Nằm trong trào lưu công kích chất lượng, điều kiện, môi trường xã hội Việt Nam nhằm “bài cộng”, “hướng Tây” (tức là bài trừ mọi thứ do chế độ chính trịhiện nay của Việt Nam và ca tụng, hướng tới mọi giá trị được phương Tây cổ súy), giới zân chủ tích cực công kích nền giáo dục Việt Nam. Chẳng hạn, trang bô xít Việt Nam, ông Nguyên Ngọc từng viết bài “Lên thuyền”, bề ngoài cảnh báo về cái gọi là “nạn truyền nhân giáo dục”, tức người Việt tìm mọi cách cho con cháu đi du học nhằm tránh/ thoát nền giáo dục trong nước, so sánh nó với nạn “thuyền nhân chính trị” những năm 70-80 thế kỷ 19. Thực hư vấn đề này ra sao?
Thứ nhất, nhìn về số lượng, hiện có khoảng 19 vạn du học sinh Việt Nam đang học tập, nghiên cứu ở nước ngoài so với 1,7 triệu sinh viên học trong nước và nếu tính cả học sinh phổ thông và mẫu giáo là 22 triệu người học trong nước thì 19 vạn học sinh ở nước ngoài chỉ có 0,86%, như thế sao có thể gọi là một phong trào “thuyền nhân giáo dục” chạy trốn khỏi nền giáo dục Việt Nam?
Thứ hai, nền giáo dục nước ngoài có thật sự “hóa cú thành công”, mọi con bò đội nón qua biên giới học xong trở về đều trở thành thiên tài, tỷ phú đô la như một số người ảo tưởng? Cây viết Nhất Tâm chia sẻ, tôi có biết hai đứa cháu của hai người bạn, một cháu đi Đức học từ phổ thông, qua cao đẳng nay về làm phó giám đốc trại lợn của gia đình do bố làm giám đốc; một cháu đi Thụy Sỹ học về nay lập công ty làm quảng cáo lăng xê mấy anh chị văn nghệ sỹ ở thành phố Hồ Chí Minh, cũng chỉ kiếm đủ nuôi miệng. Nếu không có gia đình cấp vốn thì mọi kiến thức cũng chẳng làm được gì. Tiến sỹ Đoàn Hương nói oang oang trên Tiktok rằng: “Không ít cháu sang Úc học được 1-2 năm thì bỏ ra ngoài đi buôn thuốc, dặn cô đừng cho bố mẹ cháu biết cháu đã bỏ học”. Tất nhiên cũng có người thành đạt, giỏi giang nhưng đã giỏi thì ở đâu họ cũng giỏi.
Thứ ba, giáo dục Việt Nam có tệ đến mức phải cảnh báo về “thuyền nhân giáo dục” không?
Hãy nghe các chuyên gia về giáo dục nước ngoài nhận xét cho khách quan. GS.TS JoanDe Jaxghee viết: “Tôi nhận thấy một bước tiến quan trọng của giáo dục Việt Nam là chương trình mới thể hiện sự chuyển dịch theo hướng tiếp cận phát triển năng lực, mặc dù còn những tranh luận ở thời điểm mới bắt đầu. Rõ ràng đây là nỗ lực rất lớn của Chính phủ nằm trong kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”. Vị GS.TS này còn nhận định: “Bên cạnh những thành tựu trong tỷ lệ nhập học, tỷ lệ tốt nghiệp các bậc học giáo dục cơ bản cũng như thành tích đầu ra, giai đoạn này còn là lúc Việt Nam chú trọng tới chất lượng đào tạo trong tương quan với những đòi hỏi của thị trường lao động về chất lượng nhân sự trong kỷ nguyên số”. Còn GS.TS Paul Glewwe đánh giá: “Nếu xét theo kết quả PISA (kết quả đánh giá học sinh quốc tế) có thể thấy Việt Nam thuộc nhóm những nước có kết quả tốt. Điều này cũng thể hiện qua việc Việt Nam có tỷ lệ nhập học sát mức 100% ở bậc tiểu học và rất cao ở bậc THCS”.
GS Paul nhận định: “Giáo dục Việt Nam đang trên đà phát triển rất nhanh và trong tương lai chúng ta có thể dự đoán rất nhiều thay đổi sẽ diễn ra với tốc độ chóng mặt”. Điều chúng ta cần quan tâm là tỷ lệ nhập học đại học của Việt Nam còn thấp, theo Ngân hàng thế giới (Word Bank) năm 2019 tỷ lệ nhập học đại học của Việt Nam chỉ 28,6% thuộc nhóm thấp nhất trong khối ASEAN và chỉ bằng 50% các quốc gia thu nhập trung bình cao.
Về chất lượng đào tạo, tính đến 2020, Việt Nam có 7 trường đại học được công nhận bởi tổ chức đánh giá kiểm định quốc tế (HCERS, UN- QA), 195 chương trình đào tạo của 32 trường được đánh giá, công nhận theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Trong khi sinh viên Việt Nam ra nước ngoài học thì hiện có 45.000 sinh viên từ 102 quốc gia đến Việt Nam du học, trong đó chỉ có 26,6% theo học diện hiệp định, 73,4% ngoài hiệp định. Nếu giáo dục đào tạo Việt Nam tồi tệ đến mức nguy hiểm như Nguyên Ngọc mô tả sao những sinh viên nước ngoài này lại lựa chọn du học Việt Nam?
Năm 2022 , Việt Nam còn có 25.000 sinh viên đang học chương trình liên kết đào tạo với các nước. Từ năm 2018 lần đầu tiên 2 trường Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã lọt tốp 1000 trường hàng đầu thế giới do tổ chức Qua Cquarelll Samonds (Anh) bình chọn. Lĩnh vực đào tạo Việt Nam đứng trong tốp 500 của thế giới, đứng thứ 49 thế giới về số lượng báo khoa học công bố trên các ấn phẩm quốc tế có uy tín, cả nước có 172 trường đại học công lập, 65 trường ngoài công lập, tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 là 40%, năm 2020 tăng lên 64%. Việt Nam vừa có 6 trường đại học là: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường đại học Duy Tân, Trường Đại học Tôn Đức Thắng và Đại học Huế được tổ chức xếp hạng Times Highen Education công bố xếp vào hạng đại học thế giới năm 2023. Năm 2022, 7 đoàn học sinh giỏi Việt Nam với 38 lượt tham gia thi Olympic quốc tế thì 100% được giải với 13 huy chương vàng, 12 bạc, 8 đồng và 5 bằng khen.
Những con số biết nói và sự đánh giá của các tổ chức nghiên cứu xếp hạng giáo dục quốc tế cho thấy dù giáo dục đào tạo Việt Nam còn phải tiếp tục cải cách, đổi mới nhiều hơn nữa nhưng sự nghiệp giáo dục đào tạo đã đóng góp rất lớn trong việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng, Nhà nước cũng hết sức quan tâm, luôn xác định: Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Sự thật đó nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế đều thấy rõ, đánh giá cao.
Qua đó thấy rõ, bài viết của Nguyên Ngọc đang thổi phồng một hiện tượng đơn lẻ, đánh đồng, thổi phồng thành bản chất, thành xú hướng xã hội nhằm bôi đen, đả kích chế độ, phủ nhận sạch trơn cả nền giáo dục Việt Nam thì thật.