Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
57208

Chuyên gia Nga: phản ứng của Việt Nam trước quy định hàng hải mới của Trung Quốc là “đúng đắn”

 

Việc Trung Quốc đơn phương đưa ra Luật An toàn Hàng hải sửa đối, trong đó yêu cầu các tàu nước ngoài “báo cáo thông tin chi tiết” khi đi vào vùng biển mà nước  này tuyên bố là “lãnh hải” của họ. Các loại tàu phải báo cáo gồm: tàu lặn, tàu hạt nhân, tàu chở vật liệu phóng xạ, tàu chở dầu, khí hóa lỏng và các chất độc hại khác, cũng như các tàu bị coi là mối đe dọa đối với an toàn giao thông hàng hải của Trung Quốc. Ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng, “Các quốc gia cần tuân thủ nghiêm túc các điều ước quốc tế mà mình là thành viên, nhất là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 – khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương, khi ban hành các văn bản nội luật liên quan đến biển. Việt Nam kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi, bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam; chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển của mình được xác định theo đúng quy định của UNCLOS”.

Cùng với đó, báo chí Việt Nam tung ra hàng chục bài lên án, bóc mẽ, phê phán gay gắt Luật này, tiêu biểu như Toan tính của Trung Quốc từ lớp vỏ bọc mang tên Luật an toàn hàng hải sửa đổi …cho rằng, đây là bước đi táo tợn tiếp theo nhằm mục đích mở rộng quyền kiểm soát các vùng biển tranh chấp của Trung Quốc, đe dọa an ninh tại Biển Đông và biển Hoa Đông, có thể gây “bất ổn và xung đột tiềm ẩn” trong khu vực.

Báo Sputnik mới đây đăng bài báo đưa quan điểm của nhà phân tích tình hình quốc tế Piotr Tsvetov cho rằng phản ứng của Việt Nam trước quy định hàng hải mới của Trung Quốc là “đúng đắn”. Ông Piotr Tsvetov cho rằng Luật An toàn Hàng hải sửa đổi của Trung Quốc không mang nghĩa là “Trung Quốc đã sẵn sàng chiến đấu trên biển với người Hoa Kỳ hoặc các nước NATO”. Luật mới phần lớn áp dụng cho nhu cầu nội bộ. Lãnh đạo Trung Quốc đang dùng cách này để chứng tỏ cho người dân thấy rằng họ đang bảo vệ biên giới và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc. Do đó, phản ứng của chính quyền Việt Nam là đúng đắn, tránh xa căng thẳng.

Nhật báo The Sydney Morning Herald bình luận về Luật An toàn Hàng hải sửa đổi của Trung Quốc, đăng tải nhận xét của Giáo sư Stuart Kaye thuộc Trung tâm Tài nguyên và An ninh Đại dương tại Đại học Wollongong cho rằng, việc Trung Quốc không công bố các tọa độ của “các vùng lãnh hải” của nước này là “một sự mơ hồ có chủ ý”, vì nếu công bố, Bắc Kinh sẽ phải giải trình các tuyên bố của mình.

Với sự leo thang bằng lộ trình “luật hóa” các tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc khiến các nước trên thế giới không thể ngồi yên. Tạp chí Australia Financial Review đưa tin, Bộ Quốc phòng Úc nhấn mạnh, bất kỳ quy định hàng hải tương tự nào cũng đều phải tuân thủ các yêu cầu của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS. Hải quân Úc sẽ bất chấp luật mới của Trung Quốc về việc tàu nước ngoài đi vào “lãnh hải của Trung Quốc” sẽ phải tuyên bố hiện diện, đồng thời khẳng định các tàu chiến của Australia sẽ tiếp tục thực hiện quyền tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế. Theo tờ Bussiness World, các nhà phân tích chính trị cho biết quân đội Hoa Kỳ có thể sẽ tăng cường hiện diện ở Biển Đông sau khi rút khỏi Afghanistan, trong một động thái nhằm chống lại việc quân sự hóa vùng biển tranh chấp của Trung Quốc. CNN đưa tin các nước tiếp tục triển khai các kế hoạch hoạt động và hiện diện ở Biển Đông và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình

Hiếu Ngọc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *