Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
23248

Công cụ tìm kiếm và tự do ngôn luận trên Internet

Quyền tự do ngôn luận của người dùng công cụ tìm kiếm có thể bị ảnh hưởng khi công cụ tìm kiếm được thiết kế để lọc chặn thông tin bởi nhà cung cấp dịch vụ Internet. Bên cạnh đó, việc lưu giữ, thu thập và bảo mật dữ liệu người dùng bằng công cụ tìm kiếm gây rất nhiều tranh cãi và đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của công chúng với các công ty cung cấp công cụ tìm kiếm.

  1. Khái quát về công cụ tìm kiếm

Công cụ tìm kiếm (search engines) là phương tiện chính mà người dùng Internet tìm và truy cập thông tin. Chúng có vai trò quan trọng đối với quyền tự do ngôn luận trên Internet vì chúng hoạt động như một trung gian giữa những người tìm kiếm thông tin và những người cung cấp thông tin trên Web.

Mọi công cụ tìm kiếm đều sử dụng thuật toán tìm kiếm riêng của mình – là một công thức toán học phức tạp mà quyết định hiển thị kết quả nào và theo thứ tự nào, để trả lời câu hỏi cụ thể của người dùng[2]. Các quyết định của thuật toán về những gì có liên quan nhất với người tìm kiếm được kích hoạt nhờ các yếu tố trong URL[3] của trang web, dòng tiêu đề trên trang và những nội dung khác trong trang đó. Những người muốn nội dung của họ được nhiều người xem để có thể “tối ưu hóa” trang web của mình để nội dung của họ không chỉ được tìm thấy và lập chỉ mục mà còn để tối đa hóa xác suất xuất hiện ở trên đầu của danh mục kết quả tìm kiếm[4].

Không có hai công cụ tìm kiếm nào có thể tạo ra cùng một kết quả — hoặc cùng một số kết quả cho cùng một câu hỏi, trừ khi các thuật toán, trình thu thập thông tin và các chỉ mục của chúng giống nhau. Đây là lý do tại sao nếu tìm kiếm cùng một cụm từ trên Google.com và Bing của Microsoft.com, trên cùng một máy tính trong cùng một vị trí và cùng một lúc, vẫn sẽ thu được những kết quả không giống nhau.

Tự do ngôn luận liên quan đến công cụ tìm kiếm ở ba khía cạnh cơ bản đó là: 1) cá nhân người dùng Internet đang tìm kiếm thông tin; 2) người kiến tạo và nhà điều hành trang web hoặc có khả năng công cụ tìm kiếm được lập chỉ mục; 3) các công cụ tìm kiếm[5]. Bài viết này chỉ tập trung đề cập đến mối liên hệ giữa công cụ tìm kiếm và việc hạn chế nội dung thông tin trên Internet, cũng như cách thức các công ty cung cấp công cụ tìm kiếm xử lý những thách thức liên quan đến tự do ngôn luận trực tuyến.

Hiện tại, có ba công ty cung cấp công cụ tìm kiếm lớn nhất trên thế giới đó là:

Baidu thống trị ở Trung Quốc với 63,1% thị phần người dùng Internet lớn nhất thế giới với hơn 600 triệu người,[6]

Yandex chiếm ưu thế tại Nga với 62% thị phần tại một quốc gia có 84,4 triệu người dùng Internet[7].

Google là công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới. Thị phần của nó ở riêng tại Hoa Kỳ đã có 279,8 triệu người dùng Internet, chiếm 67,5%,[8] còn ở các quốc gia khác cũng vượt trội so với hai đối thủ cạnh tranh nêu trên. Ví dụ, thị phần của Google ở Ấn Độ và các thị trường châu Âu tương ứng là 97% và 90%.[9] Tuy nhiên, thị phần của Google ở Nga chỉ là 27,6%,[10] ở Trung Quốc chỉ là 1,6% thị phần, chủ yếu là do chính sách của chính phủ hai nước này[11].

  1. Vấn đề lọc chặn thông tin trên công cụ tìm kiếm

Quyền tự do ngôn luận của người dùng công cụ tìm kiếm có thể bị ảnh hưởng khi công cụ tìm kiếm được thiết kế để lọc chặn thông tin bởi nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Nếu trang chủ của công cụ tìm kiếm được thiết kế để lọc chặn thì dịch vụ hoàn toàn không thể truy cập được đối với người truy cập Internet thông qua mạng ISP hoặc mạng quốc gia liên quan. ISP cũng có thể chỉ lọc chặn các trang web thông qua kết quả công cụ tìm kiếm chứa URL hoặc từ khóa cụ thể. Trong trường hợp này, người dùng có thể sử dụng được một phần dịch vụ ngoài những nội dung bị ISP lọc chặn.

Nhà điều hành công cụ tìm kiếm không kiểm soát được – và không có vai trò trong việc lọc chặn thông tin bởi các ISP. Tuy nhiên, bản chất và mức độ lọc chặn của ISP, trong một phạm vi quyền hạn nhất định, cũng có ảnh hưởng đến cách các công cụ tìm kiếm thực hiện các hạn chế riêng của họ với người dùng mạng. Vì vậy, trước khi thảo luận về chính sách, thực hành và việc thực thi các hạn chế của các công cụ tìm kiếm, cần mô tả mức độ và tính chất lọc chặn của các ISP. Về vấn đề này, có bốn cách tiếp cận ít nhiều khác nhau đang được các ISP sử dụng, đó là:

Thứ nhất, không lọc chặn các công cụ tìm kiếm:

Ở Hoa Kỳ, các ISP không lọc chặn các công cụ tìm kiếm ở mọi cấp độ. Việc lọc chặn chỉ được tiến hành dựa trên từ khóa hoặc URL và thường do các gia đình hoặc cơ quan (trường học, thư viện, khách sạn, tổng công ty, cơ quan chính phủ, v.v.) thực hiện[12]. Bất kỳ hạn chế nào về kết quả của công cụ tìm kiếm đều được thực hiện bởi chính công cụ tìm kiếm.

Thứ hai, lọc chặn trang web nhưng không phải là công cụ tìm kiếm:

Ở Nga, kể từ năm 2012, các ISP được yêu cầu lọc chặn các trang web bị đưa vào “danh sách đen”[13]. Vì vậy, nếu người dùng Google hoặc Yandex thực hiện tìm kiếm các trang web bị liệt vào danh sách đen và nếu họ nhấp vào liên kết đó, thông báo lỗi sẽ được hiển thị thay cho trang web. Thông báo được tạo bởi ISP, giải thích rằng trang web đã được lọc chặn theo luật.

Thứ ba, mở rộng lọc chặn các công cụ tìm kiếm ở nước ngoài kèm theo tạm thời ngắt kết nối khỏi Internet:

Đây là việc được thực hiện ở Trung Quốc và gây ra rất nhiều tranh cãi trong thập kỷ vừa qua[14]. Ở Trung Quốc, danh sách các trang web đen bị lọc chặn bao gồm các trang web chứa các từ nhạy cảm về chính trị hoặc URL bị cấm, kể cả các trang hiển thị các câu hỏi tìm kiếm và kết quả tìm kiếm chứa các từ nhạy cảm. Khi người dùng cố truy cập URL đã bị lọc chặn hoặc trang chứa từ khóa hay liên kết đã bị lọc chặn, một thông báo lỗi cho biết “trang web không thể tìm thấy” xuất hiện trong trình duyệt của họ. Tuy nhiên, không có bất cứ thông báo hoặc giải thích nào về việc lọc chặn đó. Đồng thời với việc trình duyệt hiển thị thông báo lỗi này, kết nối Internet của người dùng bị ngắt trong khoảng từ vài giây đến vài phút[15]. Tất cả nội dung web và dịch vụ, bao gồm các công cụ tìm kiếm hoạt động từ bên ngoài Trung Quốc, đều bị lọc chặn khi nội dung của họ đi qua các điểm trao đổi Internet mà từ đó tất cả lưu lượng truy cập Internet được định tuyến trong và ngoài nước (ngoại trừ Hồng Kông)[16]. Nếu toàn bộ công cụ tìm kiếm bị liệt vào danh sách đen, thì toàn bộ dịch vụ sẽ không thể truy cập được. Nếu chỉ các từ khóa và URL cụ thể được lập trình vào danh sách đen, thì trang đầu tiên của công cụ tìm kiếm có thể truy cập được nhưng việc tìm kiếm trên các cụm từ nhất định sẽ làm kích hoạt bộ lọc chặn, dẫn đến lỗi trang được mô tả ở trên cũng như tạm thời ngắt kết nối dịch vụ Internet. Sự gián đoạn như vậy làm cho các công cụ tìm kiếm hoạt động từ bên ngoài rất bất tiện khi sử dụng ở Trung Quốc, ngay cả khi trang tìm kiếm chính của họ có thể truy cập được.

Trong phạm vi Trung Quốc, các bộ lọc chặn ISP không rộng rãi như các bộ lọc chặn được triển khai tại các điểm trao đổi kiểm soát lưu lượng quốc tế. Các trang web hoạt động trong phạm vi quyền hạn của Trung Quốc không chịu cùng mức độ lọc chặn, vì cơ bản chúng đã tự thực hiện việc hạn chế nội dung theo yêu cầu của Chính phủ nước này.

Thứ tư, hạn chế được thực hiện bởi công cụ tìm kiếm

Các công ty điều hành công cụ tìm kiếm cũng có thể hạn chế hoặc điều chỉnh nội dung thông tin trên mạng thông qua những hành động sau:

  • Xóa các trang cụ thể, hoặc thậm chí toàn bộ trang web khỏi chỉ mục của công cụ tìm kiếm;
  • Không đưa vào một số trang, toàn bộ trang web hoặc trang web chứa nội dung nhất định;
  • Lập trình thuật toán của công cụ tìm kiếm để không cung cấp kết quả cho các truy cập nhất định;
  • Lập trình thuật toán của công cụ tìm kiếm để ưu tiên một số loại trang web;
  • Tác động đến sự hiểu biết của người dùng về các kết quả tìm kiếm nhất định bằng cách thêm vào những tuyên bố, cảnh báo hoặc giải thích.

Giống như với các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), các công ty cung cấp công cụ tìm kiếm cũng có thể hạn chế nội dung thông tin trên mạng theo yêu cầu của chính quyền hoặc một chủ thể bên ngoài khác, hoặc có thể hạn chế nội dung để thực thi các điều khoản quy tắc dịch vụ của riêng họ. Trong số ba công ty cung cấp công cụ tìm kiếm chủ yếu của thế giới được đề cập ở trên, Google sử dụng các điều khoản dịch vụ và chính sách nội bộ để hạn chế một lượng đáng kể nội dung không bị pháp luật nhiều nước nghiêm cấm, ví dụ như nội dung khiêu dâm (mặc dù cho phép một số trang web có các nội dung dành cho “người lớn”)[17], “đồ họa mang tính bạo lực cố ý hoặc vô ý”, “ngôn từ kích động sự thù địch”, thông tin cá nhân mang tính nhạy cảm (như số căn cước cá nhân, số tài khoản ngân hàng, số thẻ tín dụng và hình ảnh chữ ký).[18] Đặc biệt, Google còn xử phạt các trang web cố gắng xuất hiện nhiều hơn trong kết quả tìm kiếm bằng thao tác mã trang web hoặc thanh toán cho các liên kết theo cách vi phạm chính sách tối ưu hóa công cụ tìm kiếm của Google. Một số trang web của các thương hiệu có uy tín đã bị trừng phạt vì điều này[19], bao gồm WordPress[20], Washington Post[21], BBC[22] và Rap Genius[23]. Ngoài ra Google còn tự động tìm kiếm, thông qua các thuật toán, để “gỡ bỏ” các trang spam[24] nhằm chủ động bảo vệ người dùng khỏi spam và phần mềm độc hại bằng cách hiển thị cảnh báo “The Website Ahead” khi người dùng nhấp vào liên kết xấu[25]. Yandex cũng bảo vệ người dùng bằng cách đặt thông điệp cảnh báo tương tự khi người dùng truy cập vào các trang web chứa mã độc[26].

Ngoài các kết quả tìm kiếm chính, cả ba công cụ tìm kiếm nêu trên đều bao gồm các tính năng khác cho phép lọc chặn hoặc hạn chế việc tìm kiếm thông tin trên Internet theo những cách khác nhau, bao gồm

Dự đoán việc tìm kiếm: Google, Baidu và Yandex đều cung cấp tính năng được gọi là “tự động hoàn thành” hoặc “hoàn thành từ”, theo đó tự động tạo ra sự kết hợp sau khi người dùng nhập các chữ cái hoặc từ tìm kiếm đầu tiên. Tính năng này loại trừ một số từ và cụm từ nhất định khỏi việc tìm kiếm. Baidu và Yandex loại trừ các từ mà dự đoán sẽ dẫn người dùng đến nội dung bất hợp pháp theo luật của Trung Quốc hoặc Nga,[27] trong khi Google loại trừ những từ mà dự đoán dẫn người dùng đến những nội dung mà nó hạn chế trên diễn đàn truyền thông xã hội, cũng như đến “các hoạt động có thể dẫn đến thiệt hại thực tế về vật chất”, chẳng hạn như buôn bán người; buôn bán ma túy, vũ khí hoặc hàng hóa và các dịch vụ bất hợp pháp khác; hoặc “những hoạt động bất hợp pháp và nguy hiểm, như tấn công và tự tử.”[28]

Từ tìm kiếm liên quan đến quảng cáo: Tất cả ba công cụ tìm kiếm đã nêu đều hiển thị hình ảnh quảng cáo cùng với các cụm từ tìm kiếm có liên quan. Baidu và Yandex áp dụng các tiêu chuẩn pháp lý trong nước,[29] còn Google hạn chế phạm vi nội dung rộng hơn luật của Hoa Kỳ, trong đó yêu cầu dịch vụ AdWords hiển thị quảng cáo bên cạnh kết quả tìm kiếm được liên kết với các từ cụ thể. Việc này theo Google là để nhằm mục tiêu “đảm bảo trải nghiệm tích cực của người dùng và bảo vệ thương hiệu của Google”, cũng như để ngăn chặn những ngôn từ kích động thù địch có thể xuất hiện trong AdWords[30].

Kiểm soát của phụ huynh: Tính năng Tìm kiếm an toàn của Google cho phép người dùng tự nguyện chọn cài đặt lọc chặn nội dung người lớn (bất kể nội dung đó là hợp pháp hay bất hợp pháp trong phạm vi quyền lực của họ) từ kết quả tìm kiếm. Google xây dựng một “danh sách trắng” được sắp xếp theo cách thủ công cho các trang web được xác định sai (ví dụ như essex.edu) để ngăn chúng không bị phân loại là khiêu dâm. Ở một số khu vực, Google có chế độ mặc định “Tìm kiếm an toàn”[31] dành cho các gia đình. Yandex cũng cung cấp dịch vụ tùy chọn tương tự được gọi là “tìm kiếm gia đình”, trong đó mặc định lọc chặn những nội dung khiêu dâm mà có thể dành cho người lớn[32].

  1. Vấn đề lưu giữ, thu thập và bảo mật dữ liệu của công cụ tìm kiếm

Việc lưu giữ, thu thập và bảo mật dữ liệu người dùng bằng công cụ tìm kiếm gây rất nhiều tranh cãi và đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của công chúng với các công ty cung cấp công cụ tìm kiếm. Một nghiên cứu ở Hoa Kỳ do Pew Internet & American Life thực hiện vào tháng 2 năm 2012 cho thấy người Mỹ không chỉ “lo lắng về dữ liệu thông tin cá nhân bị tiết lộ thông qua các công cụ tìm kiếm”, mà có đến 62% trong số người được hỏi “không biết cách giới hạn thông tin cá nhân mà có thể bị thu thập qua mạng”.

Một khảo sát khác thì cho thấy sau khi Edward Snowden tiết lộ thông tin về sự giám sát của chính phủ Hoa Kỳ với những người dùng Internet thì lưu lượng truy cập tìm kiếm 282 cụm từ ở 11 quốc gia giảm cho các cụm từ được xếp hạng là “Có khả năng khiến bạn gặp rắc rối với Hoa Kỳ” nhưng lại tăng đối với các thuật ngữ “không có khả năng khiến bạn gặp rắc rối tại Hoa Kỳ”[33].

Các cuộc khảo sát tương tự chưa được tiến hành ở Nga và Trung Quốc, song theo quan sát có thể thấy việc người sử dụng Internet ở những nước này cũng lo lắng về việc lưu giữ, thu thập và bảo mật dữ liệu cá nhân người dùng của các công cụ tìm kiếm, cũng như về bản chất và phạm vi giám sát người dùng mạng Internet của chính phủ. Nhưng lo lắng như vậy có tác động gián tiếp nhưng khá mạnh tới tự do ngôn luận của người sử dụng Internet.

Tuy nhiên, chính từ mối quan ngại về việc lưu giữ, thu thập và bảo mật dữ liệu cá nhân người dùng của các công cụ tìm kiếm đã thúc đẩy sự phát triển của các lựa chọn thay thế mà không yêu cầu theo dõi hoặc lưu trữ dữ liệu của người dùng, cụ thể như sau:

Về lưu trữ dữ liệu

Google không tiết lộ khoảng thời gian công ty này lưu giữ dữ liệu người dùng hoặc dữ liệu nào được “ẩn danh” (không được liên kết từ dữ liệu cho phép nhận dạng lại người dùng)[34]. Mặc dù Google ghi nhật ký tìm kiếm theo mặc định, người dùng có thể xóa lịch sử duyệt web của họ theo cách truy cập thủ công vào Trang tổng quan của Google. Người dùng cũng có thể tắt nhật ký duyệt web khi đăng nhập[35]. Giống như Google, Yandex cũng cung cấp cho người dùng chức năng tùy chọn xóa lịch sử Web của họ hoặc chọn không lưu trữ lịch sử Web của họ[36]. Giám đốc điều hành công ty tại Yandex đã tuyên bố công khai rằng dữ liệu người dùng sẽ được lưu trữ ít nhất trong ba tháng, mặc dù thông tin đó không được tìm thấy trên trang web riêng của công ty[37]. Riêng Baidu vẫn chưa cung cấp tính năng tương tự để xóa lịch sử tìm kiếm và không cam kết về giới hạn thời gian lưu trữ thông tin đó[38].

Bảo mật và mã hóa

Vào tháng 3 năm 2014, Google thông báo rằng họ đã triển khai mặc định mã hóa cho tất cả các tìm kiếm trên web trên toàn thế giới[39]. Mã hóa này hạn chế khả năng các bên thứ ba che giấu các cụm từ tìm kiếm do người dùng nhập một cách kín đáo. Tuy nhiên, Google lưu ý rằng “khi bạn truy cập một trang web khác từ trang kết quả tìm kiếm của Google, trang web đó có thể xác định trang web bạn đến từ hoặc cụm từ tìm kiếm bạn đã sử dụng.”[40] Yandex cung cấp tìm kiếm được mã hóa trên Yandex.com nhưng không được mã hóa trên Yandex.ru. Baidu thì vẫn chưa cung cấp mã hóa tìm kiếm.

Tiết lộ dữ liệu người dùng cho các cơ quan chính quyền

Đại diện công ty Yandex đã tuyên bố rằng công ty không chia sẻ thông tin của người dùng với bên thứ ba, ngoại trừ theo yêu cầu của cơ quan an ninh của chính phủ và tòa án[41]. Đồng thời, các công ty Internet hoạt động ở Nga được yêu cầu tham gia Hệ thống hỗ trợ thực thi pháp luật, được biết đến với từ viết tắt tiếng Nga là SORM. Khi tham gia chương trình này, thiết bị chặn dữ liệu sẽ được cài đặt trong hệ điều hành của công ty. Theo Privacy International, phiên bản SORM được nâng cấp gần đây nhất “thu thập thông tin từ tất cả các phương tiện truyền thông và lưu trữ dài hạn (ba năm) cũng như cung cấp quyền truy cập vào tất cả dữ liệu của người dùng”[42]. Vì vậy, cơ quan chính quyền không cần thiết phải yêu cầu các dịch vụ bảo mật để có thông tin bởi vì họ có thể truy cập trực tiếp thông qua Yandex hoặc các ISP của Nga. Còn trong danh sách các trường hợp mà thông tin người dùng có thể được tiết lộ bởi Baidu bao gồm khi “có yêu cầu bởi luật pháp, quy định, thủ tục pháp lý và cơ quan chính phủ.”[43].

Google đã công bố báo cáo về sự minh bạch hoạt động bao gồm dữ liệu toàn cầu về “Yêu cầu dữ liệu của người dùng” từ các chính phủ trên khắp thế giới. Từ ngày 31 tháng 12 năm 2010 đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, số lượng yêu cầu cung cấp dữ liệu của người dùng mà Google nhận được từ các chính phủ đã tăng gấp đôi. Tuy nhiên, tỷ lệ yêu cầu mà công ty tuân thủ trong cùng thời kỳ ba năm đó đã giảm dần từ 76% xuống còn 64%.[44]

Google, Microsoft và Yahoo đã thành lập Sáng kiến mạng toàn cầu (GNI) trong đó cam kết “tôn trọng và bảo vệ quyền tự do ngôn luận của người dùng” khi xem xét yêu cầu của các chính phủ về việc xóa nội dung hoặc chuyển giao dữ liệu[45]. Họ cũng cam kết thực hiện trách nhiệm giải trình để bảo đảm sự “minh bạch với công chúng.”[46] Hai năm sau khi GNI chính thức ra mắt, các thành viên đã xây dựng và công bố “báo cáo minh bạch” về hoạt động của công ty mình.

Năm 2010, Google là công ty đầu tiên xuất bản Báo cáo minh bạch nửa thường niên trong đó bao gồm dữ liệu về số lượng yêu cầu của chính phủ mà công ty nhận được về hạn chế nội dung cũng như về bàn giao dữ liệu người dùng. Kể từ năm 2010 công ty còn công bố tỷ lệ % yêu cầu mà mình đã tuân thủ ở mỗi quốc gia. Trong phần “Yêu cầu xóa nội dung” dữ liệu bao gồm các lệnh của toà án liên quan đến các trường hợp phỉ báng do cá nhân đưa ra,[47] và yêu cầu xóa hoặc lọc chặn thông tin phỉ báng nhận được từ chính tác giả[48].

Baidu cũng thông báo cho người dùng về quy trình yêu cầu xóa nội dung vi phạm của bản quyền[49]. Trong trường hợp tìm kiếm chứa kết quả cụ thể đã bị xóa, Baidu hiển thị thông báo ở đầu trang nói rằng: “Phù hợp với luật và quy định, một số kết quả tìm kiếm không xuất hiện”. Tuy nhiên, công ty này không công bố thông tin về quy trình đánh giá và tỷ lệ đáp ứng các yêu cầu của các cơ quan chính quyền về xóa hoặc hạn chế nội dung trên mạng. Vấn đề là khi Baidu mở rộng sang các thị trường khác ngoài Trung Quốc, đặc biệt là ở châu Á,[50] thì công ty này lại công bố dữ liệu về các yêu cầu của các chính phủ những nước sở tại với mình.

Khi Google vận hành mạng Google.cn ở Trung Quốc (đến đầu năm 2010), báo cáo minh bạch của công ty này cũng bỏ qua dữ liệu về những yêu cầu của chính phủ Trung Quốc với Google. Công ty giải thích rằng các yêu cầu kiểm duyệt về dữ liệu được coi là bí mật nhà nước ở Trung Quốc, và do đó việc công khai thông tin sẽ bị xem là bất hợp pháp[51].

Yandex cũng không công bố bất kỳ thông tin nào về quy trình đánh giá và phản hồi các yêu cầu xóa nội dung của các cơ quan chính quyền và các chủ thể tư nhân, mặc dù không có quy định pháp luật nào của Nga ngăn cản Yandex hoặc các công ty Internet khác của nước này công bố số liệu thống kê về những nội dung đó.

Xét chung, cả ba công ty cung cấp công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới đều chưa có các cơ chế phản hồi, khiếu nại hoặc biện pháp khắc phục hiệu quả cho người dùng Internet bị vi phạm các quyền tự do ngôn luận hay quyền đời tư do cách thức vận hành của các công ty đó. Hiện mới chỉ có Google có cơ chế cho phép chủ sở hữu trang web xóa những liên kết DMCA đến trang web của họ[52]. Google cũng bắt đầu thực hiện “quyền được lãng quên” của người dùng dịch vụ theo một phán quyết của toà án châu Âu[53], tuy nhiên, quy trình xử lý khiếu nại vẫn chưa rõ ràng.

Trong khi người châu Âu đã phần nào thành công trong việc vận động tòa án ra phán quyết yêu cầu các công ty cung cấp công cụ tìm kiếm khắc phục vi phạm quyền riêng tư của họ, người dân ở các châu lục khác vẫn chưa có cơ hội như vậy. Gần đây nhất, vào năm 2013, một số người dùng Internet ở Hoa Kỳ đã gửi đơn kiện chống lại Baidu, trong đó tuyên bố rằng những hạn chế nội dung của Baidu không phải là bất hợp pháp bên ngoài Trung Quốc, vì thế sự hạn chế đó đã cấu thành vi phạm quyền tự do ngôn luận của người dùng dịch vụ. Tuy nhiên, một thẩm phán cấp quận ở Hoa Kỳ đã bác bỏ vụ kiện này với lý do thuật toán của công cụ tìm kiếm được bảo vệ bởi Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp nước này[54].

4.Một số nhận xét, kết luận

Các công ty vận hành các công cụ tìm kiếm đang sử dụng những cách thức khác nhau, vì những lý do chủ quan, khách quan khác nhau, để hạn chế nội dung và việc tìm kiếm thông tin trên Internet. Sự khác biệt trong chế độ lọc chặn ISP có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách thức và mức độ, công cụ tìm kiếm hạn chế kết quả tìm kiếm của riêng họ. Ví dụ: do sự khác biệt đáng kể về đặc điểm kỹ thuật và pháp lý của việc lọc chặn ở Nga và Trung Quốc, Yandex và Baidu có các phương pháp hạn chế rất khác nhau và Google đã thực hiện các cách tiếp cận khác nhau cho hai thị trường (còn lại tại Nga vào tháng 8 năm 2014 nhưng đã xóa hoạt động từ Trung Quốc từ năm 2010).

NGUYỄN NGỌC LAN

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘ

Tài liệu tham khảo:

  1. Craig Timberg (2014). Research in India Suggests Google Search Results Can Influence an Election. Washington Post. The Switch blog. www.washingtonpost.com/blogs/the-switch/ wp/2014/05/12/research-in-india-suggests-google-search-results-can-influence-an-election.
  2. Craig Smith (2012). By The Numbers: 40 Amazing Google Stats and Facts. Digital Marketing Ramblings. http://expandedramblings.com/index.php/by-the-numbers-a-gigantic-list-of-google-stats-and- facts.
  3. Inside Search: How Search Works: Algorithms. https://www.google.com/insidesearch/ howsearchworks/algorithms.html
  4. Search Engine Optimization. Microsoft Developer Network. http://msdn.microsoft.com/en-us/ library/ff724016(v=expression.40).aspx
  5. Joris van Hoboken (2012). Search Engine Freedom: On the implications of the right to freedom of expression for the legal governance of Web search engines. PhD thesis, University of Amsterdam Faculty of Law, tại http://dare.uva.nl/document/357527
  6. Steven Millward (2013). Baidu down, Qihoo up, Google dead: 2013 was a year of drama for China’s search engines. Tech In Asia. 7 January 2014. www.techinasia.com/how-baidu- qihoo-google-performed-in-china-in-2013.
  7. Smita Nair (2014). Yandex sees a market share increase powered by its search service. Yahoo Finance. 31 March 2014. http://finance.yahoo.com/news/ yandex-sees-market-share-increase-130033283.html
  8. Paul Geitner (2012). Google Moves Toward Settlement of European Antitrust Investigation. New York Times. 25 July 2012, www.nytimes.com/2012/07/25/technology/eu-nears-settlement-of-google- antitrust-investigation.html
  9. John G. Palfrey, Jr., Local Nets on a Global Network: Filtering and the Internet Governance Problem. THE GLOBAL FLOW OF INFORMATION, Jack Balkin, ed. Harvard Public Law Working Paper No 10- 41. Available at SSRN: http://ssrn.com/abstract=1655006.
  10. Jonathan Zittrain and Ben Edelman (2003). Internet Filtering in China. IEEE Internet Computing March/April 2003. http://unpan1.un.org/intradoc/groups/public/documents/apcity/ unpan011043.pdf;
  11. PAM (2011). Where Does the Filtering Occur? In Proceedings of PAM. http://web.eecs.umich.edu/~zmao/ Papers/china-censorship-pam11.pdf.
  12. James Fallows (2008). ‘The Connection Has Been Reset’. The Atlantic. 1 March 2008. http://www.theatlantic.com/magazine/archive/2008/03/-the-connection- has-been-reset/306650/
  13. James T. Areddy (2004) “Birds Above, Data Below: Where the U.S. Internet Meets China’s. The Wall Street Journal China Realtime blog.. http://blogs.wsj.com/chinarealtime/2014/07/08/birds-above-data-below-where-the-u-s-Internet- meets-chinas
  14. Danny Sullivan. 10 Big Brands That Were Penalized By Google, From Rap Genius To The BBC. Marketing Land. 12 February 2014. http://marketingland.com/10-big-brands-that-were-penalized- by-google-69646 (Accessed 2 May 2014.)
  15. Andy Baio. WordPress Website’s Search Engine Spam. Waxy blog. 30 March 2005. http://waxy. org/2005/03/wordpress_websi (Accessed 1 July 2014.); and Matt Mullenweg. A Response. 1 April 2005. http://ma.tt/2005/04/a-response (Accessed 1 July 2014.)
  16. Barry Schwartz (2013). Google Penalized One Article On BBC’s Web Site. Search Engine Land.
  17. Lydia Laurenson. Google (2014), Censorship, and Salesmanship: The Epic Smackdown of RapGenius. Medium: Futures Exchange.
  18. Lance Whitney (2014). Google seeks public opinion on ‘right to be forgotten’. http://www.cnet.com/news/google-seeks-public-opinion-on-right-to-be-forgotten/
  19. Park Kyung-Sin (2014). A ‘surveillance’ right to be forgotten. Hangyerye http://www.hani.co.kr/arti/opinion/column/650266.html
  20. Privacy Policy. Art. 2.2. https://legal.yandex.ru/confidential.
  21. Craig Timberg and Jia Lynn Yang (2014). Google is encrypting search globally. That’s bad for the NSA and China’s censors. Washington Post The Switch blog. www.washingtonpost.com/ blogs/the-switch/wp/2014/03/12/google-is-encrypting-search-worldwide-thats-bad-for-the-nsa- and-china
  22. Halia Pavliva (2014). Internet Censorship Law Triggers Yandex Tumble. Bloomberg. http://www.bloomberg.com/news/2012-07-11/Internet-censorship-law-triggers-yandex-tumble- russia-overnight.html
  23. Cao Yin (2012). Baidu fires four for deleting posts. China Daily. http://usa.chinadaily. com.cn/business/2012-08/08/content_15650874.htm and Baidu Employees Fired and Arrested for Taking Bribes to Delete Content. PCWorld. 6 August 2012. http://www.pcworld.com/article/260498/ baidu_employees_fired_and_arrested_for_taking_bribes_to_delete_content.html (Accessed 15 April 2014.)

 

 

 

 

 

 

 

* Bài viết này đã được trình bày và in trong Kỷ yếu Hội thảo “Tự do Internet: Phạm vi và giới hạn” do Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức vào ngày 29/5/2018.

[1] Craig Timberg (2014). Research in India Suggests Google Search Results Can Influence an Election. Washington Post. The Switch blog. www.washingtonpost.com/blogs/the-switch/ wp/2014/05/12/research-in-india-suggests-google-search-results-can-influence-an-election.

[2] See Google. Inside Search: How Search Works: Algorithms. https://www.google.com/insidesearch/ howsearchworks/algorithms.html

[3] Viết tắt của Uniform Resource Locator (Định vị Tài nguyên thống nhất). Đây là phương tiện được dùng để tham chiếu tới nguồn tài nguyên trên Internet. URL mang lại khả năng siêu liên kết cho các trang mạng. Các tài nguyên khác nhau được tham chiếu tới bằng địa chỉ, tức là URL, còn được gọi là địa chỉ mạng hay là liên kết mạng.

[4] Search Engine Optimization. Microsoft Developer Network. http://msdn.microsoft.com/en-us/ library/ff724016(v=expression.40).aspx

[5] Joris van Hoboken (2012). Search Engine Freedom: On the implications of the right to freedom of expression for the legal governance of Web search engines. PhD thesis, University of Amsterdam Faculty of Law, tại http://dare.uva.nl/document/357527 p.322

[6] Steven Millward (2013). Baidu down, Qihoo up, Google dead: 2013 was a year of drama for China’s search engines. Tech In Asia. 7 January 2014. www.techinasia.com/how-baidu- qihoo-google-performed-in-china-in-2013.

[7] Smita Nair (2014). Yandex sees a market share increase powered by its search service. Yahoo Finance. 31 March 2014. http://finance.yahoo.com/news/ yandex-sees-market-share-increase-130033283.html

[8] Craig Smith (2012). By The Numbers: 40 Amazing Google Stats and Facts. Digital Marketing Ramblings. http://expandedramblings.com/index.php/by-the-numbers-a-gigantic-list-of-google-stats-and- facts.

[9] Paul Geitner (2012) Google Moves Toward Settlement of European Antitrust Investigation. New York Times. 25 July 2012, www.nytimes.com/2012/07/25/technology/eu-nears-settlement-of-google- antitrust-investigation.html

[10] LiveInternet (2014). www.liveinternet.ru/stat/ru/searches.html?slice=ru;period=month.

[11]  Steven Millward, tài liệu đã dẫn.

[12] John G. Palfrey, Jr.,  Local Nets on a Global Network: Filtering and the Internet Governance Problem. THE GLOBAL FLOW OF INFORMATION, Jack Balkin, ed. Harvard Public Law Working Paper No 10- 41. p.8. Available at SSRN: http://ssrn.com/abstract=1655006.

[13] J.Y. Lurk no more: Internet censorship in Russia. The Economist Eastern approaches blog.

http://www.economist.com/blogs/easternapproaches/2012/11/internet-censorship-russia

[14] Jonathan Zittrain and Ben Edelman (2003). Internet Filtering in China. IEEE Internet Computing March/April 2003. http://unpan1.un.org/intradoc/groups/public/documents/apcity/ unpan011043.pdf;

Where Does the Filtering Occur? In Proceedings of PAM. 2011. http://web.eecs.umich.edu/~zmao/ Papers/china-censorship-pam11.pdf.

[15] James Fallows (2008). ‘The Connection Has Been Reset’. The Atlantic. 1 March 2008. http://www.theatlantic.com/magazine/archive/2008/03/-the-connection- has-been-reset/306650/

[16] James T. Areddy, 2004. “Birds Above, Data Below: Where the U.S. Internet Meets China’s. The Wall Street Journal China Realtime blog.. http://blogs.wsj.com/chinarealtime/2014/07/08/birds-above-data-below-where-the-u-s-internet- meets-chinas/ and James T. Areddy, Paul Mozur, and Danny Yadron. From Mountains, Island, Secret Town, China’s Electronic Spy Shop Watches. The Wall Street Journal. 7 July 2014. http:// online.wsj.com/articles/chinas-spy-agency-has-broad-reach-1404781324.

[17] “We do allow adult content on Blogger, including images or videos that contain nudity or sexual activity. But, please mark your blog as ‘adult’ in your Blogger settings. Otherwise, we may put it behind a ‘mature content’ interstitial.” Google. Blogger Content Policy. https://www.blogger.com/ content.g?hl=en (Accessed 4 May 2014.)

[18] Google. Inside Search – Policies. https://www.google.com/insidesearch/howsearchworks/policies. html

[19] Danny Sullivan. 10 Big Brands That Were Penalized By Google, From Rap Genius To The BBC. Marketing Land. 12 February 2014. http://marketingland.com/10-big-brands-that-were-penalized- by-google-69646 (Accessed 2 May 2014.)

[20] Andy Baio. WordPress Website’s Search Engine Spam. Waxy blog. 30 March 2005. http://waxy. org/2005/03/wordpress_websi (Accessed 1 July 2014.); and Matt Mullenweg. A Response. 1 April 2005. http://ma.tt/2005/04/a-response (Accessed 1 July 2014.)

[21] Shawn Smith. Google takes Washington Post, news sites and popular blogs down a notch. New Media Bytes. 24 October 2007. www.newmediabytes.com/2007/10/24/google-takes-washington- post-news-sites-and-popular-blogs-down-a-notch (Accessed 1 July 2014.)

[22] Barry Schwartz. Google Penalized One Article On BBC’s Web Site. Search Engine Land. 18 March 2013. http://searchengineland.com/google-penalized-one-article-on-bbcs-web-site-151954   (Accessed 29 April 2014.)

[23] Lydia Laurenson. Google (2014), Censorship, and Salesmanship: The Epic Smackdown of RapGenius. Medium: Futures Exchange. 22 January 2014. https://medium.com/futures-exchange/ b0c49f6853ca

[24] Google. Inside Search – Fighting Spam. https://www.google.com/insidesearch/howsearchworks/ fighting-spam.html

[25] Sheily Chhabria (2014)

[26] Yandex. Identifying potentially harmful sites. http://help.yandex.com/search/beware/harmful-sites. xml

[27] The application of autocomplete in a Baidu search box. Baidu Alliance User Experience Center. http://ueo.baidu.com/?p=2325 (Accessed 16 June 2014.) This guidance specifies that ‘Baidu Suggest will filter politics and pornography’. Also see Yandex corporate principles. http://company. yandex.ru/rules

 

[28] Yandex corporate principles, op. cit.. And Yandex code of corporate ethics. http://company.yandex. ru/rules/code/

[29] For example, search ‘free vpn’ on Baidu, there will be little advertising along the right side of search results. Above the results, there is a warning: ‘According to relevant laws and policies, part of the search results is not shown.’ Experiment conducted by the report’s China researcher. 30 June 2014. Also see Yandex corporate principles and Yandex code of corporate ethics, op. cit.

[30] Google Advertising Policies support. Offensive or inappropriate content. https://support.google. com/adwordspoliy/answer/175902?hl=en&ref_topic=1626336

[31] Lance Whitney (2014). Google seeks public opinion on ‘right to be forgotten’. CNet. http://www.cnet.com/news/google-seeks-public-opinion-on-right-to-be-forgotten/

[32] Park Kyung-Sin (2014). A ‘surveillance’ right to be forgotten. Hangyerye http://www.hani.co.kr/arti/opinion/column/650266.html

[33] Yandex. Privacy Policy. Art. 2.2. https://legal.yandex.ru/confidential.

[34] Google Privacy Policy. op. cit.

[35] Google. About Google Search History. https://support.google.com/accounts/answer/54068?hl=en&ref_topic=14148

[36] Yandex. How long are the files stored? FAQ. http://help.yandex.ru/disk/faq.xml#time

[37] http://searchengines.guru/showthread.php?t=856569

[38] Baidu Statement of Privacy Protection. http://www.baidu.com/duty/yinsiquan.html.

[39] Craig Timberg and Jia Lynn Yang (2014). Google is encrypting search globally. That’s bad for the NSA and China’s censors. Washington Post The Switch blog. www.washingtonpost.com/ blogs/the-switch/wp/2014/03/12/google-is-encrypting-search-worldwide-thats-bad-for-the-nsa- and-china

[40] Google. Search Help – SSL (2013). Search. https://support.google.com/websearch/answer/173733?hl=en

[41] Internet companies will be obliged to keep almost all user data. Forbes (Russian) 3 June 2014. http://www.forbes.ru/news/259055-internet-kompanii-obyazhut-khranit-pochti-vse-dannye-o-polzovatelyakh

[42] Halia Pavliva (2014). Internet Censorship Law Triggers Yandex Tumble. Bloomberg. http://www.bloomberg.com/news/2012-07-11/internet-censorship-law-triggers-yandex-tumble- russia-overnight.html

[43] Google. Search Help – SSL (2013). Tài liệu đã dẫn.

[44] oogle. Search Help – SSL (2013). Tài liệu đã dẫn.

[45] Global Network Initiative Principles. Freedom of Expression. http://globalnetworkinitiative.org/ principles/index.php#18

[46] Global Network Initiative Principles. Governance, Accountability, and Transparency. http://  globalnetworkinitiative.org/principles/index.php#22

[47] Requests to Remove Content. From Governments. Google Transparency Report. https://www. google.com/transparencyreport/removals/government/

[48] Requests to Remove Content.  Due to Copyright. Google Transparency Report. https://www.google. com/transparencyreport/removals/copyright/?hl=en

[49] Cao Yin. Baidu fires four for deleting posts. China Daily. 8 August 2012. http://usa.chinadaily. com.cn/business/2012-08/08/content_15650874.htm and Baidu Employees Fired and Arrested for Taking Bribes to Delete Content. PCWorld. 6 August 2012. http://www.pcworld.com/article/260498/ baidu_employees_fired_and_arrested_for_taking_bribes_to_delete_content.html (Accessed 15 April 2014.)

[50] Interviews conducted with sources who wish to remain anonymous; thus date of interviews and identities of interviewees are not disclosed

[51] Baidu staff, web censor profited by deleting unfavorable posts. Beijing News. 26 March 2014. http://www.bjd.com.cn/10beijingnews/metro/201403/26/t20140326_6474269.html (Accessed 15 April 2014.)

[52] Removing Content from Google. https://support.google.com/legal/troubleshooter/1114905?hl=en #ts=1115655,1614942,1727155,1115847

[53] Dave Lee.  (2014). Google reinstates ‘forgotten’ links after pressure. BBC News. http://www.bbc.com/news/technology-28157607

[54] U.S. Judge Dismisses Lawsuit Against Chinese Search Engine. Reuters. 28 March 2014. http://www.nytimes.com/2014/03/29/business/us-judge-dismisses-lawsuit-against-chinese- search-engine.html

 

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *