Việc ông Võ Văn Thưởng từ chức đã được một số tờ báo nước ngoài thiếu thiện chí tung ra nhận định nhiều báo chí quốc tế gây hoang mang dư luận. Chẳng hạn đài RFA, phản ánh có 2 luồng dư luận là hoang mang và bình thường, cái đích chính là dẫn lời ông Vũ Khả Toàn coi đó là điều “không bình thường”. RFI còn giật tít vụ này là “Lo ngại bất ổn chính trị ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam”, thậm chí, tờ Straits Times, VOA cho rằng việc ông Thưởng từ trước là “cú sốc lớn đối với hệ thống chính trị Việt Nam vốn bình thường được đánh giá cao về sự ổn định chính trị” và điều này “sẽ làm sâu sắc thêm bất ổn chính trị Việt Nam”…. Lập tức nhiều ý kiến bình luận trên mạng xã hội lên tiếng phản bác: chẳng có gì là “không bình thường” bởi lẽ việc cho ông Thưởng từ chức Chủ tịch nước, không phải là việc làm đầu tiên.
Hơn một năm trước đây, Hội nghị Trung ương Đảng cũng đã đồng ý để ông Nguyễn Xuân Phúc từ chức Chủ tịch nước vì đã không làm tròn phận sự của người đứng đầu theo quy định của nguyên tắc Đảng và pháp luật Nhà nước, riêng ông Thưởng còn vi phạm những điều đảng viên không được làm. Ông Thưởng đã hoàn toàn nhận thức rõ những vi phạm đó và tự giác viết đơn xin thôi chức và nghỉ công tác. Nguyện vọng đó đã được Hội nghị Trung ương bất thường bỏ phiếu chấp thuận. Như vậy quá trình xem xét kỷ luật ông Thưởng đã được tiến hành theo đúng các quy định của Đảng, không hề có sự gây sức ép hoặc áp đặt từ các cơ quan chức năng.
Cần nói rằng, trước đó vài tháng, ông Trần Tuấn Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương cũng đã viết đơn tự nguyện xin thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị vì đã làm trái các quy định của Đảng, gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản của nhà nước. Rõ ràng là, việc Ban Chấp hành Trung ương chấp nhận đơn thôi chức của ông Thưởng, ông Trần Tuấn Anh là việc làm bình thường, như trong 2 nhiệm kỳ qua, Trung ương Đảng đã xử lý kỷ luật hàng chục cán bộ cao cấp từ Ủy viên Trung ương Đảng đến Bộ Chính trị, theo đúng phương châm “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, được đông đảo nhân dân đồng tình, ủng hộ. Xin nói thêm: việc xử lý kỷ luật này vừa nghiêm minh, vừa mang tính nhân văn, tức là khi tự giác nhận ra khuyết điểm và xin thôi chức, thì sẽ không xử lý về hình sự. Đúng như phân tích của ông Nguyễn Minh Tâm, Giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo thuộc Bộ Công an cho rằng, “Trong một nhiệm kỳ đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam mà có tới 2 nhân sự Chủ tịch nước bị thay thế là điều đau xót, nhưng lại là điều rất cần thiết. Điều đó minh chứng rằng Việt Nam đã nói là làm và làm kiên quyết và có hiệu quả, kể cả việc xử lý những cán bộ cao cấp của Đảng khi người đó phạm sai lầm”.
Những phân tích có lý, có tình nêu trên đã bác bỏ mạnh mẽ những nhận định có tính suy diễn và áp đặt như tờ Straits Times hay RFA nói trên. Cần phải thẳng thắn rằng, quyết định cho ông Thưởng từ chức Chủ tịch nước tiếp sau ông Nguyễn Xuân Phúc trong vòng hơn một năm thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng của một Đảng cầm quyền đã được tôi luyện và trưởng thành trong gần 100 năm qua với không ít biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước, nhưng luôn được lòng Dân ghi nhận và đặt niềm tin thì không hề có cái gọi là “gây cú sốc” và “sự bất ổn về chính trị”! Nếu quan sát sẽ thấy rõ, mọi hoạt động hằng ngày của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị mà và nhịp sống của nhân dân trong cả nước vẫn diễn ra bình thường, cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực vẫn tiếp diễn, các hoạt động đối ngoại vẫn được duy trì, đất nước không có cuộc biểu tình phản đối. Cách đây vài hôm, 60 nhà doanh nghiệp Mỹ đã sang thăm Việt Nam bàn biện pháp đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam – Hoa Kỳ, đích thân Thủ tướng Phạm Minh Chính và đã tiếp và khẳng định việc tăng cường thúc đẩy, mở rộng giao thương kinh tế bằng những giải pháp cụ thể “ba bảo đảm” và “ba cùng”. Trong đó, bảo đảm khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn là một hợp phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để khu vực này phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. Bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhà đầu tư trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi do chia sẻ”. Bảo đảm giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội, ổn định chính sách để các nhà đầu tư yên tâm.
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc USABC Ted Usius và đại diện các doanh nghiệp Mỹ đánh giá cao môi trường đầu tư ngày càng cải thiện và bày tỏ cảm ơn về sự hỗ trợ, đồng hành của Chính phủ Việt Nam đối với doanh nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp cam kết mạnh mẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, điện tử, hàng không, ô tô điện, logistics, năng lượng, y tế, tài chính, thương mại điện tử, thực phẩm, du lịch…
Như tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, ngày 22/3/2024 dẫn lời ông Trương Minh Lương, chuyên gia về các vấn đề khu vực tại Đại học Tế Nam ở Quý Châu cho rằng, “Việc ông Thưởng từ chức sẽ không ảnh hưởng nhiều tới chính sách đối ngoại của Việt Nam”. Tờ báo này cũng dẫn lời ông Carl Thayer thuộc Đại học New Wales (Australia) nhận định: “Định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam đã được khẳng định và sẽ không thay đổi”.
Việc một số đài báo nước ngoài đang hí hửng nhận định: “sự bất ổn chính trị của Việt Nam sẽ diễn ra từ việc ông Thưởng xin từ chức”, là điều ảo vọng! Cuộc sống mọi mặt ở Việt Nam đã và đang diễn ra bình thường, nền kinh tế Việt Nam vẫn sôi động, hướng tới các mục tiêu tăng trưởng và phát triển toàn diện trong mọi lĩnh vực!