nhanh chóng có được tài sản của ứng dụng tại Mỹ. Nguyên do là vì Microsoft – gã khổng lồ công nghệ Mỹ sở hữu Xbox, LinkedIn và Skype đã đàm phán để mua TikTok. Những cuộc thảo luận đang ở giai đoạn đầu.

Sông Thương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *