Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
25014

Cuộc biểu tình chống tư bản lại nổ ra nhiều nơi ở Đức

 

Theo báo Thế giới trẻ ngày 23/8/2021 ở Đức cho biết, các nhà hoạt động từ “Ai có, người đó cho” mới phát động cuộc biểu tình tại nhiều thành phố của Đức vào ngày Thứ Bảy, 21/8/2021. Cuộc biểu tình thu hút vài nghìn người đã xuống đường ở gần 20 thành phố của Đức như Bremen, Kiel, Leipzig, Hamburg, Hanover, Witten và Berlin … vào thứ Bảy để nhấn mạnh yêu cầu của họ về việc phân phối lại của cải một cách triệt để vài tuần trước cuộc bầu cử liên bang. Đối với ngày hành động theo phương châm “Chúng ta không còn đủ khả năng chi trả cho người giàu”.

Tại thủ đô Berlin, khi bắt đầu các cuộc biểu tình vào khoảng 2 giờ chiều, gần 150 người đã tập trung trước Bệnh viện Đô thị Kreuzberg, sau đó số lượng từ từ đã tăng lên. Ban tổ chức đưa số lượng người tham gia là 2.500, cảnh sát nói khoảng 500 người. Không phải ngẫu nhiên mà các cuộc biểu tình bắt đầu trước bệnh viện vì vào thời điểm đó, một cuộc họp báo cũng đã diễn ra ở đó để hỗ trợ phong trào bệnh viện Berlin, tổ chức vận động đòi lương cao cho các nhân viên y tá và lên án sự thiếu thốn của hệ thống y tế.

Trong cuộc biểu tình, người ta cũng đề cập đến việc đối phó với đại dịch, vốn đã “gây ra những chi phí to lớn cho ngân sách công”, nhiều người dân đã bị “đẩy đến rìa của sự tồn tại kinh tế của họ”, nhưng ngược lại, “những người giàu đã tăng sự giàu có trở lại một cách mập mờ”.

Hiệp hội “Doanh nhân gia đình” được cho là hưởng ứng sự việc này một cách “bất thường và đáng chú ý”. Hiệp hội này đã bám sát hành động của các đối thủ chính trị của mình và nhân các cuộc biểu tình chống tư bản chủ nghĩa đã thiết lập “một tín hiệu rõ ràng về lộ trình của cuộc biểu tình”, như một thông cáo báo chí của hiệp hội cho biết hôm thứ Bảy. Khẩu hiệu “Thuế tài sản là cái hãm đối với các công ty cỡ vừa” đã được rải trên vỉa hè và dán lên các cột đèn bằng giấy dán tường. Albrecht von der Hagen, giám đốc điều hành của Hiệp hội, cảnh báo đòi dừng việc áp dụng đánh thuế tài sản vào “đầu tư quan trọng vào số hóa, hiện đại hóa và sử dụng năng lượng hiệu quả của các doanh nghiệp gia đình”. Hiệp hội cho rằng, việc đánh thuế này đang tấn công “tám triệu nhân viên trong các doanh nghiệp gia đình và ngăn cản các khoản đầu tư của công ty vào bảo vệ khí hậu”.

Trong các hoạt động vào thứ Bảy, có thể đọc được các biểu ngữ và biển hiệu kêu gọi tái phân phối và trưng thu cũng như những biểu ngữ yêu cầu chấm dứt hệ thống kinh tế tư bản. Những người tham gia kết hợp các nhà hoạt động từ các liên minh và tổ chức khác, chẳng hạn như “Thứ Sáu cho Tương lai” hoặc “Không thể chia cắt”.

Cũng có các cuộc biểu tình vào thứ Bảy tại quận Blankenese sang trọng của Hamburg.  Hơn 1.500 người ở đó đã hô vang khẩu hiệu “Họ chiếm đoạt tất cả các bạn!”.

Trước các cuộc biểu tình, nhiều phương tiện truyền thông khác nhau đã cố ý suy đoán về các cuộc bạo động có thể xảy ra và bôi nhọ sự kiện này. Tuy nhiên, chiến lược này dường như đã không thành công. Tình hình hiện tại của người dân Afghanistan cũng được đưa ra trong các cuộc biểu tình ở một số thành phố. Ví dụ, đã có những lời kêu gọi ở nhiều nơi  phản đối đẩy đuổi những người tị nạn Afghanistan ra ngoài và cho họ cơ hội ở lại Đức.

Dùng công cụ google, cuộc biểu tình nói trên không được báo chí Đức, Châu Âu hay bất cứ hãng truyền thông nổi tiếng Phương Tây bằng tiếng Anh nào đưa tin. Thực ra các cuộc biểu tình phản đối chủ nghĩa tư bản nổ ra ngày càng nhiều ở các quốc gia phương tây, nhất là sau sự kiện Goergio Floyd, hay phong trào áo vàng bắt nguồn từ Pháp. Tuy nhiên, những tờ báo đăng tải thông tin này, như Thế giới trẻ của Đức lại bị dán nhãn là báo vi phạm Hiến pháp và bị phong tỏa, bao vây về kinh tế và quảng bá hoạt động ở Đức khiến họ phải kêu cứu từ lâu!

Hiếu Ngọc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *