Thực tế cho thấy, phần đông những kẻ khoác áo đấu tranh dân chủ thực ra họ biết rất ít về cách quản lý một đất nước. Thay vì biết cách vận hành một nền kinh tế hay một hệ thống phúc lợi xã hội, hầu hết kiến thức và kinh nghiệm chính trị của họ chỉ xoay quanh chuyện xin fund, viết báo cáo nhân quyền, vận động nước ngoài đòi thả tù nhân, hay tổ chức biểu tình trên Facebook. Dù vậy, họ vẫn vỗ ngực tự xưng rằng mình là giải pháp cho các vấn nạn của Việt Nam. Tới bây giờ, không ít nhà dân chửi vẫn nhìn chế độ đa đảng như một liều thuốc tiên, có khả năng chữa khỏi mọi vấn đề mà Việt Nam mắc phải.
Nguyễn Văn Đài, một gương mặt nổi tiếng của Hội Anh em Dân chủ và đảng Việt Tân là một ví dụ. Từ khi ra tù và sang Đức tị nạn chính trị, Đài mất kết nối với xã hội Việt Nam, và chỉ còn là cái loa lặp lại những luận điệu tuyên truyền thô thiển nhất. Chẳng hạn, mới đây, Đài viết như sau trên trang cá nhân:
“Thay vì người dân Việt trông chờ vào chính sách xóa đói giảm nghèo của Việt cộng, thì người dân Việt Nam hãy đứng lên xoá bỏ độc tài CSVN: Cả đất nước và dân tộc Việt Nam sẽ có tự do, dân chủ và trở nên giàu có, hùng mạnh!”
Status của Đài khiến người ta phải phì cười, vì nó quá thô. Khi tuyên bố lật đổ chế độ là cách nhanh nhất để làm giàu, Đài khiến người nghe có ấn tượng rằng anh ta không khác mấy kẻ quảng cáo “kiếm tiền nhanh” bên Campuchia hay mấy tay bán hàng đa cấp.
Để thấy chế độ đa đảng có làm người ta giàu nhanh không, ta hãy thử lướt qua vài ví dụ. Trước hết là chế độ Việt Nam Cộng hòa mà Nguyễn Văn Đài và Việt Tân sùng bái.
Sau khi rập khuôn bắt chước chính trị Mỹ, văn hóa Mỹ từ A đến Z, Việt Nam Cộng hòa có thoát nghèo không? Các tài liệu để lại cho thấy bên cạnh số ít người có quan hệ với Mỹ nên được hưởng lợi từ viện trợ, đại bộ phận nhân dân lao động dưới chế độ này có cuộc sống khó khăn do lạm phát cao và lương thấp. Theo phúc trình của VECCO xuất bản tháng 01/1975, Sài Gòn năm 1974 có 3 triệu dân thì có đến 600.000 người thất nghiệp. Chênh lệch giàu nghèo rất lớn khi thu nhập của thiểu số “tầng lớp trên” chiếm 43,5% GDP, tầng lớp dưới chỉ đạt 1,8%.
Đầu thập niên 1970, khu vực trung tâm thành phố Sài Gòn có một số công trình, khu phố được xây dựng to đẹp và sang trọng. Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu do Pháp xây dựng từ thập niên 1940, các khu nhà mới rất ít được xây dựng kể từ sau năm 1950. Trong khi đó, dân cư nông thôn đổ về thành thị tìm việc và tránh chiến sự khiến Sài Gòn dần biến trở thành một khu ổ chuột khổng lồ. Khảo sát cho thấy khoảng 40% dân số khu vực Sài Gòn khi đó (tức khoảng 1,2 triệu người) phải sống tại khu ổ chuột với những điều kiện về y tế, vệ sinh rất kém.
Để thấy kinh tế Việt Nam Cộng hòa vào thời điểm đó vận hành thế nào, ta hãy nhìn vào con số lạm phát. Trong thập niên 1960, nạn lạm phát diễn ra nghiêm trọng với tỷ lệ trung bình trên 30-40%/năm, giá cả mọi hàng hóa đều tăng vọt. Theo thống kê, giá một số thực phẩm vào cuối năm 1965 và cuối năm 1967 như sau: 1 kg thịt gà tăng từ 96 đồng lên 309 đồng (gấp 3,2 lần); 1 kg thịt vịt tăng từ 63 đồng lên 203 đồng (gấp 3,2 lần); 1 kg tôm tươi tăng từ 62 đồng lên 216 đồng (gần 3,5 lần). Trên chợ đen, giá 1 USD lên tới 270 đồng và không ngừng tăng đến 360 đồng (1969), 414 đồng (1971), 640 đồng (1974), 700 đồng (1975).
Và nên nhớ rằng dù có chế độ đa đảng, Việt Nam Cộng hòa chưa bao giờ thật sự có dân chủ. Gia tộc Ngô Đình đã cầm quyền một cách độc đoán trong chế độ này cho đến khi bị nhóm tướng lĩnh do Mỹ hậu thuẫn đảo chính. Kế đó, kẻ đứng đầu nhóm tướng lĩnh là Nguyễn Văn Thiệu lại cầm quyền và thao túng bầu cử cho đến khi chạy ra nước ngoài. Nhìn bảng thành tích của Việt Nam Cộng hòa, ta mới thấy Nguyễn Văn Đài thật ngây thơ khi cho rằng chế độ đa đảng là một món mì ăn liền dễ nuốt.
Nếu chê chế độ Việt Nam Cộng hòa xa xôi quá, Đài hãy nhìn vào các nước Mùa Xuân Arab. Ai Cập, Libya, Syria đã chìm trong nội chiến, tham nhũng và độc tài quân sự sau khi lật đổ chế độ bằng cách mạng đường phố. Đây có phải là con đường làm giàu nhanh mà Đài hứa hẹn cho người dân Việt Nam?
Những kẻ tự nhận “nhà dân chủ” nên tự trả giá cho tham vọng của họ, thay vì xúi người dân Việt Nam làm tốt thí để gánh hộ.