Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
39218

Chớ kích động, bịa đặt người có công với cách mạng “chưa được đãi ngộ xứng đáng”  

 

Nhân chuyện Chủ tịch nước Tô Lâm ký Quyết định số 590/QĐ-CTN ngày 25-6-2024 về việc tặng quà nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ, lại xuất hiện những lời lẽ bóp méo, xuyên tạc cho rằng “thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ chưa được đãi ngộ xứng đáng”; “tri ân những người có công với cách mạng và đất nước chỉ là hình thức để tuyên truyền”; hay vu khống “lãng quên, không quan tâm đến thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng”,v.v và v.v…

CREATOR: gd-jpeg v1.0 (using IJG JPEG v62), quality = 90

Trên thực tế, với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, ngay từ rất sớm, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đối với thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng, như  Chỉ thị số 30/CT-TW về “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo chấp hành tốt chính sách hậu phương quân đội” ngày 23-3-1988; Chỉ thị số 05/LĐTBXH-CT ngày 15-12-1989, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ra về việc tiếp tục thực hiện chủ trương đưa, đón thương binh, bệnh binh nặng về ổn định đời sống ở gia đình, hay “Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”, “Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng”(gọi tắt là Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng) vào năm 1994 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành… Các chính sách này liên tục được cập nhật, bổ sung, hoàn thiện, theo xu hướng nâng mức trợ cấp xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công, giải quyết căn bản chính sách đối với người có công; nâng cấp các công trình “Đền ơn đáp nghĩa”….

Trong thời gian từ 1991-1995, “chỉ tính riêng số thương binh – liệt sĩ được xác nhận xấp xỉ 140.000 người, bao gồm 108.900 thương binh và 31.085 liệt sĩ”. Tiếp đó, trong 10 năm (1996-2006), phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” tiếp nhận được 3.760 tỷ đồng, trong đó “Qũy đền ơn đáp nghĩa” trong cả nước vận động được 1.410 tỷ đồng; xây dựng mới 236.489 căn nhà tình nghĩa và sửa chữa 97.537 căn nhà tình nghĩa, với tổng số tiền 2.251 tỷ đồng, đã giúp đỡ trên 300.000 gia đình chính sách có nhà ở ổn định; tặng trên 200.000 sổ tiết kiệm tình nghĩa, 15.000 vườn cây tình nghĩa trị giá hàng trăm tỷ đồng, xây dựng hàng ngàn ngôi nhà tình nghĩa tặng các gia đình chính sách ở các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ, chung sức giúp đỡ thương binh nặng về ổn định cuộc sống ở gia đình…. Đến năm 2021, cả nước đã xác nhận được trên 9,2 triệu người có công, trong đó có trên 1,3 triệu người có công được hưởng trợ cấp hằng tháng. Mỗi năm giải quyết chế độ trợ cấp 1 lần cho 6 đến 8 nghìn trường hợp, đưa trên 580 nghìn lượt người có công đi điều dưỡng định kỳ và hỗ trợ giáo dục cho khoảng 40 nghìn lượt người. Mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công được điều chỉnh tăng phù hợp với lộ trình điều chỉnh tăng mức tiền lương cơ sở. Giai đoạn 2012-2019, mức trợ cấp đã tăng lên khoảng 40%, năm 2018 là 1.515 nghìn đồng và năm 2019 là 1.624 nghìn đồng. Con số này tiếp tục được tăng lên trong những năm 2023-2024.

Tất cả các luận điều xuyên tạc và đơm đặt trắng trợn như một số trang mạng xã hội phản động RFA, BBC Tiếng Việt, Việt Tân, Nguyễn Văn Đài,v.v đó đều nhằm cố tình hạ thấp uy tín của Đảng, kích động nhân dân, gây mất đoàn kết, cuối cùng là làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng về chính sách đối với người có công ở Việt Nam. Kết quả đó là minh chứng rõ nét bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc, sai trái, những tiếng nói lạc lõng của các thế lực thù địch nhằm phủ nhận chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công đối với cách mạng ở Việt Nam.

 

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *